TET-04: Phong tục thờ cúng vào ngày Tết

benny

Thanh viên kỳ cựu
Họ và tên:Lê Trọng Nghĩa
Ngày tháng năm sinh: 13/04/1995
Điện thoại: 0167 848 3697
Email:ltnghia1304@gmail.com
Hình chính: Hình 4.
__________________________

Thờ cúng tổ tiên, trời đất từ lâu đã trở thành một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam chúng ta. Vào mỗi dịp Tết đến, xuân về thì nét đẹp này lại càng được coi trọng hơn nữa. Trong ba ngày Tết, con cháu thường dâng lên Tổ tiên những món ăn dân dã, truyền thống, thắp nén hương tạ ơn trời đất cho một năm bình an, thắng lợi và cầu một năm yên vui, an lành, thành công hơn nữa.
Cùng điểm qua những hình ảnh về việc thờ cúng tổ tiên, đất trời vào ngày Tết nhé!



Bàn thờ cúng Gia tiên ngày Tết với các món bánh trái được trưng bày hết sức đẹp mắt, thể hiện sự thành kính của con cháu đối với Tổ tiên.



Thắp nén hương dâng lên Tổ tiên ngày Tết.



Tết, trên bàn thờ Tổ tiên không thể thiếu mâm Ngũ quả, tượng trưng cho Ngũ hành. Ở miền Bắc, Ngũ quả thường là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt với màu sắc rực rỡ.



Một bàn thờ gia tiên khác với đầy đủ đèn hoa trang trí, bánh chưng, mâm ngũ quả...

Bàn thờ cúng trời đất vào 12h đêm Giao thừa, đúng khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Nổi bật với việc ném muối, gạo, tiến đưa năm cũ, đón năm mới về.
Đó là những nét đẹp thật đặc biệt của việc thờ cúng trong ngày Tết, thật tuyệt phải không. :mimcuoi:
 
Last edited by a moderator:

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Miền Bắc khác miền Nam nhỉ? Mâm ngũ quả miền Nam không có chuối xanh.
 

Mr[K]id

Thành viên mới
Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, táo, lê, lê-ki-ma, ... Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Nói chung, người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.


Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "cầu sung (túc) vừa đủ xài". Đôi khi thêm trái dứa (người Nam gọi là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh. Khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chúi nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay.

[theo wiki]
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top