Chấm dứt sự trì hoãn

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
Hai mươi phần trăm dân số tự xác định là những người trì hoãn kinh niên. Họ không đóng các phí điện nước đúng ngày và để việc mua sắm cho Giáng sinh đến phút chót vào đêm trước Giáng sinh. Đây là một hành vi do học được, và vì thế có thể học “không” nó trở lại.

beat_procrastination.jpg


Có lẽ bạn tự nói với mình rằng bạn làm việc đạt năng suất cao hơn và tập trung hơn dưới áp lực. Hoặc rằng công việc bạn làm khi bạn không có hứng làm việc thì kết quả không được tốt lắm. Hay bạn nghĩ bạn không thể làm tốt bất kể việc gì trừ khi bạn cảm thấy đang ở trạng thái tốt nhất.

Uh-oh, bạn có những dấu hiệu của một người hay trì hoãn rồi đó. Tất nhiên, bạn có rất nhiều bạn cùng một hội. Hai mươi phần trăm dân số tự xác định họ là những người trì hoãn kinh niên. Họ là những người không đóng phí đúng thời hạn, bỏ lỡ dịp mua vé hoà nhạc, hay để cho việc sắm sửa cho Giáng sinh đến tận đêm trước Giáng sinh. Và chúng ta thậm chí không nói về thuế thu nhập!

Đại học/cao đẳng dường như khơi gợi sự trì hoãn trong hầu hết chúng ta. Trong môi trường đại học/cao đẳng, có tới 70% sinh viên tự xác định mình là những người trì hoãn.

Tất nhiên, biết được rằng sự trì hoãn không tốt cho sức khoẻ của bạn thật tình là chẳng giúp được gì cho bạn trong việc hoàn thành nhanh hơn những công việc cần làm. Nhưng trì hoãn các công việc tạo ra mức cao hơn các áp lực và phóng thích các stress hormone tuần hoàn khắp cơ thể bạn, và làm bạn suy kiệt nhanh hơn.Và nó làm cho bạn có nguy cơ sức khoẻ bị tổn hại bởi vì trì hoãn những việc khác cũng giống như việc bạn trì trệ việc đi chữa trị một căn bệnh nào đó.

Sự trì hoãn thật sự làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn. Nó làm bạn thức thao láo vào ban đêm. Và nó cũng không giúp ích gì cho các mối quan hệ của bạn. Nó làm cho những người bạn yêu thương cảm thấy bực dọc, vì nó chuyển gánh nặng trách nhiệm lên người họ.

Những người trì hoãn là được “tạo thành” chứ không phải được sinh ra như thế. Điều đó đồng thời là tin tốt lẫn tin xấu. Tốt là vì nó là một phản ứng do học được, và những gì có thể học được thì đều có thể học để bỏ đi điều đó. Tin xấu là mặc dù có thể thay đổi được, nó đòi hỏi rất nhiều năng lượng tinh thần và bạn không nhất thiết phải cảm thấy được thay đổi từ nội tại.

Bạn nên biết là nhiều người nghĩ họ là những người trì hoãn nhưng thật ra là không phải. Trong một thế giới của hằng ha sa số những deadline, họ chỉ là đặt quá nhiều thứ vào list những việc cần làm của họ. Họ không trốn tránh những công việc đó, một đặc điểm của những người trì hoãn chính thống; họ sẽ làm những việc đó, chỉ là không hết những việc trong list như họ mong muốn.

Rất dễ để biết bạn có phải là một người trì hoãn thật sự hay không. Theo Joseph Ferrari, tiến sĩ và giáo sư tâm lý đại học De Paul ở Chicago, những người trì hoãn thật sự tự bảo với họ 5 điều dối lừa sau:

Họ ước tính lượng thời gian còn lại (trước deadline) để họ hoàn thành công việc là quá dư dã.
Họ đánh giá thấp lượng thời gian mà công việc đòi hỏi để hoàn thành.
Họ đánh giá quá cao việc họ sẽ cảm thấy có động lực để làm việc vào ngày mai, tuần tới hay tháng tới, vào bất kể lúc nào họ muốn hoãn công việc lại.
Họ nghĩ một cách sai lầm rằng để hoàn thành tốt công việc đòi hỏi họ phải cảm thấy muốn làm nó.
Họ tin tưởng một cách sai lầm rằng làm việc khi không có hứng sẽ không đạt được hiệu quả tối đa.
Những người trì hoãn cũng chủ động tìm kiếm những sự phân tán tư tưởng khác, đặc biệt những thứ không cần phải có sự cam kết trách nhiệm cao ở phía họ. Kiểm tra email là một hành vi được tạo ra riêng cho mục đích này. Cái bí mật nhỏ xấu xa là những người trì hoãn tự phân tâm họ như là một cách để điều chỉnh cảm xúc của riêng họ, chẳng hạn như nỗi sợ thất bại.

Vì vậy hãy chấp nhận rằng một số việc sẽ không phải dễ như bỡn cho dù bạn có “ủ” nó bao lâu trên bàn làm việc. Bạn phải làm ngay bây giờ.

Làm cách nào để chống lại sự trì hoãn? Tiến sĩ Ferrari đề nghị một số chiến thuật để giảm sự trì hoãn như sau:

Tạo một danh sách những việc bạn cần phải hoàn thành.
Viết ra mục đích của mình.
Lập ra những mục tiêu mang tính thực tế (có thể đạt được)
Chia nhỏ công việc ra thành những nhiệm vụ cụ thể.
Làm cho công việc của bạn có ý nghĩa nào đó.
Hứa tự thưởng cho bản thân.
Loại bỏ những công việc mà bạn không bao giờ dự định làm. Hãy thành thật với bản thân trong việc này!
Dự đoán lượng thời gian mà bạn nghĩ cần phải mất để hoàn thành công việc. Và sau đó nhân đôi lượng thời gian đó lên.



Trần Đình Tuấn dịch

Nguồn: http://www.psychologytoday.com/artic...rocrastination
 

Bình luận bằng Facebook

Top