09 điều cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

adbsaigon

Thành viên mới
Ở những bài viết trước, chúng ta đã có những lưu ý về pháp lý trước và khi thành lập doanh nghiệp. Là một chủ Doanh nghiệp, có rất nhiều việc phải làm để đảm bảo rằng doanh nghiệp được hoạt động đúng cách và tuân thủ các quy định pháp luật.

Trong bài viết này phaplynhanh.vn xin chia sẻ những điều cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp.

Mục lục bài viết

09 việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải thực hiện các hồ sơ, thủ tục sau để tránh các xử phạt không mong muốn.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định.

Nếu không công bố nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Luật sư hướng dẫn những điều cần làm sau khi doanh nghiệp được thành lập


Treo biển tên công ty

Theo khoản 4, điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu không treo biển hiệu công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng (quy định tại Khoản 2, Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

Khắc dấu và đăng ký chữ ký số

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nội dung con dấu phải thể hiện được 2 thông tin quan trọng là: tên doanh nghiệp, mã số thuế của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.

Giấy tờ cần chuẩn bị khi mua chữ ký số bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, CMND/CCCD của người đại diện bản photo

Mở tài khoản ngân hàng

Hiện nay không có quy định nào bắt buộc phải doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng, tuy nhiên việc có tài khoản giao dịch online đem lại một số lợi ích, như:

  • Nộp thuế mà không phải đến trực tiếp ngân hàng hoặc kho bạc;
  • Thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp trước đối tác và khách hàng;
  • Thuận tiện trong giao dịch với khách hàng; tiết kiệm thời gian, chi phí;
  • Kiểm soát, quản lý tốt việc chi tiêu cũng như vấn đề tài chính của doanh nghiệp;

Kê khai và nộp tiền thuế môn bài

Theo quy định hiện hành, thời hạn để doanh nghiệp kê khai và nộp tiền thuế môn bài đó là ngày cuối cùng của tháng mà doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Nếu không kê khai, nộp thuế đúng hạn doanh nghiệp sẽ bị phạt chậm nộp tiền thuế.

Đăng ký mua và Phát hành hóa đơn điện tử

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, 100% doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy, nếu không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn hơn so với thời hạn quy định thì có thể bị xử phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng

(Căn cứ: Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

Những điều cần làm sau khi thành lập công ty - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh


Thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo cam kết

– Tùy thuộc vào việc thành lập công ty theo loại hình nào mà việc thực hiện góp vốn sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Đối với công ty TNHH: các thành viên và chủ sở hữu sẽ phải góp vốn đúng thời hạn và đầy đủ như cam kết
  • Đối với công ty cổ phần: thời gian góp vốn trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần mà mình đã cam kết
– Nếu không góp đủ vốn hay không đúng thời hạn số vốn đăng ký, thành viên góp vốn, cổ đông công ty sẽ bị áp dụng mức phạt từ 5 triệu đến 20 triệu theo từng trường hợp.

Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông

DN phải lập sổ đăng ký thành viên đối với Công ty TNHH, sổ đăng ký cổ đông đối với Công ty Cổ phần ngay sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lưu trữ tại trụ sở chính DN hoặc trung tâm lưu ký chứng khoán đối với sổ đăng ký cổ đông.

Tổ chức bộ máy kế toán

Căn cứ Điều 1 và Điều 2 của Luật kế toán 2015, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải tổ chức bộ máy kế toán.

Với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa mới thành lập hay có kế toán viên còn thiếu kinh nghiệm, thì sử dụng dịch vụ kế toán là lựa chọn tốt nhất nhằm tối ưu thời gian và chi phí.

Trên đây là những hướng dẫn của luật sư về những điều cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Ở video kỳ sau, phaplynhanh.vn sẽ nói về Vai trò của Luật sư trong việc cố vấn pháp lý quản trị nội bộ doanh nghiệp. Mời các bạn đón xem.
 

Bình luận bằng Facebook

Top