Nhìn "hành tinh xanh" từ những lăng kính khác nhau, nhân dịp sắp tới Ngày Trái đất - 22/4.Ngày 22/4 hàng năm được coi là Ngày Trái đất. Đây là ngày để nhân loại dành thời gian suy nghĩ về những gì đã và đang diễn ra với môi trường mà họ sống. Con người với ảnh hưởng lớn của mình đã có tác động lớn nhất, tốt có, xấu có nhưng tựu trung, những hành động đó đã làm thay đổi hình hài của Trái đất rất nhiều.
Chùm ảnh tổng hợp hướng tới Ngày Trái đất dưới đây sẽ đem lại những góc nhìn khác nhau về hành tinh bao la của chúng ta: đó là vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú, khoảnh khắc tuyệt vời của sinh vật, thành tựu mới trong công cuộc khám phá Địa cầu/tái tạo năng lượng mới hay những thực trạng hiển hiện về môi trường...
Chùm ảnh tổng hợp hướng tới Ngày Trái đất dưới đây sẽ đem lại những góc nhìn khác nhau về hành tinh bao la của chúng ta: đó là vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú, khoảnh khắc tuyệt vời của sinh vật, thành tựu mới trong công cuộc khám phá Địa cầu/tái tạo năng lượng mới hay những thực trạng hiển hiện về môi trường...
Nổi bật giữa màu xanh ngát của đồng cỏ là màn tung cánh liên hồi của cô bọ rùa.
Chú khỉ tuyết Nhật Bản đang thật sự thư giãn trong suối nước nóng lộ thiên tại thung lũng Jigokudani. Cứ vào mỗi buổi sáng, đàn khỉ tuyết lại “thưởng” cho mình những giờ phút hết sức thoải mái trước khi trở về rừng vào buổi chiều.
Hình ảnh hai chú voi trưởng thành tại công viên quốc gia Tsavo-east ở Kenya. Quốc gia châu Phi này đang phải chịu sự hoành hành của nạn săn trộm voi, bất chấp mọi nỗ lực của chính phủ.
Cảnh tượng ngoạn mục chụp một chú sơn dương trên sườn núi Ramon Crater ở sa mạc Negev, Israel.
Hình ảnh cực quang xuất hiện giữa Nam Cực và Úc được ghi lại bởi phi hành gia Andre Kuipers từ ngoài vũ trụ.
Ảnh Mặt trăng "nửa vầng" được chụp tại đỉnh núi Vrenelisgaertli, Thụy Sĩ.
Bên trong hang Niah Great tại công viên quốc gia Niah của Malaysia. Hang động Niah Great được ghi nhận là nơi có dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của loài người hiện đại (homo sapien) và cũng là một trong những hang động đá vôi lớn nhất thế giới.
Những bông hoa thủy tiên vàng nở rộ dưới ánh nắng tháng Ba cực hiếm hoi ở Anh.
Khoảnh khắc phun trào dữ dội của núi lửa Etna trên đảo Sicily, Italy vào ngày 1/4 vừa qua.
Hình ảnh được chụp vào lễ khánh thành nhà máy năng lượng mặt trời Gemasolar đặt tại Fuentes de Andalucia, Tây Ban Nha.
Chiếc máy bay thử nghiệm Solar Impulse với lần bay thử đầu tiên của mình. Điểm đặc biệt của mẫu máy bay này nằm ở việc 100% năng lượng được dùng là năng lượng mặt trời.
Chiếc xe của một đại diện đến từ Argentina trong cuộc thi đua ô tô sử dụng năng lượng mặt trời diễn ra tại sa mạc Atacama, Chile.
PlanetSolar, chiếc tàu sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên đi vòng quanh thế giới.
Cô Octavia Ccahuata cùng con gái mình trong căn bếp được dùng thử nghiệm cho dự án “Hot Clean House”, với mục đích sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm nhà và nấu nướng ở Bolivia.
Tiến sĩ Karen Gleason đang đặt trên tay mình công nghệ tương lai của ngành Năng lượng học. Mảnh giấy trên tay tiến sĩ có khả năng giữ được năng lượng từ Mặt trời để sử dụng như một loại pin trong tương lai.
Anh công nhân người Nhật "lọt thỏm" giữa những tấm pin năng lượng mặt trời tại nhà máy điện Ohgishima, thành phố Kawasaki.
Phát triển pin năng lượng mặt trời được coi là cách hiệu quả nhất để mang điện đến những vùng quê mà mạng lưới điện cao thế chưa thể vươn tới.
Với một quốc gia “nắng quanh năm” như Pakistan thì năng lượng mặt trời chính là câu trả lời hiệu quả nhất cho vấn nạn thiếu điện của đất nước này.
Những nhân công đang làm việc trong một trung tâm kiểm tra quạt gió. Trong ảnh là một cánh quạt dài 48m đang được thử nghiệm để đưa vào sử dụng trong việc tạo ra điện từ sức gió.
Một tuabin điện đang được lắp đặt tại sân bóng chày ở Cleveland. “Tác phẩm” của Đại học Cleveland này có thể tạo ra điện từ những cơn gió có tốc độ thấp nhất.
1 trong 4 tuabin điện đang trong quá trình lắp đặt. 4 chiếc tuabin tạo ra điện từ các dòng hải lưu này dự đoán có thể sản xuất ra năng lượng cho 3.000 hộ gia đình sử dụng trong năm 2012.
Phiên bản thử nghiệm của một máy phát điện từ sóng biển đang được chế tạo tại phòng thí nghiệm Resolute Marine Energy.
Để đối phó với lượng khí cacbonic quá lớn trong không khí, chính phủ Congo đã có biện pháp trồng rộng rãi một loại cây keo với mục đích lợi dụng sự quang hợp mạnh từ cây để lọc lại không khí.
Chàng thanh niên này đang cố gắng nhặt nhạnh lại những gì còn có thể dùng được trong hàng đống rác thải tại vịnh Manila, Philippines.
Mẫu nước thải từ hai công ty thuốc nhuộm xả ra sông đang được một nghiên cứu sinh lấy mẫu để phân tích ở Trung Quốc. Màu đỏ như máu này đến từ lượng thuốc nhuộm mà hai công ty thải ra, mà vẫn không hề có biện pháp xử lý nào.
Hình ảnh phản chiếu của những cây cọ qua lớp dầu loang tại Los Angeles, Mỹ.
Chất thải chảy ra từ một nhà máy lọc dầu trái phép ở ngoại ô Port Harcourt, Nigeria.
Những người công nhân này đang phải rút nước bị rò ra từ bồn chứa của một mỏ đồng tại Trung Quốc. Ở quốc gia đông dân nhất thế giới này, việc tàn phá môi trường từ những mỏ khai thác khoáng sản diễn ra triền miên dù đã có những án phạt lên đến hàng triệu USD được đưa ra nhằm răn đe những công ty vô trách nhiệm đó.
Những tay lâm tặc người Indonesia đang chuyển gỗ lậu bằng đường sông.
Những container trôi dạt ra từ một tàu chở hàng bị mắc cạn ngoài khơi New Zealand. Lạ một điều là con tàu đã bị kẹt ở vị trí đó suốt ba tháng trời và cuối cùng bị đắm mà không thấy có sự can thiệp nào từ con người.
Một chú nhóc đang nhặt nhạnh những đồng xu được các tín đồ theo đạo Hindu ném xuống sông Yamuna cho các nghi lễ diễn ra tại đây. Con sông ô nhiễm nhất Ấn Độ này mỗi ngày phải “gánh” hơn 3,2 triệu lít nước thải từ người dân thành phố New Delhi.
Những đám mây ô nhiễm vây kín cả Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Theo một thước đo mức độ ô nhiễm của Mỹ, không khí có số đo lớn hơn 150 là ô nhiễm, thì không khí ở Bắc Kinh có số đo đạt ngưỡng…403.
Một chiếc mặt nạ phòng độc gắn trên mặt tượng đài anh hùng độc lập Leonardo Bravo ở Mexico City trong một cuộc biểu tình phản đối những việc làm gây ô nhiễm của các công ty.
(Sưu tầm)Chú khỉ tuyết Nhật Bản đang thật sự thư giãn trong suối nước nóng lộ thiên tại thung lũng Jigokudani. Cứ vào mỗi buổi sáng, đàn khỉ tuyết lại “thưởng” cho mình những giờ phút hết sức thoải mái trước khi trở về rừng vào buổi chiều.
Hình ảnh hai chú voi trưởng thành tại công viên quốc gia Tsavo-east ở Kenya. Quốc gia châu Phi này đang phải chịu sự hoành hành của nạn săn trộm voi, bất chấp mọi nỗ lực của chính phủ.
Cảnh tượng ngoạn mục chụp một chú sơn dương trên sườn núi Ramon Crater ở sa mạc Negev, Israel.
Hình ảnh cực quang xuất hiện giữa Nam Cực và Úc được ghi lại bởi phi hành gia Andre Kuipers từ ngoài vũ trụ.
Ảnh Mặt trăng "nửa vầng" được chụp tại đỉnh núi Vrenelisgaertli, Thụy Sĩ.
Bên trong hang Niah Great tại công viên quốc gia Niah của Malaysia. Hang động Niah Great được ghi nhận là nơi có dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của loài người hiện đại (homo sapien) và cũng là một trong những hang động đá vôi lớn nhất thế giới.
Những bông hoa thủy tiên vàng nở rộ dưới ánh nắng tháng Ba cực hiếm hoi ở Anh.
Khoảnh khắc phun trào dữ dội của núi lửa Etna trên đảo Sicily, Italy vào ngày 1/4 vừa qua.
Hình ảnh được chụp vào lễ khánh thành nhà máy năng lượng mặt trời Gemasolar đặt tại Fuentes de Andalucia, Tây Ban Nha.
Chiếc máy bay thử nghiệm Solar Impulse với lần bay thử đầu tiên của mình. Điểm đặc biệt của mẫu máy bay này nằm ở việc 100% năng lượng được dùng là năng lượng mặt trời.
Chiếc xe của một đại diện đến từ Argentina trong cuộc thi đua ô tô sử dụng năng lượng mặt trời diễn ra tại sa mạc Atacama, Chile.
PlanetSolar, chiếc tàu sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên đi vòng quanh thế giới.
Cô Octavia Ccahuata cùng con gái mình trong căn bếp được dùng thử nghiệm cho dự án “Hot Clean House”, với mục đích sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm nhà và nấu nướng ở Bolivia.
Tiến sĩ Karen Gleason đang đặt trên tay mình công nghệ tương lai của ngành Năng lượng học. Mảnh giấy trên tay tiến sĩ có khả năng giữ được năng lượng từ Mặt trời để sử dụng như một loại pin trong tương lai.
Anh công nhân người Nhật "lọt thỏm" giữa những tấm pin năng lượng mặt trời tại nhà máy điện Ohgishima, thành phố Kawasaki.
Phát triển pin năng lượng mặt trời được coi là cách hiệu quả nhất để mang điện đến những vùng quê mà mạng lưới điện cao thế chưa thể vươn tới.
Với một quốc gia “nắng quanh năm” như Pakistan thì năng lượng mặt trời chính là câu trả lời hiệu quả nhất cho vấn nạn thiếu điện của đất nước này.
Những nhân công đang làm việc trong một trung tâm kiểm tra quạt gió. Trong ảnh là một cánh quạt dài 48m đang được thử nghiệm để đưa vào sử dụng trong việc tạo ra điện từ sức gió.
Một tuabin điện đang được lắp đặt tại sân bóng chày ở Cleveland. “Tác phẩm” của Đại học Cleveland này có thể tạo ra điện từ những cơn gió có tốc độ thấp nhất.
1 trong 4 tuabin điện đang trong quá trình lắp đặt. 4 chiếc tuabin tạo ra điện từ các dòng hải lưu này dự đoán có thể sản xuất ra năng lượng cho 3.000 hộ gia đình sử dụng trong năm 2012.
Phiên bản thử nghiệm của một máy phát điện từ sóng biển đang được chế tạo tại phòng thí nghiệm Resolute Marine Energy.
Để đối phó với lượng khí cacbonic quá lớn trong không khí, chính phủ Congo đã có biện pháp trồng rộng rãi một loại cây keo với mục đích lợi dụng sự quang hợp mạnh từ cây để lọc lại không khí.
Chàng thanh niên này đang cố gắng nhặt nhạnh lại những gì còn có thể dùng được trong hàng đống rác thải tại vịnh Manila, Philippines.
Mẫu nước thải từ hai công ty thuốc nhuộm xả ra sông đang được một nghiên cứu sinh lấy mẫu để phân tích ở Trung Quốc. Màu đỏ như máu này đến từ lượng thuốc nhuộm mà hai công ty thải ra, mà vẫn không hề có biện pháp xử lý nào.
Hình ảnh phản chiếu của những cây cọ qua lớp dầu loang tại Los Angeles, Mỹ.
Chất thải chảy ra từ một nhà máy lọc dầu trái phép ở ngoại ô Port Harcourt, Nigeria.
Những người công nhân này đang phải rút nước bị rò ra từ bồn chứa của một mỏ đồng tại Trung Quốc. Ở quốc gia đông dân nhất thế giới này, việc tàn phá môi trường từ những mỏ khai thác khoáng sản diễn ra triền miên dù đã có những án phạt lên đến hàng triệu USD được đưa ra nhằm răn đe những công ty vô trách nhiệm đó.
Những tay lâm tặc người Indonesia đang chuyển gỗ lậu bằng đường sông.
Những container trôi dạt ra từ một tàu chở hàng bị mắc cạn ngoài khơi New Zealand. Lạ một điều là con tàu đã bị kẹt ở vị trí đó suốt ba tháng trời và cuối cùng bị đắm mà không thấy có sự can thiệp nào từ con người.
Một chú nhóc đang nhặt nhạnh những đồng xu được các tín đồ theo đạo Hindu ném xuống sông Yamuna cho các nghi lễ diễn ra tại đây. Con sông ô nhiễm nhất Ấn Độ này mỗi ngày phải “gánh” hơn 3,2 triệu lít nước thải từ người dân thành phố New Delhi.
Những đám mây ô nhiễm vây kín cả Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Theo một thước đo mức độ ô nhiễm của Mỹ, không khí có số đo lớn hơn 150 là ô nhiễm, thì không khí ở Bắc Kinh có số đo đạt ngưỡng…403.
Một chiếc mặt nạ phòng độc gắn trên mặt tượng đài anh hùng độc lập Leonardo Bravo ở Mexico City trong một cuộc biểu tình phản đối những việc làm gây ô nhiễm của các công ty.
Last edited by a moderator: