Siêu tập trung: 7 bước nuôi dưỡng sự chú ý của bạn

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu

1. Nghỉ giải lao

Bạn chỉ có thể tập trung hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó kéo dài bao lâu sẽ khác biệt ở mỗi người.

Một nguyên tắc chung là khả năng tập trung vào bất kì thứ gì của đa số mọi người bắt đầu dao động sau khoảng 20 phút.

Sau đó, đã đến lúc nghỉ giải lao ngắn và nạp lại pin chú ý.

Bằng cách xây dựng những khoảng nghỉ giải lao đều đặn cho sự chú ý của bạn thì bạn sẽ có khả năng tập trung lâu hơn về lâu dài.

2. Không làm nhiều việc cùng một lúc

Bất kể những gì bạn nghe được về khả năng làm nhiều việc cùng một lúc của phụ nữ: sự thật là không có giới nào giỏi về khả năng làm nhiều việc cùng lúc khi nhiệm vụ đòi hỏi khắt khe.

Bạn có thể làm hai hoặc nhiều hơn hai việc cùng một lúc, nhưng đa số mọi người thường xuyên làm tốt hơn khi họ chỉ tập trung vào một việc, đặc biệt khi việc đó là phức tạp.

Ngoại lệ duy nhất là khi nhiệm vụ bạn đang làm là tương đối dễ dàng và/hoặc bạn đã thường xuyên luyện tập, thực hiện và bạn cần một thứ khác (như âm nhạc) để chiếm giữ một phần chú ý của bạn.

3. Môi trường

Không phải ai cũng cần sự yên lặng hoàn toàn để tập trung: một số người làm việc tốt hơn trong một quán cafe náo nhiệt hơn là ở nhà.

Nhưng, bất kì môi trường nào phù hợp với bạn thì hãy đi đến đó.

Nếu bạn không biết môi trường gì phù hợp thì hãy thử một số thực nghiệm. Nó nghĩa là bạn phải rời bỏ những nơi bình thường – nhà bạn và văn phòng – để tìm thấy những kiểu môi trường có lợi cho sự tập trung.

4. Tự nhiên

Nói đến môi trường phù hợp: hãy thử môi trường tự nhiên.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra những lợi ích của việc sống trong môi trường tự nhiên đối với sức mạnh chú ý của chúng ta.

Một thứ gì đó ở cây cỏ dường như làm tăng tốc những hệ thống nhận thức của chúng ta. Hoặc có lẽ nó chỉ là sự trốn thoát khỏi những thứ gây sao lãng của môi trường sống thời hiện đại.

Dù nó là gì, sự tập trung tốt hơn có thể đang đợi bạn ngoài kia.

5. Giải quyết những sự gián đoạn

Vì phần lớn mọi người không sống trong tu viện nên sẽ có những thứ gây gián đoạn.

Đây là một mẹo để tạo ra khả năng tái tập trung của bạn sau một sự gián đoạn.

Giữ một cuốn sổ theo dõi mỗi lần bạn bị gián đoạn.

Bạn sẽ tạo được thói quen đánh dấu vào sổ theo dõi sự gián đoạn và quay trở lại với việc bạn đang làm. Vào cuối ngày, bạn có thể biết chính xác bạn bị gián đoạn bao nhiêu lần, nó có thể làm bạn suy nghĩ lại về môi trường mà bạn đang làm việc ở trong đó.

6. Ngủ

Giấc ngủ sẽ phục hồi lại sự chú ý của bạn.

7. Tìm thấy dòng chảy

Bạn có thể buộc bản thân chú ý đến những thứ mà bạn ít thích hoặc không thích trong một khoảng thời gian, nhưng để làm chủ sự chú ý thì chìa khoá là bước vào một ‘trạng thái dòng chảy’ (flow state).

Để tạo ra một kinh nghiệm dòng chảy, bạn cần:

Động cơ nội tại. Bạn thực hiện hoạt động chủ yếu vì thích bản thân hoạt động đó.

Nhiệm vụ đó nên mở rộng những kĩ năng của bạn gần đến những giới hạn, nhưng không mở rộng quá nhiều đến nỗi làm bạn quá lo lắng.

Nên có những mục tiêu ngắn hạn rõ ràng về thứ mà bạn đang cố gắng đạt được.

Và bạn nên nhận được phản hồi ngay lập tức về việc bạn đã làm như thế nào, vd bạn có thể thấy bức tranh, tấm ảnh, bài viết blog trông như thế nào.

Khi đang ở trong trạng thái dòng chảy, thì sự tập trung cao độ trong 1 giờ có thể trôi qua trong chớp mắt.



(Nguồn: http://www.spring.org.uk/2014/05/super-focus-10-natural-steps-to-nurture-your-attention.php)
 
Last edited by a moderator:

Bình luận bằng Facebook

Top