[IT] Facebook Like Button - Một văn hóa của mạng xã hội

mrthang

Thành viên mới

“Bạn tham gia Facebook từ khi nào ?” – Đây chắc chắn là câu hỏi không ai có thể trả lời ngay được và cũng không biết làm thế nào để trả lời chính xác ngày tháng năm. Mình tham gia FaceBook từ cái thời mà dân tình mạng đang rộ lên phong trào Yahoo 360, vậy mà thấm thoát cũng gần 3 năm rồi. Hồi đó, người người blogging, nhà nhà blogging và báo chí, truyền thông thì chả ai nói gì đến Facebook. Vậy mà giờ đây, nó đã trở ông vua của mạng xã hội toàn cầu với 500 triệu thành viên ( 7/2010), thật chả ai ngờ đến điều này.

Hồi Facebook còn sơ khai, mình vào tạo 1 tài khoản vì đam mê thương mại điện tử và tò mò tìm tòi những công nghệ về web 2.0, rồi sau đó bỏ xó ở đó cho đến ngày Yahoo 360 bị khai tử. Khi cộng đồng mạng buộc lòng phải đổ bộ sang Facebook thì nhiều đứa bạn vẫn hay nói với mình rằng: “ Anh Thắng, anh có chơi Facebook không ? sao em thấy cái này nhìn vô chả hiểu xài thế nào nữa , rắc rối quá ! “. Hehe, vậy mà giờ bạn bè mình đã trở thành những “master” trong căn nhà Facebook rộng lớn rồi đó. Trong đó, một trong những tính năng nổi bật và thể hiện đặc tính "truyền nhiễm " (viral) của Facebook đó là “Share” và gần đây là “Like”.


Nút Share thì đã xuất hiện từ đời thuở nào rồi (có lẽ là từ 2006), còn nút “Like” thì hiện giờ là ngôi sao của năm 2010 ( ra mắt 4/2010). Tiền thân của “Like” và “Become a Fan” – một cụm từ quá dài dòng để miêu tả rằng mình thích một cái gì đó. Và giờ đây khi đã ý thức được tính hiệu quả của 2 chức năng này, cộng đồng mạng nhà mình đã sử dụng một cách triệt để cả 2 nút mà đặc biệt là nút “Like” cũng như đẩy giá trị của nó lên trở thành một khía cạnh văn hóa khi bấm.




Nút "Like" ngày xưa là nút "Become a Fan"



Nút "Like" hiện nay.

[video=youtube;aCZKfbkdVz8]http://www.youtube.com/watch?v=aCZKfbkdVz8&feature=player_embedded[/video]

Một đoạn clip vui trên mạng về nút "Like"

Khi bấm “Like” cũng như “Share” thì nội dung đó sẽ được hiển thị trên profile của mình. Và khi đó, trên news feed của bạn mình cũng sẽ hiển thị rằng mình đã “share” hoặc “like” và rồi bạn của bạn mình cũng sẽ biết đến nó (nếu bạn của mình cũng "like") rồi cứ thế mà lan truyền ra như một “căn bệnh truyền nhiễm” ;)). Vậy về cơ bản thì hai nút này có gì khác nhau đâu ? Tại sao chúng lại tồn tại như thế ?



Thực ra là có sự khác nhau cơ bản về cách hiển thị thông tin khi chúng ta bấm chọn bấm 2 nút này. Đối với nút “Like” thì mình chỉ cần bấm 1 click thôi là thông tin sẽ được share ngay và nó sẽ hiển thị thế này trên profile của mình nè:



Ngược lại nếu vào một Page của Facebook ví dụ như trang của “hội những người yêu mèo” và bấm “Like” chúng ta sẽ trở thành “fan” của trang í, và sẽ thường xuyên được cập nhật các thông tin từ hội này trên News Feed của mình (nếu có tin hoặc post). Ngoài ra những trang (Page) này còn được liệt kê vào trong phần sở thích của mình ở tab info.





Những Page được bấm "like" sẽ được liệt kê trong mục sở thích của info

Còn nếu bấm vào nút “Share” thì một pop up hoặc một trang mới sẽ mở ra cho phép ta thêm comment vào thông tin mà mình share kèm theo thumbnail của và 1 đoạn trích của bài viết. Sau khi bấm “submit” thì ta còn phải đánh một đoạn chữ kiểm tra (captcha) để tránh spam. Hơi nhiều thao tác và đòi hỏi công phu nhỉ ;)



Rõ ràng thông tin được chia sẻ khi bấm nút “Share” hoàn toàn bắt mắt và thể hiện sự quan tâm nhiều hơn là khi bấm nút “Like”. Và khi biết bạn bè của mình “thích” một một bài viết, một bức ảnh, một đoạn clip mà mình post lên, ai mà chả thấy ấm lòng nhỉ hihi. Và ngược lại khi biết bạn bè của mình “thích” một cái gì đó, mình lại có xu hướng tò mò xem xem đó là cái thứ quái gì vậy ;)). Mỗi nút đều có những ưu điểm riêng của nó. Vì thế mà người ta nói “Sharing is Caring” còn “Liking is Rewarding” ;). Và có lẽ vì lí do đó mà Facebook đã cải tiến nút “Like” có thêm một pop up cho phép chúng ta thêm comment của mình sau khi đã bấm “Like”



Tuy nhiên điều kì diệu của “Like” không chỉ nằm ở đó, bản thân mình còn thấy có nhiều thứ hay ho hơn với cái icon này. Chính xác là icon này bé tí nhưng tác động của nó tới tâm lý của chúng ta là rất lớn. Tai sao thế ? Bản thân mình cũng là một tín đồ của “Like” nhưng rồi tự nhiên một hôm mình tự hỏi:” Tại sao mình lại muốn bấm “like” vậy nhỉ ?” . Trên các diễn đàn nước ngoài thì có một số câu trả lời nghe rất thú vị, phức tạp, và chen lẫn khôi hài như thế này:




Tui bấm Like khi tôi tìm thấy điều gì đó thú vị muốn chia sẻ và biết đâu đó tui sẽ quay lại để xem.



Tui bấm Like để sau này có thể tìm lại thông tin một cách nhanh chóng ( vì khi bấm Like thì thông tin đó sẽ được lưu vào phần Interest của bạn), đồng thời để chia sẻ nó với bạn bè và biết đâu họ cũng thích nó như tui.



Tui "Like" những thứ trên Facebook phần lớn vì tui thích chúng và đôi khi cũng có chủ ý ủng hộ bạn bè.



Tui bấm "Like" tại tui thấy thứ gì đó dzui. Điều đó tự nhiên như ngoài đời thui mà.



Tui bấm "Like" để có thể được update về thông tin đó khi có người khác comment.



Vì đơn giản đó là cái nút, mà người ta thường thấy cái cái gì giống cái nút là hay bấm vào


Chắc hẳn ai mà xem xong chùm ảnh trên cũng đều đang khúc khích cười, thế nhưng có lẽ câu trả lời đơn giản nhất đó là



Xét về mặt tâm lý thì theo Blogger Niall Harbison


Chúng ta luôn có xu hướng thích động viên hay khích lệ ai đó. Nếu một nghệ sĩ biểu diễn hay, chúng ta vỗ tay, nếu bồi bàn phục vụ tốt, chúng ta sẵn sàng rút tiền boa. Và sao nữa, icon “Like” thì thật nhỏ bé và dễ dàng click đến nỗi chúng ta không ngần ngại phải hà tiện mấy phần trăm của giây để thực hiện tác vụ ấy chứ sao nữa. Thật quá tiện lợi chứ còn gì, chả cần phải nói năng chi nhiều, “Like” một phát là hiểu ;) – Nói đùa một câu chứ bấm “Like” có phải đóng thuế không nhỉ hehe.


Mặt khác, “Like” có tính phản ứng dây chuyền. Chúng ta luôn có xu hướng tin tưởng vào những nguồn thông tin được chia sẻ từ bạn bè và người thân của mình. Trung bình nếu cứ nhìn vào một link, hình ảnh, clip hoặc status có từ 4 người thích trở lên, chúng ta sẽ có xu hướng nhảy vào xem nó có cái gì mà người ta khoái đến vậy, và nếu thực sự nó hay ho đến vậy hoặc chí ít cũng là kha khá thú vị thì chúng ta cũng sẵn lòng bấm “Like” do tâm lý đám đông. Đó cũng là một trong những lí do vì sao mà các website hiện nay ngày càng chú trọng đặt nút “Like” cạnh bài viết cùa mình đến như vậy.




Có thể phân tích thêm một số trường hợp mà người dùng nghĩ gì khi bấm “Like” như sau ( Theo blogger Debra Askanase):

Khi vào một trang (Page) trên Facebook, chúng ta thường thấy có hai khu vực đó là:




friends who like” – những người mà chúng ta biết thích trang này.
people who like” – Những người mà bạn không quen biết thích trang này.

Nếu ở khung ”friends who like” mà mình thấy có chục bạn thân của mình thích trang này, thì khả năng mình bấm “like” cũng cao lắm đó nha ;-) Hoặc nếu nhìn vào khung “people who like” có Mỹ Tâm, Đan Trường, Bảo Thy, Đông Nhi….hay nói chung là những người nổi tiếng thích, hoặc chí ít là một cô gái thật là hot thích nó, xác suất chúng ta bấm Like cũng cao ngất ngưởng, vì chúng ta cũng muốn xếp hàng trong bảng danh sách danh giá ấy, phải hem nhỉ ? hehe. Một lần nữa, tâm lý đám đông và “đặc tính ảnh hưởng” lại chiến thắng và kẻ đáng khen chính là Facebook hehe. Các marketer của các công ty có Page trên facebook cũng tận dụng đặc tính này để thu hút người dùng trở thành Fan của mình. Họ sử dụng những “nhóm người nòng cốt có ảnh hưởng lớn” chủ động bấm “Like” và thế là kéo theo đó hàng loạt các fan hâm mộ.

Đó chỉ là những ý kiến dựa trên khảo sát tâm lý, còn đối với các bạn của mình thì sao nhỉ, chúng ta thử cùng làm một cuộc khảo sát đê ;))
Chúng ta, những người dùng Facebook ở Việt Nam sẽ trả lời ra sao ? Tại sao chúng ta lại bấm Like ?



Vậy sau cùng thì ai là người hưởng lợi từ những "cái click chuột dễ dàng” ấy ? Chính là Facebook chứ ai ;). Mỗi click “like” của chúng ta đều được Facebook thống kê lại để phân khúc đối tượng người dùng. Đó chính là những thông tin vô giá cho việc nghiên cứu tiếp thị và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của các công ty và tổ chức. Ai mà biết được Facebook có bán những thông tin đó không hay những hacker có thể lấy "chôm" được những thông tin này để kiếm lợi nhỉ. Hì hì, có trời mà biết :evil:

Như vậy rõ ràng nút “Like” nhỏ bé cực kì nhưng lại có tác động thật to lớn. Đối với các marketer của các công ty hay tổ chức, đó sẽ là công cụ để họ tìm thấy những “fan hâm mộ” sản phẩm, dịch vụ của mình và truyền thông, quảng cáo một cách thân thiện. Có những trang mà số lượng fan lên đến cả trăm nghìn thì độ phủ và sức mạnh lan truyền của sản phẩm hay dịch vụ đó sẽ to lớn đến như thế nào, chắc ai cũng có thề hình dung ra được.




Thế nhưng, một ngày nọ, mình nhận được một loạt email update từ facebook rằng bạn "Khỉ Trắng" mới mình Like trang ABC, DEF, GHI….nào đó. Thực sự mình điều mình nghĩ ngay trong đầu là gì :” WTF ! Khỉ trắng là ai ? Mình chưa hề quen biết mà lại kêu mình thích mấy cái trang này ?”. Đa phần mình ngó lơ ngay, nhưng vì bạn ấy cứ gửi liên tục mấy ngày sau làm mình bực mình thiệt sự và phải vào xem. Và kết quả là mình chả thích cái nào. Vấn đề ở đây không phải là bạn Khỉ Trắng gửi đề nghị mình "Like" quá nhiều mà là bạn Khỉ Trắng ơi, bạn là ai ? Nếu như bạn là một người có trong friend list của mình hay ít nhất cũng từng qua ới vài tiếng "comment" thì chắc có lẽ mình cũng thích ít nhất 80% số trang bạn mời. Thiết nghĩ mạng xã hội cũng giống như đời thực mà thôi.

Quãng đường từ lúc quen biết nhau cho đến khi một trong hai người mở miệng nói "I like U" là không ngắn. Nếu bạn là người thường xuyên viếng thăm, chia sẻ, mìm cười, động viên một cách thật lòng hay thậm chí tranh luận thằng thắn với người bạn của mình thì khoảng cách giữa hai người sẽ ngày càng rút ngắn, cảm tình chắc chắn sẽ tăng lên và việc "Like" chỉ là vấn đề trong tích tắc. Thậm chí, đến lúc đó có lẽ bạn Khỉ Trắng sẽ còn biết sở thích của mình là gì ( vào tab info là thấy liền chứ gì !) để có thể mời mình "Like" những trang nào cho hợp khẩu vị nữa là đằng khác chứ không cần phải spam ào ạt như thế này:




Đó cũng chính là một khia cạnh văn hóa của “Like” mà thực sự bất kì Social Marketer nào cũng nên quán triệt vì chúng ta đang ở trên môi trường Social và nếu bạn không thực sự “Sociable “ thì đừng nên làm Marketer trên môi trường này - Don't be Evil ! Chúng ta chỉ có thể là những Social Marketer thực sự khi chính bản thân chúng ta phải tham gia và trải nghiệm nó. Bấm Like rất dễ dàng và không tốn thời gian, nhưng đừng vì thế mà lạm dụng nó một cách vô tội vạ. Định lừa tui bấm "Like" à , quên đi nhá ! :cool:



Ngoài nút Like cũng là một công cụ để Pr bản thân rất hữu hiệu. Có một điều mà mình nghiệm ra rằng đó là tại cái xã hội Facebook này, hãy trở thành "người tốt trong đám đông" (Be good in the crowd) nếu muốn Pr cho bản thân. Cứ tưởng tượng mà xem, có một người bạn luôn đối xử rất tốt với mình, lúc nào bạn ấy cũng khen thưởng, tán tụng và comment mình bằng những lời có cánh khiến mình ngất ngây con gà tây. Trong mắt mình, đó là người bạn số 1. Rồi một ngày nọ, khi núp trong sau cánh cửa hẹp, mình phát hiện bạn ấy đang nói xấu sau lưng mình. Thế là a lê hấp, thần tượng sụp đổ, mọi “tín dụng” mà mình dành cho bạn ấy chợt không cánh mà bay cũng như người ấy đã “thấu chi” tình cảm mà mình dành cho và khó có cơ hội trả được món nợ này. Điều đó còn khủng khiếp hơn trên môi trường Facebook, khi không chỉ người bạn lươn lẹo ấy bị mình khinh bỉ mà cả trăm thậm chí cả ngàn người khác cũng sẽ biết đến sự dối trá đó. Lúc đó thì chỉ có nước tạo một tài khoản với cái tên khác mà giao du trên này thôi ;-). Chính vì vậy, khi thấy một thông tin nào đó hay một comment nào đó thực sự có ý nghĩa, vui, hay đối với bản thân, mình mới “Like”, và mỗi click “Like” sẽ xuất phát từ trái tim của chính mình. Nó sẽ là món quà vô giá và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Không nên click Like bừa bãi chỉ để Pr cho bản thân hay lấy lòng người khác.

Vậy để cho mọi việc đơn giản hơn và để chúng ta không cần phải hai mặt với nhau, có lẽ Facebook đang thiết kế các nút khác như : “Dislike” , “Hate”, hay “Nut !” hoặc thậm chí là “F*** U” chăng ( đùa tí ;) . Trong đó nút Dislike đã có rồi đó mọi người. Mọi người có thể vào trang này để thể hiện “Dislike” của mình hehe.
Dislike Button


Tóm lại, theo mình click "Like" có thể được xem là một văn hóa và người click like cũng nên là người có văn hóa . Cuộc đời thật là trớ trêu, chỉ một cái nút “Like” bé tí mà khuấy đảo cả thế giới. Càng ngẫm nghĩ mình càng thấy cái câu này đúng thật là đúng:

Sharing is (truly) Caring, Liking is (truly) Rewarding ;)
[video=youtube;ua2tHsIg7_g]http://www.youtube.com/watch?v=ua2tHsIg7_g&feature=player_embedded[/video]​
Một đoạn Clip giới thiệu về nút Like tại hội nghị F8 ( có phụ đề tiếng Việt)


P/S:
Mọi người dùng app này của Facebook để xem mình đã tham gia Facebook từ khi nào nha. Link
 

Bình luận bằng Facebook

Top