onetalomila
Thành viên mới
Dù không ai nhắc đến khủng hoảng hay suy thoái kinh tế nhưng khó khăn vẫn chồng chất lên vai của người dân và các doanh nghiệp Việt Nam. Cũng từ đó, người ta lại nghe nhiều đến việc cắt giảm chi phí. Thực ra khi làm ăn, ai cũng quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí. Nhưng đa phần (đến # 93%) người quản lý cảm thấy không an tâm về việc sử dụng chi phí ở đơn vị mình. Theo thống kê từ The Aberdeen Group( Mỹ), hàng năm các công ty trên toàn thế giới đã chi lố gần 260 tỉ USD (số liệu 2003). Con số quả thật không nhỏ.
Có người còn nói rằng: “lãng phí chính là con ma”. Nó ít khi hiện nguyên hình là đồng tiền, mà thường nhập vào bất cứ ai (từ nhân viên đến nhà quản lý cao cấp…). Nó nhập vào bất cứ cái gì (tài sản, vật tư, công lao động,thời gian, địa điểm,..). Vì là “bóng ma” nên nó xuất hiện mọi lúc, mọi nơi và rất khó phát hiện. Để có thể ứng phó với “con ma” lãng phí này, các nhà lãnh đạo cần phải có cái nhìn thông suốt bằng lăng kính “chiếu yêu” để tránh việc “thà cắt nhầm còn hơn bỏ sót” – đây là giải pháp thường thấy trong việc tránh lãng phí tạm thời của các doanh nghiệp hiện nay, bởi vì họ không biết giải pháp nào hiệu quả hơn.
Vì vậy, công tác quản lý chi phí không chỉ là trách nhiệm của phòng tài chính kế toán thống kê. Đó là trách nhiệm của mọi phòng ban. Tùy theo tầm nhìn của lãnh đạo trong mỗi doanh nghiệp mà ở đó sẽ có thái độ nhìn nhận và ứng phó với loại lãng phí tương ứng. Theo kinh nghiệm, chiến lược quản lý chi phí thành công phải là sự phối hợp giữa chiến lược “toàn dân” và chiến lược “tăng trưởng bền vững” trong kinh doanh.
Bài toán đặt ra trong quá trình thực thi chiến lược này là làm sao để mọi người thấu hiểu và tin tưởng vào chính sách của doanh nghiệp. Người ta thường quan niệm rằng quản lý chi phí là những vấn đề trừu tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn của tài chính kế toán mà bản thân họ khó lòng thấu hiểu. Ngày nay, lòng tin của nhân viên vào doanh nghiệp đang xuống dốc cực kỳ nghiêm trọng. Họ thường hỏi nhau rằng vì sao họ nên tham gia vào việc phòng chống lãng phí trong khi chức năng của họ là phải hoàn thành công tác chuyên môn?
Do đó lời giải cho vấn đề trên là năng lực truyền thông trong việc quản trị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không nên áp đặt nhân viên thông qua các văn bản pháp qui nội bộ và o ép họ thi hành. Hãy để mọi người ngộ ra vấn đề thông qua những hoạt động mà họ yêu thích. Game, âm nhạc, phim ảnh, chuyện kể là những hoạt động giải trí thường có ở mỗi người. Các bạn hãy dùng những phương tiện này để truyền tãi các vấn đề về quản lý chi phí. Biết đâu sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Có người còn nói rằng: “lãng phí chính là con ma”. Nó ít khi hiện nguyên hình là đồng tiền, mà thường nhập vào bất cứ ai (từ nhân viên đến nhà quản lý cao cấp…). Nó nhập vào bất cứ cái gì (tài sản, vật tư, công lao động,thời gian, địa điểm,..). Vì là “bóng ma” nên nó xuất hiện mọi lúc, mọi nơi và rất khó phát hiện. Để có thể ứng phó với “con ma” lãng phí này, các nhà lãnh đạo cần phải có cái nhìn thông suốt bằng lăng kính “chiếu yêu” để tránh việc “thà cắt nhầm còn hơn bỏ sót” – đây là giải pháp thường thấy trong việc tránh lãng phí tạm thời của các doanh nghiệp hiện nay, bởi vì họ không biết giải pháp nào hiệu quả hơn.
Vì vậy, công tác quản lý chi phí không chỉ là trách nhiệm của phòng tài chính kế toán thống kê. Đó là trách nhiệm của mọi phòng ban. Tùy theo tầm nhìn của lãnh đạo trong mỗi doanh nghiệp mà ở đó sẽ có thái độ nhìn nhận và ứng phó với loại lãng phí tương ứng. Theo kinh nghiệm, chiến lược quản lý chi phí thành công phải là sự phối hợp giữa chiến lược “toàn dân” và chiến lược “tăng trưởng bền vững” trong kinh doanh.
Bài toán đặt ra trong quá trình thực thi chiến lược này là làm sao để mọi người thấu hiểu và tin tưởng vào chính sách của doanh nghiệp. Người ta thường quan niệm rằng quản lý chi phí là những vấn đề trừu tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn của tài chính kế toán mà bản thân họ khó lòng thấu hiểu. Ngày nay, lòng tin của nhân viên vào doanh nghiệp đang xuống dốc cực kỳ nghiêm trọng. Họ thường hỏi nhau rằng vì sao họ nên tham gia vào việc phòng chống lãng phí trong khi chức năng của họ là phải hoàn thành công tác chuyên môn?
Do đó lời giải cho vấn đề trên là năng lực truyền thông trong việc quản trị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không nên áp đặt nhân viên thông qua các văn bản pháp qui nội bộ và o ép họ thi hành. Hãy để mọi người ngộ ra vấn đề thông qua những hoạt động mà họ yêu thích. Game, âm nhạc, phim ảnh, chuyện kể là những hoạt động giải trí thường có ở mỗi người. Các bạn hãy dùng những phương tiện này để truyền tãi các vấn đề về quản lý chi phí. Biết đâu sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Last edited by a moderator: