THÀNH LỘC-HỮU CHÂU: ĐÈN TRỜI CÙNG THẮP.

Vũ Kim Hạnh

Thành viên mới
THÀNH LỘC-HỮU CHÂU: ĐÈN TRỜI CÙNG THẮP.

Vừa đọc bài này, viết "trúng" lắm nên mình quyết định share. Và nhân thể, bày tỏ chút nỗi niềm.

Nỗi niềm của mình là thế này: Mình tham gia chương trình “Kịch và nghệ” đã thu hình hết 16 tập và phát cũng gần hết. Mình rất muốn Maybe Group phát video cuộc trò chuyện Thành Lộc - Hữu Châu vì theo mình nó hay và “độc-lạ” mà sếp Maybe, ông Nguyễn Tấn Kiến Phước nói, lịch xếp rồi, chưa tới ngày. Hôm nay là tròn tháng từ hôm thu hình, 28/10, mình nhớ mà, nhưng nhà sản xuất nói vậy thì... chờ.

THÀNH LỘC-HỮU CHÂU: ĐÈN TRỜI CÙNG THẮP.


Đọc bài bà Nguyễn Thị Minh Ngọc đăng trên Người đô thị, mình càng nỗi niềm. Các bạn đọc bài đi thì biết. Bà Minh Ngọc viết trúng tim đen cả hai, theo mình. Mà chắc cũng ít ai biết tác giả bài này, vốn là thầy của các tên tuổi: Hữu Châu, Hồng Đào, Hữu Quốc…và cũng là người được Thành Lộc tin cậy nhờ chắp bút cuốn sách Thành Lộc kể chuyện đời “Tâm thành Lộc đời”.

THÀNH LỘC-HỮU CHÂU: ĐÈN TRỜI CÙNG THẮP.


Trong video, mình tiết lộ chút, Hữu Châu có kể về bà cô giáo này cũng kha khá. Mình nghe Hữu Châu kể, phàn nàn với giọng yêu thương thì bật cười, cô giáo này còn là… nhà bác học nữa đó. Một hôm, đi cùng bà ấy ra sân bay (hôm đó cùng bay ra trường HOPE, Đà Nẵng) đến cửa kiểm tra an ninh, được hỏi, chị trình giấy tờ (mình thì trình vé điện tử in chung trên điện thoại mình) thì bà ấy ngẩn người, ủa, đâu có đem theo chi. Haha, quên để ý, tưởng đi xe đò? Thế là mình phải chờ bạn ấy vụt về nhà. Vùng nhớ của bà bạn mình dường như chỉ hoạt động ở một tần số: chuyện nghề? Nên đọc thử bài bà ấy viết về hai người bạn này đi, sẽ thấy là chuyện ở vùng nhớ đó, bà ấy nhớ dai thấy sợ…



THÀNH LỘC VÀ HỮU CHÂU: ĐÈN TRỜI CÙNG THẮP - tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc

Chia sẻ đến các bạn bài viết trên báo Người Đô Thị, được đăng vào tháng 2 năm 2024, tác giả bài viết là nhà văn, đạo diễn, nghệ sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc, cô là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng (Cô Đào Hát, Hãy Yêu Nhau Đi, Hãy Khóc Đi Em, 29 Anh Về, Tía Ơi Má Dìa, hợp soạn Tiên Nga,...).

"Cuộc đời của hai đồng nghiệp này đã như các thế hệ sanh ra mình, coi nghề như đạo nên dẫu có thế nào họ cũng tụ về sân khấu Thiên Đăng, chung tay thắp ngọn đèn trời, cũng là ngọn đèn nghề, đã âm ỉ cháy trong tim nhau."

"Ra trường, đường đời của Thành Lộc và Hữu Châu đều không yên ả. Điểm chung là cả hai đều có tài, và quan trọng nhất, có tâm. Có một thời gian cùng về làm việc với nhau ở sân khấu IDECAF tôi rất vui vì ở đó có những tác phẩm, hai người bạn giỏi nghề ấy làm chung rất được khán giả ủng hộ.

Khi cùng tung tẩy trong 34 chương trình Ngày xửa ngày xưa, Thành Lộc và Hữu Châu như hai điểm nam châm lớn nhất, hút gần hết sự chú ý của khán giả trẻ thơ về mình, nhưng chẳng biết có ai nhận ra không, khi giúp vui cho mọi người, bản thân hai chàng bạn diễn này tự giúp vui cho chính tâm hồn thơ dại của đứa trẻ trong mình.

Về mặt biểu diễn, có thể nói đây là đôi bạn nam - nam hiếm hoi khá ăn ý trong những lớp diễn cần tung hứng trùng khớp với nhau trên sân khấu. Khi sang Mỹ, Hữu Châu cùng Thành Lộc chinh phục khán giả Việt ở Mỹ trong Dạ cổ hoài lang, và đem lại nước mắt cùng nụ cười trong Tía ơi, má dìa.

THÀNH LỘC-HỮU CHÂU: ĐÈN TRỜI CÙNG THẮP.


Khi dựng Bí mật vườn Lệ Chi, đạo diễn Thành Lộc mời Hữu Châu đóng chánh vai Nguyễn Trãi, Thành Lộc thủ vai phụ là Tạ Thanh. Còn đạo diễn Hữu Châu khi phân vai trong Duyên thệ cũng lãnh một vai phụ, dành cho Thành Lộc gây bất ngờ trong vai một anh gốc Bắc chơn chất, thiệt thà, không phải là vai chánh, nhưng là vai quan trọng, chuyên chở tư tưởng của tác phẩm.

Là tổng chỉ huy, nhạc kịch Tiên Nga, Thành Lộc lần này tận dụng tối đa điểm mạnh Hữu Châu, nén cảm xúc khán giả đến với vở vì tên Hữu Châu, sẽ phải đợi hết phần một, sang một khúc hồi hai vẫn chưa có, để rồi khi Hữu Châu xuất hiện là sân khấu bùng nổ.

Trong vở Giáng Hương, gốc từ kịch bản kinh điển Sân khấu về khuya của soạn giả Năm Châu do Thành Lộc đạo diễn, Hữu Châu lãnh một vai đi ra, đi vô chẳng nói lời nào như một cái bóng. Mãi đến khi “cái bóng” ấy cất lời thì đó là một trường đoạn để hào quang người kép phụ sáng rực, lay động và ở thật lâu trong lòng khách mộ điệu tri âm.

THÀNH LỘC-HỮU CHÂU: ĐÈN TRỜI CÙNG THẮP.


Xem những vở diễn Thành Lộc và Hữu Châu cùng làm việc, ta có thể đoán được cả hai đã có những trao đổi, thậm chí tranh cãi với nhau quyết liệt mà chân thành, với một tinh thần cầu thị. Nhưng ai thân thiết với họ sẽ thấy trong cuộc sống riêng, họ như hai đường song song rồi tẻ ra hai ngả, không ai chạm đến ai. Hay nói đúng hơn là Thành Lộc và Hữu Châu chỉ chạm nhau để cùng thăng hoa trong nghệ thuật."

"Tôi hiểu cuộc đời của hai đồng nghiệp này đã như các thế hệ sanh ra mình, coi nghề như đạo rồi, nên dẫu có thế nào họ cũng tụ về sân khấu Thiên Đăng, chung tay thắp ngọn đèn trời, cũng là ngọn đèn nghề, đã âm ỉ cháy trong tim nhau, từ những ngày xa xưa lắm, và vì bên cạnh đạo nghề, còn có đạo làm người.

Vũ Kim Hạnh
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top