ananchip
Thanh viên kỳ cựu
Quảng cáo đến sân trường
TT - Bước chân đến cổng trường đại học, niềm mong mỏi duy nhất của nhiều người có lẽ đơn giản chỉ là muốn học. Thế nhưng điều này đang trở nên khó khăn khi sân trường dần biến thành chỗ làm ăn của nhiều công ty quảng cáo thương mại.
Tiền sảnh khu D Trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn TP.HCM vốn được nhiều sinh viên biết đến như một nơi lý tưởng cho việc họp nhóm học tập, trao đổi và làm bài cá nhân. Tuy nhiên vài tuần nay, nơi đây bỗng biến thành “địa chỉ” tập kết của vô vàn chiến dịch quảng cáo sản phẩm.
Đầu tiên là nhãn hàng Pond’s với chương trình “Làn da trắng hồng”. Ngay từ sáng sớm, một gian hàng di động được đặt ngay giữa tiền sảnh của trường. Hơn mười cô gái, một tay phát tờ rơi quảng cáo, một tay cầm micro không ngừng hô hào sinh viên ghé thăm gian hàng của mình với nhiều trò chơi và phần quà hấp dẫn, bất kể nhiều người đang vội vã vào lớp học... Thu Hường, một sinh viên, bức xúc cho hay: “Không thể nào học được khi mà nhạc và loa cứ nện ầm ầm bên tai, họp nhóm cũng không xong vì chẳng có chỗ để ngồi”.
Sau vài ngày đóng đô, đội quân của Pond’s rút lui để nhường sân cho đội quân đi dộng Beeline. Hoành tráng hơn cả về quân số lẫn thiết bị âm thanh, ánh sáng, Beeline tiếp tục “khủng bố” SV với lịch hoạt động “quy củ”: sáng từ 8g-11g, chiều từ 14g-18g.
Ngồi trong lớp học, thỉnh thoảng sinh viên và giảng viên lại giật thót vì tiếng gào lạc giọng của một cô MC: “Vâng, ai là bạn N.T.N. ạ, bạn N.T.N. đang ở đâu ạ? Xin lên tiếng đi ạ” trong một trò chơi bốc thăm trúng thưởng của chương trình. Kinh dị hơn là lời “cổ xúy” rất vô duyên từ MC này: “Nếu bạn N.T.N. đang ngồi trong lớp học xin bạn cứ ra đây nhận quà đi ạ”!
Trong suốt quá trình diễn ra trò chơi, nhạc sàn, nhạc giật được mở to hết cỡ để tạo không khí cho chương trình. Ngày 10-10, ngay khi Hãng di động Beeline rút quân thì lập tức Hãng máy ảnh Canon thế chỗ, tiếp tục gây nhốn nháo.
Không riêng Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, một số trường khác như ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Sư phạm cũng trở thành địa điểm của các chiến dịch quảng cáo này. Vẫn biết sinh viên là khách hàng tiềm năng của những sản phẩm kể trên, nhưng cái kiểu đem “chợ” vào “trường” như thế này thì có thể phản giáo dục.
MINH TRANG
TT - Bước chân đến cổng trường đại học, niềm mong mỏi duy nhất của nhiều người có lẽ đơn giản chỉ là muốn học. Thế nhưng điều này đang trở nên khó khăn khi sân trường dần biến thành chỗ làm ăn của nhiều công ty quảng cáo thương mại.
Tiền sảnh khu D Trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn TP.HCM vốn được nhiều sinh viên biết đến như một nơi lý tưởng cho việc họp nhóm học tập, trao đổi và làm bài cá nhân. Tuy nhiên vài tuần nay, nơi đây bỗng biến thành “địa chỉ” tập kết của vô vàn chiến dịch quảng cáo sản phẩm.
Đầu tiên là nhãn hàng Pond’s với chương trình “Làn da trắng hồng”. Ngay từ sáng sớm, một gian hàng di động được đặt ngay giữa tiền sảnh của trường. Hơn mười cô gái, một tay phát tờ rơi quảng cáo, một tay cầm micro không ngừng hô hào sinh viên ghé thăm gian hàng của mình với nhiều trò chơi và phần quà hấp dẫn, bất kể nhiều người đang vội vã vào lớp học... Thu Hường, một sinh viên, bức xúc cho hay: “Không thể nào học được khi mà nhạc và loa cứ nện ầm ầm bên tai, họp nhóm cũng không xong vì chẳng có chỗ để ngồi”.
Sau vài ngày đóng đô, đội quân của Pond’s rút lui để nhường sân cho đội quân đi dộng Beeline. Hoành tráng hơn cả về quân số lẫn thiết bị âm thanh, ánh sáng, Beeline tiếp tục “khủng bố” SV với lịch hoạt động “quy củ”: sáng từ 8g-11g, chiều từ 14g-18g.
Ngồi trong lớp học, thỉnh thoảng sinh viên và giảng viên lại giật thót vì tiếng gào lạc giọng của một cô MC: “Vâng, ai là bạn N.T.N. ạ, bạn N.T.N. đang ở đâu ạ? Xin lên tiếng đi ạ” trong một trò chơi bốc thăm trúng thưởng của chương trình. Kinh dị hơn là lời “cổ xúy” rất vô duyên từ MC này: “Nếu bạn N.T.N. đang ngồi trong lớp học xin bạn cứ ra đây nhận quà đi ạ”!
Trong suốt quá trình diễn ra trò chơi, nhạc sàn, nhạc giật được mở to hết cỡ để tạo không khí cho chương trình. Ngày 10-10, ngay khi Hãng di động Beeline rút quân thì lập tức Hãng máy ảnh Canon thế chỗ, tiếp tục gây nhốn nháo.
Không riêng Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, một số trường khác như ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Sư phạm cũng trở thành địa điểm của các chiến dịch quảng cáo này. Vẫn biết sinh viên là khách hàng tiềm năng của những sản phẩm kể trên, nhưng cái kiểu đem “chợ” vào “trường” như thế này thì có thể phản giáo dục.
MINH TRANG