Bẵng đi một thời gian, tôi mới có dịp gặp lại anh. Công việc của anh vất vả và khá bận rộn, và anh càng lúc càng trở nên trầm lắng. Vài lần nói chuyện, gặp gỡ, tôi cảm nhận được điều gì đó khang khác ở anh. Có một lần, tôi cười cười bảo anh:
- Anh giờ thay đổi rồi, không giống anh của ngày xưa nữa.
Câu nói cũng đơn giản, nhưng tôi ngạc nhiên thấy anh phản ứng liền:
- Sao em lại nói vậy? Em có hiểu anh không mà nói anh thay đổi?
- Em nói giỡn thôi mà. Anh làm gì dữ vậy?
…
Một lần khác, trong câu chuyện với bạn, chuyện tương tự lại xảy ra lần nữa:
- Dạo này, nhiều người nói với tui là ông thờ ơ lắm đấy.
- Thờ ơ là sao?
- Là suốt ngày ôm máy tính với điện thoại, không quan tâm tới xung quanh và người khác đó.
Bạn phản ứng: “Mệt quá đi, ai cũng có bấy nhiêu giờ một ngày, tui dành thời gian để suy nghĩ, tại sao phải quan tâm mấy cái tủn mủn của người khác chứ. Có bao giờ tui trách người khác không quan tâm tui đâu? Nếu quan tâm tui thì hãy tôn trọng cách sống của tui.”
…
Không ai muốn một cuộc nói chuyện bỗng trở nên tồi tệ, vì khi ai đó nổi giận, là một điều đáng sợ. Thực tình, tôi cũng không nghĩ câu nói của mình có thể khiến người ta nổi giận thế, vì lúc đầu, tôi nghĩ về điều đó một cách rất tích cực. Cuộc sống mà, người ta có nhiều góc nhìn, và lời nói của tôi cũng chỉ là một góc nhìn, với mong muốn giúp cho người anh, người bạn của mình tốt hơn lên, hoặc chí ít thì cũng giải thích cho tôi hiểu. Tôi muốn biết lí do, vì khi hiểu lí do, người ta dễ dàng cảm thông và chấp nhận.
Nhưng kinh nghiệm ấy cũng cho tôi nhận ra một điều rằng, khi người ta không thật sự muốn nghe những điều đó, thì tốt nhất là không nên nói ra làm gì. Người ta cũng không thích bị chỉ trích, bị chê bai một điều mà bản thân người ta đang bế tắc, hoặc không thể nào thay đổi được. Bởi, trong con người, ai nấy cũng đều sợ khi cái Tôi của mình bị đánh trúng, người ta sẽ phản ứng lại để bảo vệ chính mình. Cuộc đời có vạn điều khen chê xung quanh ta, nhưng không ai hiểu chính mình hơn mình cả, và người khác, đôi khi có thể nhận xét không đúng đắn vì họ không hiểu được suy nghĩ, tâm tư của mình.
Thi thoảng, cũng nên nhìn lại mình, mình đã trở thành người như thế nào trong mắt người khác? Vì nếu mình trở nên bảo thủ, luôn luôn phản ứng với mọi lời nhận xét, phê bình của người khác, thì lâu dần sẽ không còn ai góp ý gì với mình nữa. Họ e ngại những cơn giận dữ, họ chán vì thấy sự góp ý trở thành điều vô nghĩa, và có thể họ còn rời xa bạn nữa. Ở một độ tuổi nào đó, người ta cần sự tự khẳng định của bản thân, có một cái gì đó là riêng của mình, như lối sống, như cách suy nghĩ mang dấu ấn của mình. Nhưng sự cố gắng giữ lấy ý kiến riêng mà không coi trọng ý kiến của người khác, đôi khi là dấu hiệu của một người hay lo sợ.
Và người ta sẽ nói với mình rằng: "Thì thôi..."
- Anh giờ thay đổi rồi, không giống anh của ngày xưa nữa.
Câu nói cũng đơn giản, nhưng tôi ngạc nhiên thấy anh phản ứng liền:
- Sao em lại nói vậy? Em có hiểu anh không mà nói anh thay đổi?
- Em nói giỡn thôi mà. Anh làm gì dữ vậy?
…
Một lần khác, trong câu chuyện với bạn, chuyện tương tự lại xảy ra lần nữa:
- Dạo này, nhiều người nói với tui là ông thờ ơ lắm đấy.
- Thờ ơ là sao?
- Là suốt ngày ôm máy tính với điện thoại, không quan tâm tới xung quanh và người khác đó.
Bạn phản ứng: “Mệt quá đi, ai cũng có bấy nhiêu giờ một ngày, tui dành thời gian để suy nghĩ, tại sao phải quan tâm mấy cái tủn mủn của người khác chứ. Có bao giờ tui trách người khác không quan tâm tui đâu? Nếu quan tâm tui thì hãy tôn trọng cách sống của tui.”
…
Không ai muốn một cuộc nói chuyện bỗng trở nên tồi tệ, vì khi ai đó nổi giận, là một điều đáng sợ. Thực tình, tôi cũng không nghĩ câu nói của mình có thể khiến người ta nổi giận thế, vì lúc đầu, tôi nghĩ về điều đó một cách rất tích cực. Cuộc sống mà, người ta có nhiều góc nhìn, và lời nói của tôi cũng chỉ là một góc nhìn, với mong muốn giúp cho người anh, người bạn của mình tốt hơn lên, hoặc chí ít thì cũng giải thích cho tôi hiểu. Tôi muốn biết lí do, vì khi hiểu lí do, người ta dễ dàng cảm thông và chấp nhận.
Nhưng kinh nghiệm ấy cũng cho tôi nhận ra một điều rằng, khi người ta không thật sự muốn nghe những điều đó, thì tốt nhất là không nên nói ra làm gì. Người ta cũng không thích bị chỉ trích, bị chê bai một điều mà bản thân người ta đang bế tắc, hoặc không thể nào thay đổi được. Bởi, trong con người, ai nấy cũng đều sợ khi cái Tôi của mình bị đánh trúng, người ta sẽ phản ứng lại để bảo vệ chính mình. Cuộc đời có vạn điều khen chê xung quanh ta, nhưng không ai hiểu chính mình hơn mình cả, và người khác, đôi khi có thể nhận xét không đúng đắn vì họ không hiểu được suy nghĩ, tâm tư của mình.
Thi thoảng, cũng nên nhìn lại mình, mình đã trở thành người như thế nào trong mắt người khác? Vì nếu mình trở nên bảo thủ, luôn luôn phản ứng với mọi lời nhận xét, phê bình của người khác, thì lâu dần sẽ không còn ai góp ý gì với mình nữa. Họ e ngại những cơn giận dữ, họ chán vì thấy sự góp ý trở thành điều vô nghĩa, và có thể họ còn rời xa bạn nữa. Ở một độ tuổi nào đó, người ta cần sự tự khẳng định của bản thân, có một cái gì đó là riêng của mình, như lối sống, như cách suy nghĩ mang dấu ấn của mình. Nhưng sự cố gắng giữ lấy ý kiến riêng mà không coi trọng ý kiến của người khác, đôi khi là dấu hiệu của một người hay lo sợ.
Và người ta sẽ nói với mình rằng: "Thì thôi..."