Lưu Đình Long
Thành viên mới
Đây là khóa học đầu tiên trong chương trình ngoại ngữ mà tôi chọn để bổ túc các kỹ năng còn thiếu, đồng thời có dịp biết thêm một ngoại ngữ mới là tiếng Nhật.
Để đi học, tôi đã sắp xếp công việc suốt hai năm, sau khi tạm nghỉ một số đầu việc và dự án tham gia trước đó. Quyết tâm phải học để bước vào thế giới rộng lớn hơn khi mình chưa quá già thôi thúc tôi đến trung tâm ngoại ngữ.
Thời đi học, do ở quê nghèo, vùng hẻo lánh, thiếu giáo viên ngoại ngữ nên mãi đến lớp 10 tôi mới được tiếp xúc tiếng Anh. Sau ba năm học phổ thông, vốn liếng tiếng Anh tôi mang vào đại học chỉ bập bõm những câu nói ngắn ở thì hiện tại, quá khứ, tương lai, đôi khi sai ngữ pháp; cùng vốn từ vựng ít ỏi. May mắn được một vài người bạn khá ngoại ngữ "yểm trợ" bốn kỹ năng (nghe - nói - đọc - viết), trình độ của tôi khá dần lên. Tuy nhiên, sau khi rời giảng đường, tôi bị cuốn vào công việc chủ yếu gắn với môi trường tiếng Việt nên ít khi sử dụng ngoại ngữ.
Sinh ngữ nếu không được dùng thường xuyên sẽ mai một. Tôi dần thấy mình tụt hậu. Cách đây hơn bốn năm, một người bạn khuyên tôi học thêm ngoại ngữ, sẽ bổ trợ tốt cho chuyên môn của tôi. Nhưng tôi đã chậm chạp trong việc thực hiện lời khuyên đó, phần vì công việc bận, phần vì ngại cảnh trung niên ê a học ngoại ngữ.
Vì thế, tôi tự thấy xấu hổ khi biết đến các lớp học tiếng Anh do thầy Thích Chân Quang mở tại Hà Nội và các địa phương khác, dành cho các cụ 80-90 tuổi. Câu chuyện vượt khó học tập của các cụ mang tinh thần khuyến học hơn nhiều lời kêu gọi nào, tôi tin vậy, ít nhất là với tôi.
Học tập suốt đời là quyền lợi nhưng tôi nghĩ cũng là nhiệm vụ của mỗi người nếu không muốn tụt hậu. Ở thời buổi thế giới thay đổi liên tục nhờ công nghệ như hiện nay, việc học cần được dành thời gian thường xuyên hơn.
Ở khía cạnh khác, người lớn tuổi đi học tiếng Anh, như các cụ nói không phải để nói chuyện vanh vách, mà hơn hết là tạo ra niềm vui tuổi xế chiều.
Theo Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, người cao tuổi Việt Nam đối diện với gánh nặng "bệnh tật kép", bình quân mỗi người già có ba bệnh, nhiều nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, phải trang trải chi phí điều trị lớn, trong khi hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng.
Thống kê cho thấy, giai đoạn 2009-2019, số lượng người cao tuổi tăng từ 7,67 triệu lên 11,4 triệu, dự báo năm 2030 lên 18 triệu (chiếm 17,5% dân số).
Trong khi đó, nhiều công trình nghiên cứu về sức khỏe cho thấy, người lớn tuổi nếu có các hoạt động trí não lẫn thể chất đều đặn sẽ sống lâu, giảm thiểu các triệu chứng mất trí nhớ, bệnh tật... Niềm vui tinh thần, trong đó có chuyện đi học, sinh hoạt ở các câu lạc bộ dành cho người cao tuổi, là một liều thuốc. Ngoài chuyện để người lớn tuổi đi học, việc mở ra các buổi giao lưu mà ở đó người già trở thành khách mời chia sẻ kinh nghiệm cũng là cách để người trẻ học hỏi, kết nối các thế hệ, tận dụng những khả năng mà người cao tuổi từng có để truyền cho con cháu.
Tôi biết, không phải ai cũng thoát ra được khỏi con cháu để đi học, do chủ quan - bản thân không thích hoặc khách quan - con cái không muốn, bận rộn trông cháu, giữ nhà... Vòng luẩn quẩn của lo cho con cháu đã giữ chân các cụ ở nhà, cho đến khi bệnh tật ập tới. Nhiều người già khi nằm trên giường bệnh mới nhận ra, cả đời mình chưa có thời gian dành cho bản thân.
Nghĩ về người già, tôi tâm đắc với suy nghĩ của những Phật tử cao niên mà mình gặp ở nhiều khóa tu. Các cụ bảo, cả đời khổ cực nên cuối đời phải tập buông bỏ những thói quen bận rộn, những dính mắc tình cảm để lo cho đời sống tinh thần của mình. Nhìn các cụ ngồi ngay ngắn lật vở ra ghi chép các nội dung giảng sư chia sẻ với niềm hoan hỷ, tôi tin những "bạn đồng tu" ấy của mình đã tìm thấy hạnh phúc cuối đời.
Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần cho người lớn tuổi là vấn đề xã hội, là cách thể hiện hiếu đạo. Các cụ từ 80 tuổi đã nhận được khoản trợ cấp từ chính sách nhà nước. Con cái, đa số cũng sẽ phụng dưỡng cha mẹ khi họ lớn tuổi, bệnh tật vì đó là đạo lý xưa nay - trẻ cậy cha già cậy con. Nhưng nếu có những chương trình học, những khóa tu dưỡng tinh thần để họ cùng nhau làm mới mình ngoài việc luẩn quẩn với chuyện cháu con thì có lẽ bệnh tật cũng tránh xa các cụ hơn, niềm vui sống và sinh khí gia đình sẽ ngập tràn thêm.
Tôi gọi đây là sự nương nhau biểu hiện, cái này có cái kia có. Muốn người già sống tích cực ta phải nhìn thấy sự tích cực của các khóa học, khóa tu và tích cực để các cụ tham gia với những người bạn đồng niên.
Lưu Đình Long
Để đi học, tôi đã sắp xếp công việc suốt hai năm, sau khi tạm nghỉ một số đầu việc và dự án tham gia trước đó. Quyết tâm phải học để bước vào thế giới rộng lớn hơn khi mình chưa quá già thôi thúc tôi đến trung tâm ngoại ngữ.
Thời đi học, do ở quê nghèo, vùng hẻo lánh, thiếu giáo viên ngoại ngữ nên mãi đến lớp 10 tôi mới được tiếp xúc tiếng Anh. Sau ba năm học phổ thông, vốn liếng tiếng Anh tôi mang vào đại học chỉ bập bõm những câu nói ngắn ở thì hiện tại, quá khứ, tương lai, đôi khi sai ngữ pháp; cùng vốn từ vựng ít ỏi. May mắn được một vài người bạn khá ngoại ngữ "yểm trợ" bốn kỹ năng (nghe - nói - đọc - viết), trình độ của tôi khá dần lên. Tuy nhiên, sau khi rời giảng đường, tôi bị cuốn vào công việc chủ yếu gắn với môi trường tiếng Việt nên ít khi sử dụng ngoại ngữ.
Sinh ngữ nếu không được dùng thường xuyên sẽ mai một. Tôi dần thấy mình tụt hậu. Cách đây hơn bốn năm, một người bạn khuyên tôi học thêm ngoại ngữ, sẽ bổ trợ tốt cho chuyên môn của tôi. Nhưng tôi đã chậm chạp trong việc thực hiện lời khuyên đó, phần vì công việc bận, phần vì ngại cảnh trung niên ê a học ngoại ngữ.
Vì thế, tôi tự thấy xấu hổ khi biết đến các lớp học tiếng Anh do thầy Thích Chân Quang mở tại Hà Nội và các địa phương khác, dành cho các cụ 80-90 tuổi. Câu chuyện vượt khó học tập của các cụ mang tinh thần khuyến học hơn nhiều lời kêu gọi nào, tôi tin vậy, ít nhất là với tôi.
Học tập suốt đời là quyền lợi nhưng tôi nghĩ cũng là nhiệm vụ của mỗi người nếu không muốn tụt hậu. Ở thời buổi thế giới thay đổi liên tục nhờ công nghệ như hiện nay, việc học cần được dành thời gian thường xuyên hơn.
Ở khía cạnh khác, người lớn tuổi đi học tiếng Anh, như các cụ nói không phải để nói chuyện vanh vách, mà hơn hết là tạo ra niềm vui tuổi xế chiều.
Theo Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, người cao tuổi Việt Nam đối diện với gánh nặng "bệnh tật kép", bình quân mỗi người già có ba bệnh, nhiều nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, phải trang trải chi phí điều trị lớn, trong khi hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng.
Thống kê cho thấy, giai đoạn 2009-2019, số lượng người cao tuổi tăng từ 7,67 triệu lên 11,4 triệu, dự báo năm 2030 lên 18 triệu (chiếm 17,5% dân số).
Trong khi đó, nhiều công trình nghiên cứu về sức khỏe cho thấy, người lớn tuổi nếu có các hoạt động trí não lẫn thể chất đều đặn sẽ sống lâu, giảm thiểu các triệu chứng mất trí nhớ, bệnh tật... Niềm vui tinh thần, trong đó có chuyện đi học, sinh hoạt ở các câu lạc bộ dành cho người cao tuổi, là một liều thuốc. Ngoài chuyện để người lớn tuổi đi học, việc mở ra các buổi giao lưu mà ở đó người già trở thành khách mời chia sẻ kinh nghiệm cũng là cách để người trẻ học hỏi, kết nối các thế hệ, tận dụng những khả năng mà người cao tuổi từng có để truyền cho con cháu.
Tôi biết, không phải ai cũng thoát ra được khỏi con cháu để đi học, do chủ quan - bản thân không thích hoặc khách quan - con cái không muốn, bận rộn trông cháu, giữ nhà... Vòng luẩn quẩn của lo cho con cháu đã giữ chân các cụ ở nhà, cho đến khi bệnh tật ập tới. Nhiều người già khi nằm trên giường bệnh mới nhận ra, cả đời mình chưa có thời gian dành cho bản thân.
Nghĩ về người già, tôi tâm đắc với suy nghĩ của những Phật tử cao niên mà mình gặp ở nhiều khóa tu. Các cụ bảo, cả đời khổ cực nên cuối đời phải tập buông bỏ những thói quen bận rộn, những dính mắc tình cảm để lo cho đời sống tinh thần của mình. Nhìn các cụ ngồi ngay ngắn lật vở ra ghi chép các nội dung giảng sư chia sẻ với niềm hoan hỷ, tôi tin những "bạn đồng tu" ấy của mình đã tìm thấy hạnh phúc cuối đời.
Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần cho người lớn tuổi là vấn đề xã hội, là cách thể hiện hiếu đạo. Các cụ từ 80 tuổi đã nhận được khoản trợ cấp từ chính sách nhà nước. Con cái, đa số cũng sẽ phụng dưỡng cha mẹ khi họ lớn tuổi, bệnh tật vì đó là đạo lý xưa nay - trẻ cậy cha già cậy con. Nhưng nếu có những chương trình học, những khóa tu dưỡng tinh thần để họ cùng nhau làm mới mình ngoài việc luẩn quẩn với chuyện cháu con thì có lẽ bệnh tật cũng tránh xa các cụ hơn, niềm vui sống và sinh khí gia đình sẽ ngập tràn thêm.
Tôi gọi đây là sự nương nhau biểu hiện, cái này có cái kia có. Muốn người già sống tích cực ta phải nhìn thấy sự tích cực của các khóa học, khóa tu và tích cực để các cụ tham gia với những người bạn đồng niên.
Lưu Đình Long