Tham khảo: “I thought it was just me” –Brene Brown
Để phát triển khả năng thấu cảm, chúng ta cần vượt qua thói quen chỉ trích người khác. Tất cả chúng ta đều chỉ trích và 1 số người chỉ trích thường xuyên. Chỉ trích đã trở thành 1 phần của khuôn mẫu suy nghĩ của chúng ta đến nỗi chúng ta hiếm khi nhận ra lý do tại sao chúng ta chỉ trích. Bạn cần nỗ lực tinh thần rất lớn để mang thói quen chỉ trích này lên bề mặt ý thức.
Thường thì nhu cầu chỉ trích người khác của chúng ta có động cơ sâu xa là do nhu cầu đánh giá về những khả năng, những niềm tin và những giá trị của chúng ta. Theo nghiên cứu được tiến hành bởi Sidney Shrauger và Marion Patterson, việc chỉ trích người khác cho phép chúng ta đánh giá và so sánh những khả năng, những niềm tin và giá trị của chúng ta dựa vào những khả năng, niềm tin và giá trị của những người khác. Điều này giải thích tại sao chúng ta thường chỉ trích người khác nhiều nhất xung quanh những vấn đề rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Ví dụ, trong những cuộc phỏng vấn của tôi với các phụ nữ, tôi đã nghe rất nhiều lần phụ nữ liên tục cảm thấy bị chỉ trích bởi những phụ nữ khác khi nói đến vấn đề ngoại hình và việc làm mẹ. Ngược lại, mỗi người đàn ông mà tôi đã phỏng vấn nói về những người đàn ông khác liên tục so sánh mức độ thành công về tài chính, trí tuệ và sức mạnh cơ thể như là những đánh giá của quyền lực. Đôi khi, khi bị áp lực bởi những hình mẫu giới tính lý tưởng cứng nhắc của nền văn hóa của chúng ta, chúng ta tin lầm rằng chúng ta có thể thoát khỏi áp lực đó bằng cách đánh giá người khác –“Nhìn xem, so với cô ta thì tôi tốt hơn.”
Sự xấu hổ, sợ hãi và lo lắng, tất cả đều là những “cái lồng ấp” của sự chỉ trích. Khi chúng ta đang ở trong nỗi xấu hổ của chúng ta về 1 vấn đề nào đó hoặc khi chúng ta cảm thấy lo lắng, bị đe dọa hoặc sợ hãi về 1 vấn đề thì sự kiềm chế việc chỉ trích dường như là bất khả thi. Trong những cuộc phỏng vấn của tôi, có 3 chủ đề nhất quán gây ra những lời chỉ trích hà khắc đau đớn ở những người tham gia. Đáng ngạc nhiên, chúng không phải là phá thai, chính trị, tôn giáo hay bất cứ vấn đề to tát nào của ngày hôm đó. Mà đó là những vấn đề về sự nghiện ngập, làm cha mẹ và ngoại tình. Trong những lĩnh vực khác, các phụ nữ cảm thấy hối tiếc về việc trở nên quá chỉ trích đối với những người khác, nhưng khi nói đến 3 vấn đề trên, phụ nữ cảm thấy hoàn toàn chính đáng trong những lời chỉ trích đầy tức giận của họ.
Cuối cùng, khi chúng ta bị chỉ trích thì chúng ta hay có thói quen đi chỉ trích lại người khác. Vì sự chỉ trích của người khác để lại cho chúng ta cảm xúc bị tổn thương và xấu hổ, do đó, chúng ta đi chỉ trích lại người khác như là 1 cách làm chúng ta cảm thấy tốt hơn.
Áp dụng bài này trong cuộc sống như thế nào:
*Lần tới nếu có ai đó chỉ trích bạn với thái độ xung hấn, bạn có thể có 3 giả định sau về anh í:
Anh í chỉ trích bạn để giúp anh í đánh giá và so sánh những khả năng, niềm tin và giá trị của bản thân. Vấn đề mà anh í chỉ trích bạn là quan trọng đối với cuộc sống của anh.
Anh í có thể đang cảm thấy xấu hổ, lo lắng, bị đe dọa hoặc sợ hãi.
Trong quá khứ, anh í từng bị chỉ trích rất nhiều, do đó anh í có thói quen chỉ trích bạn (hoặc 1 ai khác) để làm bản thân cảm thấy tốt.
Để phát triển khả năng thấu cảm, chúng ta cần vượt qua thói quen chỉ trích người khác. Tất cả chúng ta đều chỉ trích và 1 số người chỉ trích thường xuyên. Chỉ trích đã trở thành 1 phần của khuôn mẫu suy nghĩ của chúng ta đến nỗi chúng ta hiếm khi nhận ra lý do tại sao chúng ta chỉ trích. Bạn cần nỗ lực tinh thần rất lớn để mang thói quen chỉ trích này lên bề mặt ý thức.
Thường thì nhu cầu chỉ trích người khác của chúng ta có động cơ sâu xa là do nhu cầu đánh giá về những khả năng, những niềm tin và những giá trị của chúng ta. Theo nghiên cứu được tiến hành bởi Sidney Shrauger và Marion Patterson, việc chỉ trích người khác cho phép chúng ta đánh giá và so sánh những khả năng, những niềm tin và giá trị của chúng ta dựa vào những khả năng, niềm tin và giá trị của những người khác. Điều này giải thích tại sao chúng ta thường chỉ trích người khác nhiều nhất xung quanh những vấn đề rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Ví dụ, trong những cuộc phỏng vấn của tôi với các phụ nữ, tôi đã nghe rất nhiều lần phụ nữ liên tục cảm thấy bị chỉ trích bởi những phụ nữ khác khi nói đến vấn đề ngoại hình và việc làm mẹ. Ngược lại, mỗi người đàn ông mà tôi đã phỏng vấn nói về những người đàn ông khác liên tục so sánh mức độ thành công về tài chính, trí tuệ và sức mạnh cơ thể như là những đánh giá của quyền lực. Đôi khi, khi bị áp lực bởi những hình mẫu giới tính lý tưởng cứng nhắc của nền văn hóa của chúng ta, chúng ta tin lầm rằng chúng ta có thể thoát khỏi áp lực đó bằng cách đánh giá người khác –“Nhìn xem, so với cô ta thì tôi tốt hơn.”
Sự xấu hổ, sợ hãi và lo lắng, tất cả đều là những “cái lồng ấp” của sự chỉ trích. Khi chúng ta đang ở trong nỗi xấu hổ của chúng ta về 1 vấn đề nào đó hoặc khi chúng ta cảm thấy lo lắng, bị đe dọa hoặc sợ hãi về 1 vấn đề thì sự kiềm chế việc chỉ trích dường như là bất khả thi. Trong những cuộc phỏng vấn của tôi, có 3 chủ đề nhất quán gây ra những lời chỉ trích hà khắc đau đớn ở những người tham gia. Đáng ngạc nhiên, chúng không phải là phá thai, chính trị, tôn giáo hay bất cứ vấn đề to tát nào của ngày hôm đó. Mà đó là những vấn đề về sự nghiện ngập, làm cha mẹ và ngoại tình. Trong những lĩnh vực khác, các phụ nữ cảm thấy hối tiếc về việc trở nên quá chỉ trích đối với những người khác, nhưng khi nói đến 3 vấn đề trên, phụ nữ cảm thấy hoàn toàn chính đáng trong những lời chỉ trích đầy tức giận của họ.
Cuối cùng, khi chúng ta bị chỉ trích thì chúng ta hay có thói quen đi chỉ trích lại người khác. Vì sự chỉ trích của người khác để lại cho chúng ta cảm xúc bị tổn thương và xấu hổ, do đó, chúng ta đi chỉ trích lại người khác như là 1 cách làm chúng ta cảm thấy tốt hơn.
Áp dụng bài này trong cuộc sống như thế nào:
*Lần tới nếu có ai đó chỉ trích bạn với thái độ xung hấn, bạn có thể có 3 giả định sau về anh í:
Anh í chỉ trích bạn để giúp anh í đánh giá và so sánh những khả năng, niềm tin và giá trị của bản thân. Vấn đề mà anh í chỉ trích bạn là quan trọng đối với cuộc sống của anh.
Anh í có thể đang cảm thấy xấu hổ, lo lắng, bị đe dọa hoặc sợ hãi.
Trong quá khứ, anh í từng bị chỉ trích rất nhiều, do đó anh í có thói quen chỉ trích bạn (hoặc 1 ai khác) để làm bản thân cảm thấy tốt.