ananchip
Thanh viên kỳ cựu
Họ nói với tôi rằng họ không thể. Họ tự nhận họ đểu, hoặc tệ, hoặc là rất ngốc. Tôi bước lên phía trước họ, đưa tay ra và họ nắm lấy. Rồi chúng tôi đi song song cùng 1 nhịp. Chúng tôi đã cùng hạnh phúc, cùng buồn, và đủ mọi cung bậc cảm xúc khác. Nhưng rồi 1 ngày họ nói vì không muốn làm tổn thương tôi, nên họ buông tay, và lùi lại. Một khi họ chối bỏ cảm xúc của chính họ, cũng đồng nghĩa chối bỏ cả những gì tôi và họ cùng nhau trải qua. Hay ít nhất là tôi cảm giác như vậy.
Tôi vẫn luôn cảm giác như mình đang đi thăng bằng trên 1 sợi dây mảnh vắt ngang qua 1 hẻm vực. Chông chênh. Tôi luôn có cảm giác đó. Tôi không đủ khả năng để nắm giữ yêu thương mà tôi tin tưởng trao đi, vì tôi biết cuối cùng sẽ vẫn là tôi, hoang hoải với niềm tin của chính mình. Tôi hiểu tôi cũng như họ, không hoàn hảo, không tốt, và có rất ít dũng cảm đối diện với trách nhiệm lớn nào đó khi không thể chắc chắn mình làm được. Nhưng ít nhất, tôi không trốn chạy, mà giải quyết theo cách của chính mình. Tôi không tránh đi, không biến mất, càng không muốn núp vào 1 góc nào đó để rồi tuyên bố 1 ngày nào đó khi gặp lại, tôi sẽ tốt hơn. Nếu như vậy, thì thà tôi cứ mạnh mẽ mà tốt hơn ở trước mặt họ, trung thực rằng tôi cố gắng phần nào cũng vì muốn họ nhìn thấy, mà hiểu, cảm thông, và nếu có thể, thì sẻ chia cùng tôi.
Vậy mà đến lúc nhìn lại, tôi thấy mình khác người sao đó. Tôi dường như khác nhiều thứ, từ ngoại hình, tính cách cho tới suy nghĩ. Hình như những yếu tố đó hợp lại chính là cái mà người ta vẫn thường bảo là "cá tính". Tôi không chắc, nhưng nếu vì 2 chữ "cá tính" ấy, mà tôi cứ phải loay hoay với mọi thứ, thì tôi thèm làm người bình thường nhất có thể. Tôi không muốn 1 ngày tôi dửng dưng, bàng quang với mọi thứ được xếp vào ngăn "yêu thương". Xót xa. Tôi nên dùng từ này cho chính tôi, cho những gì tôi cùng họ trải qua, hay cho chính họ - những người tự nhận mình tệ, hoặc ngốc?
Tôi vẫn nghĩ, cuộc đời mỗi người là sự tiếp nối của những câu chuyện. Cả tôi và họ, vừa là nhân vật, vừa là người chấp bút. Bản thân tôi chẳng thể làm tốt việc gì khác, ngoài việc viết ra những gì tôi cảm nhận được, tư duy được. Nhưng giờ tôi không còn cả muốn viết tiếp những chuyện này nữa. Tưởng tượng như thế này, tác giả nói với nhân vật trong cuốn sách của mình “Ừ cứ đi đâu đó 1 thời gian cho thảnh thơi đầu óc, rồi ta sẽ gặp lại nhau sớm thôi. Sayonara. See ya soon.” Vậy trong thời gian nông nhàn đó, người viết nên làm gì?
Nếu họ dừng lại, tôi cũng không thể đi tiếp. Nhưng điều tệ là khi họ bước lên tiếp, tôi sẽ nhìn họ từ phía sau, mà mỉm cười vẫy tay chào. Hoặc đó chưa chắc là 1 việc không tốt. Nếu như vậy, có lẽ họ sẽ không phải suy nghĩ nhiều như khi ở bên cạnh tôi nữa. Còn tôi chắc là sẽ thấy nhẹ nhõm hơn. Tôi sẽ xòe lòng bàn tay mình ra, cảm giác như 1 điều gì đó vừa theo gió bay đi, nhẹ hẫng.
Tôi vẫn luôn cảm giác như mình đang đi thăng bằng trên 1 sợi dây mảnh vắt ngang qua 1 hẻm vực. Chông chênh. Tôi luôn có cảm giác đó. Tôi không đủ khả năng để nắm giữ yêu thương mà tôi tin tưởng trao đi, vì tôi biết cuối cùng sẽ vẫn là tôi, hoang hoải với niềm tin của chính mình. Tôi hiểu tôi cũng như họ, không hoàn hảo, không tốt, và có rất ít dũng cảm đối diện với trách nhiệm lớn nào đó khi không thể chắc chắn mình làm được. Nhưng ít nhất, tôi không trốn chạy, mà giải quyết theo cách của chính mình. Tôi không tránh đi, không biến mất, càng không muốn núp vào 1 góc nào đó để rồi tuyên bố 1 ngày nào đó khi gặp lại, tôi sẽ tốt hơn. Nếu như vậy, thì thà tôi cứ mạnh mẽ mà tốt hơn ở trước mặt họ, trung thực rằng tôi cố gắng phần nào cũng vì muốn họ nhìn thấy, mà hiểu, cảm thông, và nếu có thể, thì sẻ chia cùng tôi.
Vậy mà đến lúc nhìn lại, tôi thấy mình khác người sao đó. Tôi dường như khác nhiều thứ, từ ngoại hình, tính cách cho tới suy nghĩ. Hình như những yếu tố đó hợp lại chính là cái mà người ta vẫn thường bảo là "cá tính". Tôi không chắc, nhưng nếu vì 2 chữ "cá tính" ấy, mà tôi cứ phải loay hoay với mọi thứ, thì tôi thèm làm người bình thường nhất có thể. Tôi không muốn 1 ngày tôi dửng dưng, bàng quang với mọi thứ được xếp vào ngăn "yêu thương". Xót xa. Tôi nên dùng từ này cho chính tôi, cho những gì tôi cùng họ trải qua, hay cho chính họ - những người tự nhận mình tệ, hoặc ngốc?
Tôi vẫn nghĩ, cuộc đời mỗi người là sự tiếp nối của những câu chuyện. Cả tôi và họ, vừa là nhân vật, vừa là người chấp bút. Bản thân tôi chẳng thể làm tốt việc gì khác, ngoài việc viết ra những gì tôi cảm nhận được, tư duy được. Nhưng giờ tôi không còn cả muốn viết tiếp những chuyện này nữa. Tưởng tượng như thế này, tác giả nói với nhân vật trong cuốn sách của mình “Ừ cứ đi đâu đó 1 thời gian cho thảnh thơi đầu óc, rồi ta sẽ gặp lại nhau sớm thôi. Sayonara. See ya soon.” Vậy trong thời gian nông nhàn đó, người viết nên làm gì?
Nếu họ dừng lại, tôi cũng không thể đi tiếp. Nhưng điều tệ là khi họ bước lên tiếp, tôi sẽ nhìn họ từ phía sau, mà mỉm cười vẫy tay chào. Hoặc đó chưa chắc là 1 việc không tốt. Nếu như vậy, có lẽ họ sẽ không phải suy nghĩ nhiều như khi ở bên cạnh tôi nữa. Còn tôi chắc là sẽ thấy nhẹ nhõm hơn. Tôi sẽ xòe lòng bàn tay mình ra, cảm giác như 1 điều gì đó vừa theo gió bay đi, nhẹ hẫng.