Quan Thế Dân
Thành viên mới
Giá cả ở đây không rẻ hơn chỗ khác nhưng vẫn được nhiều người tìm đến vì có tiếng là bán "hàng thật". Người mua chủ yếu để đi biếu Tết, nếu mua phải rượu giả thì hỏng việc.
Vào dịp Tết tôi cũng từng đến đây mua quà biếu. Tôi dẫn theo con gái. Con bé rất háo hức được đi sắm Tết. Người đông như nêm cối, hàng hóa lấp lánh toàn ngoại nhập. Mướt mồ hôi lựa chọn, hai bố con tôi rồi cũng xách ra một giỏ hàng gồm rượu và chocolate ngoại. Trả tiền xong cũng hết một phần lớn khoản thưởng Tết.
Về nhà, tôi chia thành mấy túi quà, mỗi túi gồm một chai rượu và hộp bánh. Các túi quà chia xong được xếp vào góc nhà để lần lượt mang đi biếu. Khác với vẻ hăm hở lúc theo bố mua sắm, cô con gái thảng thốt hỏi: "Mang đi biếu hết hả bố?".
Có quà rồi tôi lên lịch đi biếu. Ngại nhất là gặp mặt người cần biếu, nói mấy câu chúc tụng khuôn sáo, đưa túi quà còm cõi của mình ra, rồi về. Rời khỏi nhà nào tôi cũng thở ra một cái, nhẩm tính xem còn nhà nào phải đi. Chỉ đến khi túi quà cuối cùng được trao, tôi mới thở phào, trút được gánh nặng. Thế là xong hết nợ nần, bây giờ mới thực sự là lo Tết cho gia đình.
Sự việc cứ như vậy diễn ra mỗi năm một lần, gây ám ảnh, làm tôi sợ Tết. Chẳng ai bắt tôi phải làm như vậy cả. Nhưng không đi Tết thì thấy thấp thỏm bất an. Như là mình đang mắc nợ, như là mình đang vi phạm luật chơi không thành văn của xã hội. Thủ trưởng cả năm quan tâm chiếu cố mình. Thế mà cuối năm không đến cảm ơn, liệu sang năm mới có dám nhìn mặt người ta nữa không. Người ta cần cái tình chứ ai cần quà của mình. Tiền của mình chỉ là hạt cát so với họ. Rồi sếp phó, tận mấy sếp, đi người này mà không đi người kia cũng dở.
Không phải chỉ tôi mới thấy khổ khi Tết đến. Thủ trưởng của tôi cũng thế. Từ ngày mùng 10 tháng cuối năm đã thấy thủ trưởng và cậu lái xe xách quà đi suốt. Đến tận ngày 20 mới thấy sếp có mặt dự giao ban cơ quan. Sếp thở hắt ra than: "Tết không sung sướng gì đâu. Đi ai, đi bao nhiêu, tính nát cả óc".
Việc lễ tết mỗi cuối năm gây ám ảnh cho đời công chức của tôi; khoan nói đến thiệt hại tài chính, trước hết là những mất mát về tinh thần. Rõ ràng tôi không vui vẻ gì khi đi tết, những vẫn phải làm. Tôi thấy mình thật giả dối khi nói mấy câu chúc tụng. Tôi tự khinh mình khi hy vọng được chiếu cố chỉ vì mấy túi quà nhỏ nhoi. Tôi thấy có lỗi với vợ con, khi đáng lẽ những đồng tiền thưởng Tết kia là dành mua những món ngon cho gia đình vào dịp tất niên.
Cho đến một năm bỗng tôi bừng tỉnh, tự hỏi, nếu năm nay mình không đi Tết ai cả thì có làm sao không nhỉ. Nói là làm. Năm đó tôi không quà biếu ai cả. Rồi tôi hồi hộp chờ xem có sự cố gì xảy ra với mình không. Không có gì xảy ra cả. Đời công chức vẫn cứ phẳng lặng trôi đi như năm trước. Chắc không ai nhận ra năm đó tôi không đi tết sếp. Có khi trong cả trăm người tíu tít mang quà đến, thiếu một thằng tôi, sếp cũng không nhớ ra.
Thế là từ đó tôi bỏ được lệ đi tết sếp. Tôi không mắc nợ các thủ trưởng. Tết đến tôi chỉ mắc nợ bố mẹ và vợ con. Tết đến, tôi thảnh thơi dẫn con sắm tết, đi mua hoa, và mua chai rượu thật ngon để tự thưởng cho mình sau cả một năm vất vả.
Chuyện đi Tết xuất phát từ truyền thống văn hóa. Tết đến là dịp tổng kết, cảm ơn những người đã giúp đỡ mình năm qua. Ngày xưa các thầy đồ không được trả lương mà Tết đến cha mẹ học trò đội gạo đến tết thầy. Tết đến con rể mang gà đến biếu bố mẹ vợ. Thời nay kinh tế thị trường, biếu Tết trở thành hoạt động không thể thiếu. Các thương gia có quà cảm ơn đối tác trong năm, chủ doanh nghiệp có quà cảm ơn người lao động.
Nhưng kinh tế thị trường cũng biến những tục lệ tốt đẹp này thành bức màn che cho nạn tham nhũng và hối lộ. Những ngày cuối năm, đường sá Hà Nội thường xuất hiện dày đặc các xe biển số tỉnh về "chúc tết" các sếp những món quà "trên mức tình cảm". Chuyện doanh nghiệp "tết" chính quyền gần như là hiển nhiên...
Chuyện lễ nghĩa phải xuất phát từ tấm lòng, chứ không nên thành hủ tục, ám ảnh mỗi dịp cuối năm. Tôi nhận ra, ở khối công, nếu bạn muốn lên chức bằng năng lực và phẩm giá của mình, thì không nên bận tâm đến chuyện lấy lòng lãnh đạo. Nếu vì thế mà không được lên chức, thì ít nhất bạn cũng giữ được danh dự. Cái gì cũng có giá của nó. Còn ở khối tư nhân, vấn đề đơn giản hơn nhiều: nếu bạn có năng lực, Tết đến ông chủ sẽ phải tặng quà bạn.
Tết về không phải là dịp khom mình mà là lúc ngẩng đầu đón gió xuân.
Quan Thế Dân
Vào dịp Tết tôi cũng từng đến đây mua quà biếu. Tôi dẫn theo con gái. Con bé rất háo hức được đi sắm Tết. Người đông như nêm cối, hàng hóa lấp lánh toàn ngoại nhập. Mướt mồ hôi lựa chọn, hai bố con tôi rồi cũng xách ra một giỏ hàng gồm rượu và chocolate ngoại. Trả tiền xong cũng hết một phần lớn khoản thưởng Tết.
Về nhà, tôi chia thành mấy túi quà, mỗi túi gồm một chai rượu và hộp bánh. Các túi quà chia xong được xếp vào góc nhà để lần lượt mang đi biếu. Khác với vẻ hăm hở lúc theo bố mua sắm, cô con gái thảng thốt hỏi: "Mang đi biếu hết hả bố?".
Có quà rồi tôi lên lịch đi biếu. Ngại nhất là gặp mặt người cần biếu, nói mấy câu chúc tụng khuôn sáo, đưa túi quà còm cõi của mình ra, rồi về. Rời khỏi nhà nào tôi cũng thở ra một cái, nhẩm tính xem còn nhà nào phải đi. Chỉ đến khi túi quà cuối cùng được trao, tôi mới thở phào, trút được gánh nặng. Thế là xong hết nợ nần, bây giờ mới thực sự là lo Tết cho gia đình.
Sự việc cứ như vậy diễn ra mỗi năm một lần, gây ám ảnh, làm tôi sợ Tết. Chẳng ai bắt tôi phải làm như vậy cả. Nhưng không đi Tết thì thấy thấp thỏm bất an. Như là mình đang mắc nợ, như là mình đang vi phạm luật chơi không thành văn của xã hội. Thủ trưởng cả năm quan tâm chiếu cố mình. Thế mà cuối năm không đến cảm ơn, liệu sang năm mới có dám nhìn mặt người ta nữa không. Người ta cần cái tình chứ ai cần quà của mình. Tiền của mình chỉ là hạt cát so với họ. Rồi sếp phó, tận mấy sếp, đi người này mà không đi người kia cũng dở.
Không phải chỉ tôi mới thấy khổ khi Tết đến. Thủ trưởng của tôi cũng thế. Từ ngày mùng 10 tháng cuối năm đã thấy thủ trưởng và cậu lái xe xách quà đi suốt. Đến tận ngày 20 mới thấy sếp có mặt dự giao ban cơ quan. Sếp thở hắt ra than: "Tết không sung sướng gì đâu. Đi ai, đi bao nhiêu, tính nát cả óc".
Việc lễ tết mỗi cuối năm gây ám ảnh cho đời công chức của tôi; khoan nói đến thiệt hại tài chính, trước hết là những mất mát về tinh thần. Rõ ràng tôi không vui vẻ gì khi đi tết, những vẫn phải làm. Tôi thấy mình thật giả dối khi nói mấy câu chúc tụng. Tôi tự khinh mình khi hy vọng được chiếu cố chỉ vì mấy túi quà nhỏ nhoi. Tôi thấy có lỗi với vợ con, khi đáng lẽ những đồng tiền thưởng Tết kia là dành mua những món ngon cho gia đình vào dịp tất niên.
Cho đến một năm bỗng tôi bừng tỉnh, tự hỏi, nếu năm nay mình không đi Tết ai cả thì có làm sao không nhỉ. Nói là làm. Năm đó tôi không quà biếu ai cả. Rồi tôi hồi hộp chờ xem có sự cố gì xảy ra với mình không. Không có gì xảy ra cả. Đời công chức vẫn cứ phẳng lặng trôi đi như năm trước. Chắc không ai nhận ra năm đó tôi không đi tết sếp. Có khi trong cả trăm người tíu tít mang quà đến, thiếu một thằng tôi, sếp cũng không nhớ ra.
Thế là từ đó tôi bỏ được lệ đi tết sếp. Tôi không mắc nợ các thủ trưởng. Tết đến tôi chỉ mắc nợ bố mẹ và vợ con. Tết đến, tôi thảnh thơi dẫn con sắm tết, đi mua hoa, và mua chai rượu thật ngon để tự thưởng cho mình sau cả một năm vất vả.
Chuyện đi Tết xuất phát từ truyền thống văn hóa. Tết đến là dịp tổng kết, cảm ơn những người đã giúp đỡ mình năm qua. Ngày xưa các thầy đồ không được trả lương mà Tết đến cha mẹ học trò đội gạo đến tết thầy. Tết đến con rể mang gà đến biếu bố mẹ vợ. Thời nay kinh tế thị trường, biếu Tết trở thành hoạt động không thể thiếu. Các thương gia có quà cảm ơn đối tác trong năm, chủ doanh nghiệp có quà cảm ơn người lao động.
Nhưng kinh tế thị trường cũng biến những tục lệ tốt đẹp này thành bức màn che cho nạn tham nhũng và hối lộ. Những ngày cuối năm, đường sá Hà Nội thường xuất hiện dày đặc các xe biển số tỉnh về "chúc tết" các sếp những món quà "trên mức tình cảm". Chuyện doanh nghiệp "tết" chính quyền gần như là hiển nhiên...
Chuyện lễ nghĩa phải xuất phát từ tấm lòng, chứ không nên thành hủ tục, ám ảnh mỗi dịp cuối năm. Tôi nhận ra, ở khối công, nếu bạn muốn lên chức bằng năng lực và phẩm giá của mình, thì không nên bận tâm đến chuyện lấy lòng lãnh đạo. Nếu vì thế mà không được lên chức, thì ít nhất bạn cũng giữ được danh dự. Cái gì cũng có giá của nó. Còn ở khối tư nhân, vấn đề đơn giản hơn nhiều: nếu bạn có năng lực, Tết đến ông chủ sẽ phải tặng quà bạn.
Tết về không phải là dịp khom mình mà là lúc ngẩng đầu đón gió xuân.
Quan Thế Dân