[Tài chính] Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến

kieuphuong

Thanh viên kỳ cựu
THANH TOÁN QUỐC TẾ
Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là:

1.Chuyển tiền bằng: Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR: Mail Tranfer Remittance).

2.Trả tiền lấy chứng từ (C.A.D: Cash Against Document).

3.Nhờ thu (Collection).

4.Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit).

1.Chuyển tiền:
Người mua sẽ chuyển tiền của mình thông qua một ngân hàng trong nước cho người bán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng (tuỳ theo hợp đồng ngoại thương).
Theo phương thức này người chuyển tiền (Remitter) ra lệnh cho ngân hàng của mình (Remitting bank) chuyển cho ngân hàng mà người bán (bên thụ hưởng) có tài khoản (Beneficiary bank). Sau khi nhận được tiền thì người bán sẽ tiến hành giao hàng.

2.Trả tiền lấy chứng từ:
Người mua sẽ ký với ngân hàng C.A.D một bản ghi nhớ gồm 2 phần:
1.Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho người bán hưởng lợi.
2.Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng C.A.D
Sau đó người mua chuyển tiền vào tài khoản tín chấp. Ngân hàng C.A.D thông báo cho người bán về việc tài khoản tín chấp đã được mở. Sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng, người bán tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ thanh toán. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng C.A.D sẽ thực hiện thanh toán cho nguời bán. Ngân hàng C.A.D sẽ chuyển bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.

3.Nhơ thu:
Người bán sau khi giao hàng sẽ uỷ quyền cho ngân hàng, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền hàng của người mua ở nước ngoài. Có hai loại nhờ thu:
1.Nhờ thu chấp nhận chứg từ (D/A: Document Acceptance)
2.Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment)
Quy trình cụ thể như sau:
Sau khi gửi hàng, người bán sẽ gửi bộ chứng từ hàng hoá kèm theo Hối phiếu (Bill of Exchange hay còn gọi là Draft) cho ngân hàng mà mình nhờ thu (Remitting bank). Ngân hàng này có thể dùng đại lý của mình hoặc thông qua một ngân hàng khác mà ngân hàng này có tài khoản ở nước người mua (Collecting bank) để thực hiện việc thu hộ tiền hàng. Collecting bank sẽ gởi bản sao của bộ chứng từ và hối phiếu cho người mua. Nếu là nhờ thu chấp nhận chứng từ thì người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu. Nếu là nhờ thu kèm chứng từ: Người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi.

4.Tín dụng thư:
Tên gọi & ký hiệu của Tín dụng thư
•Letter of credit: LOC, LC, L/C.
•Documentary credit: DC, D/C.
•Documentary letter of credit.
•Credit (được định nghĩa trong UCP 600).
Định nghĩa:
Tín dụng thư (hay còn gọi là thư tín dụng) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư. Điều này có nghĩa là: Khi một người thụ hưởng hoặc một ngân hàng xuất trình (đại diện của người thụ hưởng) thỏa mãn ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận trong khoảng thời gian có hiệu lực của LC (nếu có) những điều kiện sau đây:
•Các chứng từ cần thiết thỏa mãn điều khoản và điều kiện của LC. Chẳng hạn như: vận đơn (bản gốc và nhiều bản sao), hóa đơn lãnh sự, hối phiếu, hợp đồng bảo hiểm ..v.v
•Các thông lệ trong UCP và hoạt động ngân hàng quốc tế.
•Các thông lệ của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có).
Nói một cách ngắn gọn, một L/C là:
•Một loại chứng từ thanh toán
•Do bên mua (hoặc bên nhập khẩu) yêu cầu mở.
•Liên lạc thông qua các kênh ngân hàng.
•Được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thông qua ngân hàng thông báo (advising bank tại nước người thụ hưởng) trong một khoảng thời gian xác định nếu đã xuất trình các loại chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản.
Các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng cũng có thể phát hành LC.
LC cũng có thể là nguồn thanh toán cho một giao dịch, nghĩa là một nhà xuất khẩu sẽ được trả tiền bằng cách mua lại LC. LC được sử dụng chủ yếu trong giao dịch thương mại quốc tế có giá trị lớn. LC cũng được dùng trong quá trình phát triển điền sản để bảo đảm rằng những cơ sở hạ tầng công cộng đã được phê duyệt (như đường xá, vỉa hè, ke chắn sóng ..v.v) sẽ được xây dựng.
Các bên liên quan luôn luôn tồn tại trong LC:
•Người thụ hưởng (Beneficiary): người nhận tiền.
•Ngân hàng phát hành(opening/issue bank): Ngân hàng mà người nộp đơn xin mở LC.
•Ngân hàng thông báo(advising bank): Ngân hàng mà người thụ hưởng là khách hàng.
Tuy nhiên, người nộp đơn xin mở LC không phải là một bên trong LC.
Hầu hết các LC được sử dụng hiện nay là L/C không hủy ngang. Trong quá trình tiến hành giao dịch, LC kết hợp những chức năng thông thường của séc và ký quỹ trực tiếp.
Một giao dịch L/C điển hình:
•Ngân Hàng mở/phát hành sẽ chọn một ngân hàng thông báo tại nước người xuất khẩu. Thường thì ngân hàng này có quan hệ tốt với ngân hàng mở/phát hành hoặc là đại lý/chi nhánh của ngân hàng này.
•Ngân hàng thông báo sẽ thông báo đến người thụ hưởng L/C (thường là người bán/người xuất khẩu) là L/c đã được mở kèm theo nội dung của L/C. Nếu người thụ hưởng chấp nhận hoặc yêu cầu sửa chữa thì báo cho ngân hàng thông báo ---> thông báo cho ngân hàng phát hành để phát hành hoặc chỉnh sửa.
•Sau khi chấp nhận nội dung L/C thì người xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ.
•Người Xuất khẩu gởi bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo
•Ngân hàng thông báo gởi bảng copy bộ chứng từ cho Ngân hàng mở/phát hành kiểm tra.
•Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng mở/phát hành tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu (thụ hưởng) và lấy bộ chứng từ thông qua ngân hàng thông báo
Các loại tính dụng thư:
•Thư tín dụng có thể huỷ ngang (revocable L/C): loại này đã bị bỏ theo UCP 600 và tất cả các thư tín dụng là không thể hủy ngang
•Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable L/C)
•Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C)
•Thư tín dụng tuần hoàn (revolving L/C)
•Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C)
Mở L/C:
Mở một L/C hoàn toàn không dễ dàng, ngân hàng thường căn cứ vào những đặc điểm sau:
•Đặc điểm của hàng hóa xuất nhập khẩu.
•Khả năng tài chính và uy tín của người mở L/C.
•Tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của người mở L/C.
•Tùy theo quy định của ngân hàng và pháp luật của nước sở tại.
Chi phí của một L/C mà người nhập khẩu phải trả thường là một khoản phí cố định cộng thêm phần trăm (và có thể có hoa hồng). Chi phí L/C của nhà nhập khẩu thường tăng trong một số trường hợp phổ biến sau:
•Yêu cầu ngân hàng của mình (Ngân Hàng Mở/phát hành): phát hành thư bảo lãnh, thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn gốc theo L/C.
Đối với người xuất khẩu, họ sẽ phải trả nhiều loại chi phí. Chi phí L/C của nhà xuất khẩu thường tăng trong một số trường hợp phổ biến sau:
•L/C không thể trả ngay.
•Nghiệp vụ tín dụng thư có nhiều hơn 2 ngân hàng tham gia.
•Người xuất khẩu yêu cầu xác nhận tín dụng thư.
•Chứng từ không thống nhất, hoặc cần thiết phải bổ sung hay sửa đổi.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
ungtiendung [Tài chính] ACB đứng đầu bảng xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng Việt Nam Tài Chính - Ngân hàng 0
TheWind [Tài chính] Sổ tay tín dụng cho các bạn tham khảo Tài Chính - Ngân hàng 7
vermouth [Tài chính] các NH tốt nhất thế giới năm 2009 Tài Chính - Ngân hàng 1
dangvansy [Tài chính] Các bạn giúp mình câu hỏi này với! Tài Chính - Ngân hàng 1
Đan Thảo Phó Thủ tướng hối thúc Bộ Tài chính trình nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Công bố báo cáo "Thị trường tài chính Việt Nam 2022 và triển vọng 2023", chuyên gia nêu 12 xu hướng Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Bộ Tài chính lại nhắc nhở doanh nghiệp thanh toán lãi, gốc trái phiếu đúng cam kết Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giảm thuế VAT 2%: Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Tìm cách gia cố lại thị trường, Bộ Tài chính dự kiến vận hành sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ từ tháng 6/2023 Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giao hơn 2.200 tỷ vốn ngân sách trung ương cho Bộ Tài chính năm 2023 Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Bộ trưởng Tài chính: Giá sàn vé máy bay giúp tránh "hàng không chuyên nghiệp bị đánh bại bởi hàng không giá rẻ" Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Kêu khó khăn do phải minh bạch dòng tiền phát hành trái phiếu riêng lẻ, đại diện Bộ Tài chính nói gì? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Cử tri đề xuất niêm yết giá nước mắm, dầu ăn, thuốc thiết yếu, Bộ Tài chính phản hồi ra sao? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giới đầu tư lo vụ SVB châm ngòi khủng hoảng tài chính Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Hai tháng chống thất thu hơn 2.600 tỷ đồng, Bộ Tài chính lên danh mục đối tượng thanh kiểm tra trong năm nay Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Cử tri lo giá cả tăng vọt trước giờ tăng lương, Bộ Tài chính nói gì? Tài Chính - Ngân hàng 0
lecaoson9192 [Tài chính] Đánh giá thành công về mặt tài chính của bạn (Adam Khoo) Tài Chính - Ngân hàng 4
thuha_785 [Tài chính] bà con ơi giúp mình với Tài Chính - Ngân hàng 1
thuha_785 [Tài chính] tài chính doanh nghiệp Tài Chính - Ngân hàng 2
T [Tài chính] Marketing Ngan Hang Tài Chính - Ngân hàng 0
Nguyễn Minh Thư [Tài chính] Bàn về cổ phiếu quỹ Tài Chính - Ngân hàng 0
doandangphong [Tài chính] Hỗ trợ cho Phong tài liệu môn Tiền Tệ Ngân Hàng Tài Chính - Ngân hàng 1
TheWind [Tài chính] Đề thi cao học môn toán của trường DHNH TP. HCM Tài Chính - Ngân hàng 5
TheWind [Tài chính] Đề thi cao học môn kinh tế chính trị của trường DHNH TP.HCM Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Cho vay thấu chi (Overdraft) là gì? Tài Chính - Ngân hàng 3
vermouth [Tài chính] Tìm hiểu về khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Kiến thức cơ bản về cổ phiếu Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Nghề môi giới chứng khoán_Broker Tài Chính - Ngân hàng 4
vermouth [Tài chính] Một số nội dung, kinh nghiệm quý báu khi thi vào Bank Tài Chính - Ngân hàng 3
vermouth [Tài chính] Vốn tự có của Ngân hàng bao gồm những gì? Tài Chính - Ngân hàng 0
ungtiendung [Tài chính] Có bạn nào có đề thi cao học Tài chính Ngân hàng không? Tài Chính - Ngân hàng 0
TheWind [Tài chính] Đề thi tuyển NVTD+KT của VietCombank. Tài Chính - Ngân hàng 5
TheWind [Tài chính] Đề thi tuyển NVTD của VPBank. Tài Chính - Ngân hàng 3
vermouth [Tài chính] Vì sao nên tìm hiểu về Thị Trường Chứng Khoán? Tài Chính - Ngân hàng 10
ungtiendung [Tài chính] Đề thi vào Liên Việt Bank Tài Chính - Ngân hàng 2
TheWind [Tài chính] Đề thi tuyển NVTD của Sacombank 2009 Tài Chính - Ngân hàng 5
vermouth [Tài chính] Một số câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm nhân viên tín dụng Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Ưu và nhược điểm của lãi suất cố định và lãi suất thả nổi Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Lợi nhuận của ngân hàng: có thực sự cao? Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Vì sao ngân hàng ngại tăng vốn? Tài Chính - Ngân hàng 0
TheWind [Tài chính] Nhận diện về khủng hoảng Ngân hàng! Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái Tài Chính - Ngân hàng 1
vermouth [Tài chính] Thuật ngữ trong ngoại hối Tài Chính - Ngân hàng 1
vermouth [Tài chính] 5 trường hợp Ngân hàng phải giảm vốn điều lệ bắt buộc Tài Chính - Ngân hàng 1
vermouth [Tài chính] LỊch sỬ ra ĐỜi mÁy atm Tài Chính - Ngân hàng 2
vermouth [Tài chính] Tìm hiểu về thẩm định tín dụng Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Quy trình tín dụng của ngân hàng Tài Chính - Ngân hàng 5
TheWind [Tài chính] Lơi nhuận của ngân hàng? Tài Chính - Ngân hàng 3
vermouth [Tài chính] Phân biệt: kỳ phiếu - séc - hối phiếu Tài Chính - Ngân hàng 1

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top