Trung Nguyên
Thành viên mới
"Mình nghĩ câu chuyện về Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend - ông Đặng Lê Nguyên Vũ rất phù hợp để truyền kinh nghiệm, cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên miền Tây" - Nguyễn Tiểu Ngọc nói.
Ngày 16/9, Hành trình Từ Trái Tim đã đến thăm, trao sách, tổ chức tọa đàm giao lưu về văn hóa đọc tại ĐH Trà Vinh và thư viện tỉnh Trà Vinh. Sau đó, trong ngày đoàn di chuyển về Sóc Trăng và sẽ có nhiều hoạt động khác tại đây trong ngày 17/9, trước khi đi tiếp tới các tỉnh khác vùng ĐBSCL.
Nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, thuộc vùng cuối nguồn sông Mekong, Trà Vinh là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu: nước biển dâng và việc thủy điện thượng nguồn ngăn phù sa, giảm lũ về.
Rất nhiều huyện trên địa bàn tỉnh đã và đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của việc xâm nhập mặn, hạn hán. Có năm, vì lũ về chậm, ao hồ ở Trà Vinh khô trơ đáy, hàng trăm nghìn héc-ta lúa khô cháy. Mất mùa xảy ra liên miên.
Trong bối cảnh đó, tỉnh đã chuyển hướng từ chuyên canh trồng lúa sang phát triển thêm thủy hải sản, xác định sống chung với nước mặn. Nhờ sức sáng tạo, sự chăm chỉ, cần cù của người dân, chính sách phù hợp từ chính quyền mà 6 tháng đầu năm 2019, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Trà Vinh đạt 17%, cao nhất từ trước đến nay và đứng đầu khu vực ĐBSCL, đứng thứ 2 cả nước.
Trong chuyến đi cùng Hành trình Từ Trái Tim đến trao sách tại ĐH Trà Vinh, chúng tôi có cơ hội được tiếp xúc với các bạn trẻ nơi đây. Chia sẻ của họ khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi bên trong những thanh niên đa số vóc người nhỏ nhắn của miền sông nước Trà Vinh là những khát vọng lớn, mãnh liệt.
Điều đó phần nào giúp lý giải tốc độ phát triển nhanh vượt bậc của Trà Vinh và cũng là minh chứng cho câu nói: "Càng xuất phát ở vạch đích khó khăn, con người ta càng nuôi nhiều khát vọng vĩ đại".
"Bát cơm trắng rất quý, mà sao người Việt lại mặc định trồng lúa sẽ nghèo?"
Đó là trăn trở của bạn Nguyễn Tiểu Ngọc (sinh viên năm thứ 3, ngành Ngôn ngữ Anh). Sinh ra và lớn lên ở Trà Vinh, Ngọc hiểu rất rõ sự vất vả của người nông dân quê mình khi họ liên tục phải đấu chọi với thiên tai, sâu bệnh để làm ra hạt gạo, sản xuất trái cây nhiệt đới. Tình trạng mất mùa vẫn xảy ra; năm nào được mùa thì hoa trái, lúa gạo lại bị tiểu thương ép giá.
Khi theo đuổi ngành Ngôn ngữ Anh tại trường ĐH Trà Vinh, Ngọc luôn trau dồi thêm nhiều kiến thức với ước mơ xây dựng một công ty chế biến, xuất khẩu lúa gạo quy mô hàng đầu Việt Nam. Công ty này sẽ giúp tiêu thụ lúa gạo từ bà con, đưa hạt gạo đến khắp nơi trên thế giới với chất lượng tốt hơn, đem lại nhiều giá trị gia tăng.
"Mình rất muốn đi theo con đường của ông Đặng Lê Nguyên Vũ - người đã thành công trong việc biến hạt cà phê thô, ít giá trị trở thành những sản phẩm có giá trị cao, xuất khẩu ra thị trường thế giới, làm giàu cho quê hương, đất nước".
Nguyễn Tiểu Ngọc - Nữ sinh nuôi khát vọng lớn với hạt gạo - sản vật đặc trưng ở vùng ĐBSCL.
Theo Ngọc, miền Tây được ví là nơi "gạo trắng nước trong". Lúa gạo ở đây được xem như một đặc sản, quý không kém gì hạt cà phê ở vùng đất đỏ Tây Nguyên. Bát cơm trắng bao đời nay nuôi sống người dân cả nước. Hạt gạo do người nông dân vắt mồ hôi làm ra, đáng lẽ phải là thứ có giá trị cao, được trân quý khi xuất khẩu ra thế giới.
Thế nhưng, ở thị trường quốc tế, dù Việt Nam xuất khẩu lượng gạo lớn nhất nhì hành tinh, nhưng giá gạo Việt vẫn còn rẻ, ít được đánh giá cao như gạo Thái Lan. Và tất nhiên, nông dân miền Tây (nơi đóng góp sản lượng gạo lớn nhất cả nước) nghèo hơn nông dân Thái Lan rất nhiều.
"Mình cứ nghĩ mãi về điều ấy và tự hỏi, vì sao bát cơm thì quý nhưng người làm ra hạt gạo thì vẫn mãi nghèo? Tại sao những người xuất thân con nhà nông lại không thể trở thành những ông chủ, bà chủ lớn của ngành lúa gạo nước nhà, khiến hạt gạo quê mình có sức ảnh hưởng trên toàn cầu, trở thành một vựa lúa thực sự của thế giới".
Những hình ảnh đẹp trên đường Hành trình Từ Trái Tim đến với ĐH Trà Vinh.
Đoàn di chuyển bằng phà trên đường từ Trà Vinh tới Sóc Trăng.
Ngoài ra, cô cũng rất muốn tìm tòi, tạo ra những sản phẩm mới chế biến từ lúa như: Sản phẩm dưỡng da nguồn gốc từ gạo, các loại thực phẩm như bún, mì, miến, bột nếp, đồ uống từ gạo...
"Thay vì xuất khẩu gạo thô, những sản phẩm đã qua chế biến sẽ đem lại giá trị cao hơn", Diệu nói. "Mình nghĩ đây có lẽ cũng là thông điệp mà ông Vũ - người đã từng thành công với hạt cà phê - muốn nhắn nhủ đến sinh viên Trà Vinh khi đưa chương trình Hành trình Từ Trái Tim tới đây".
Trung Nguyên lan tỏa tinh thần chia sẻ, phụng sự vì cộng đồng
Nung nấu khát vọng khởi nghiệp trong ngành lúa gạo, cả Ngọc và Diệu đều luôn trăn trở với việc học hỏi, trau dồi kiến thức, vốn sống, xây dựng các mối quan hệ mỗi ngày.
Khi Hành trình Từ Trái Tim đến ĐH Trà Vinh trao sách, cả 2 bạn đều tin đây là chương trình rất ý nghĩa, giúp trang bị thêm kiến thức, thúc đẩy khát vọng vươn lên làm giàu để phụng sự cho dân tộc, quốc gia.
Bạn Lê Thị Ngọc Diệu chia sẻ rằng cô rất cảm phục tinh thần phụng sự của Tập đoàn Trung Nguyên Legend và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Đánh giá cao ý nghĩa của chương trình Hành trình Từ Trái Tim, bạn Ngọc mong muốn Tập đoàn Trung nguyên Legend sẽ đem sách phủ lên tất cả các trường học trên cả nước, đặc biệt là những nơi còn nghèo khó, khan hiếm đầu sách quý.
"Mình mong không chỉ có ĐH Trà Vinh mà tất cả mọi học sinh, sinh viên ở quê mình đều có đủ 5 đầu sách này đọc. Càng đọc sớm, họ sẽ càng được khai mở tư duy sớm hơn".
Ngoài ra, Ngọc cũng mong mỏi, bên cạnh 5 đầu sách quý: Khuyến học, Đắc nhân tâm, Nghĩ giàu làm giàu, Quốc gia khởi nghiệp, Không bao giờ thất bại tất cả là thử thách... Tập đoàn Trung Nguyên sẽ tặng thêm nhiều đầu sách quý khác.
Nữ sinh Trà Vinh hào hứng nghe PGS.TS Trần Hữu Đức chia sẻ hệ thức thành công.
Hội trường ĐH Trà Vinh không còn khoảng trống.
"Câu chuyện về Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend - ông Đặng Lê Nguyên Vũ rất phù hợp để truyền kinh nghiệm, cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên miền Tây. Ông xuất thân con nhà bần nông, khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Kinh nghiệm ấy rất quý, rất gần với người trẻ ĐBSCL" - Ngọc nói.
Anh Nguyễn Vũ Văn An - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp, ĐH Trà Vinh - đánh giá rất cao ý nghĩa chương trình Hành trình Từ Trái Tim mà Tập đoàn Trung Nguyên Legend tâm huyết tổ chức.
Theo anh An, từ năm 2017, kinh tế Trà Vĩnh đã và đang có nhiều bước tiến mới nhờ chính sách thúc đẩy khởi nghiệp của tỉnh. Tại ĐH Trà Vinh, nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, đào tạo kiến thức khởi nghiệp và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp sau khi ra trường.
"Sinh viên thường chưa có điều kiện khởi nghiệp do thiếu vốn, sự kết nối, thời gian và kiến thức. Vì thế, ĐH Trà Vinh luôn coi mình là một kênh hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp sau khi ra trường".
Anh An cho hay, sinh viên ĐH Trà Vinh rất giàu ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo. Chẳng hạn như công nghệ nano diệt trừ sâu bệnh phá hoại mùa màng của sinh viên trong trường đã khiến hàng loạt doanh nghiệp tỉnh khác phải chú ý. Sau khi ra trường, một số bạn cũng đã thành công khi mở doanh nghiệp sản xuất rượu dừa hoặc kinh doanh chuỗi quán cà phê kết hợp ẩm thực và các dịch vụ khác dành cho khách du lịch...
"Tuy nhiên, con đường từ ý tưởng đến thực tế vẫn còn rất xa. Vì thế, rất nhiều ý tưởng của sinh viên vẫn chưa thể hiện thực hóa.
Đoàn Hành tình Từ Trái Tim di chuyển trong thời tiết mưa nặng hạt đến Sóc Trăng với sự ủng hộ, hỗ trợ của CSGT địa phương.