Võ Nhật Vinh
Thành viên mới
Thời gian từ lúc chuông reo hết giờ cho đến khi ra khỏi cổng trường và ngược lại đều mất khoảng 5 phút. Quãng đường 5 km giữa trường và nhà mất khoảng 30 phút đạp xe. Do đó, nếu về nhà buổi trưa, cháu chỉ còn 35 phút cho cả việc ăn và nghỉ ngơi.
Bố mẹ cháu không thể đưa đón con vì anh tôi làm ở Tân Bình, còn chị làm ở quận 9 trong khi trường học ở quận 1. Vì vậy, anh chị cho cháu nghỉ trưa ở trường (có đóng phí). Câu chuyện tưởng rất bình thường, tương tự vấn đề của gia đình anh chị, bỗng dưng trở thành đề tài gây tranh cãi trước thông tin trường THPT Marie Curie (quận 3, TP HCM) tổ chức thu 15.000 đồng/học sinh cho mỗi buổi nghỉ trưa tại trường. Chuyện nghỉ trưa của học sinh nhiều trường THPT khác ở TP HCM cũng nhân dịp này bị để ý.
Vì sao thông tin này lại gây tranh luận?
Thứ nhất, đây là hiệu ứng phụ của vấn đề lạm thu trong trường học, luôn xảy đến mỗi dịp đầu năm. Phụ huynh - sẵn mối bức xúc với những khoản thu "tự nguyện" của Ban đại diện cha mẹ học sinh - đã dễ dàng đánh đồng phí nghỉ trưa tại trường với vô số khoản "lạm thu" khác.
Thứ hai, suy nghĩ tiêu cực về việc này hình thành dựa trên hai khía cạnh của cách tư duy quen thuộc. Đầu tiên, trường học được cho là luôn phải mở rộng cửa: nhân viên trường được ở lại nghỉ trưa, vậy tại sao học sinh không thể ở lại lớp. Ngoài ra, học sinh THPT cũng được cho đã đủ lớn để tự xoay xở, tại sao lại cần trả một loại phí quản lý giờ nghỉ trưa nào đó.
Tôi lại nghĩ khác về câu chuyện này.
Theo nội quy trường học (trừ các trường nội trú hay bán trú), giờ nghỉ giữa hai ca học nằm ngoài sự quản lý của nhà trường. Nhưng mọi việc xảy ra trong khuôn viên trường - dù trong hay ngoài giờ - đều liên quan đến trách nhiệm của trường. Nếu cho phép học sinh tự do ở lại trong khuôn viên mà không có bất cứ sự quản lý nào đồng nghĩa với việc nhà trường chấp nhận những rủi ro không thể kiểm soát về tai nạn hay bạo lực. Xa hơn, với sự phát triển về tâm sinh lý của học sinh, thiếu sự giám sát có thể dẫn đến những hành vi về tính dục, gây hậu quả lớn ở tuổi vị thành niên. Hiệu trưởng THPT Marie Curie giải thích rằng trường không mở cửa phòng học buổi trưa vì không thể để các em tự do ở trong phòng mà không có ai trông coi, quản lý, bởi các em đang trong độ tuổi "nhạy cảm". Tôi cho đó là một phát biểu có tính trách nhiệm và am hiểu về tâm lý học sinh của lãnh đạo trường.
Tóm lại, do quỹ thời gian nghỉ trưa eo hẹp, phụ huynh không thể đưa đón con và vì sự an toàn của học sinh, nhu cầu ở lại trường qua trưa là có thật, xuất phát từ sự tự nguyện theo chính nghĩa đen của từ này.
Vấn đề còn lại là gì?
Đó là câu chuyện nhạy cảm liên quan đến "tiền". Câu hỏi có thể là: tại sao học sinh phải trả tiền?; hoặc tại sao lại là 15.000 đồng (thay vì một con số khác)?
Sự phản biện của xã hội về trách nhiệm của nhà trường là điều cần thiết. Tuy nhiên, đẩy hết mọi trách nhiệm cho trường là thiếu công bằng. Quản lý học sinh ngoài giờ học không phải trách nhiệm của nhà trường mà là của phụ huynh. Vì vậy, khi trách nhiệm đó được phó thác cho trường, phụ huynh ít nhất cần có nghĩa vụ đóng góp tài chính. Bởi khi đảm nhận quản lý giờ nghỉ của học sinh, trường học phải chi trả những khoản phí hiển nhiên (tiền điện, nước, tiền công cho nhân viên phục vụ...). Còn thu bao nhiêu là phù hợp lại là câu chuyện khác, cần sự minh bạch về sổ sách giấy tờ và nhận được sự đồng thuận của phụ huynh.
Anh chị tôi rất yên tâm về giờ trưa của cháu tôi: trường điểm danh các cháu nghỉ trưa tại các phòng quy định lúc 11h45 và đến 12h40, học sinh được yêu cầu chuẩn bị cho giờ học lúc 13h.
Xét thấy việc nhà trường quản lý học sinh vào giờ nghỉ trưa là một nhu cầu có thật trong xã hội, nhất là ở địa phương nhộn nhịp nhất cả nước như TP HCM, tại sao cơ quan quản lý giáo dục không chuẩn hóa việc này? Nếu Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM ban hành quy chuẩn về giờ nghỉ trưa của học sinh, mọi việc sẽ minh bạch với toàn xã hội hơn. Quy chuẩn có thể bao gồm số lượng học sinh được ở lại theo điều kiện cơ sở vật chất và nhân sự của nhà trường, cũng như cách tính định mức thu phí.
Thu 15.000 đồng phí nghỉ trưa ở một trường trung học phổ thông là một chuyện nhỏ, nhưng cách phản ứng với chuyện này đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm. Tôi cho rằng, không thể vì sai phạm của một số nhà trường về lạm thu mà có phản ứng đánh đồng đầy thành kiến đối với mọi hoạt động có thu của trường học.
Thái độ thiếu sòng phẳng này sẽ khiến các nhà trường như chim sợ cành cong mà dè dặt trong các hoạt động thực sự có lợi cho học sinh.
Võ Nhật Vinh
Bố mẹ cháu không thể đưa đón con vì anh tôi làm ở Tân Bình, còn chị làm ở quận 9 trong khi trường học ở quận 1. Vì vậy, anh chị cho cháu nghỉ trưa ở trường (có đóng phí). Câu chuyện tưởng rất bình thường, tương tự vấn đề của gia đình anh chị, bỗng dưng trở thành đề tài gây tranh cãi trước thông tin trường THPT Marie Curie (quận 3, TP HCM) tổ chức thu 15.000 đồng/học sinh cho mỗi buổi nghỉ trưa tại trường. Chuyện nghỉ trưa của học sinh nhiều trường THPT khác ở TP HCM cũng nhân dịp này bị để ý.
Vì sao thông tin này lại gây tranh luận?
Thứ nhất, đây là hiệu ứng phụ của vấn đề lạm thu trong trường học, luôn xảy đến mỗi dịp đầu năm. Phụ huynh - sẵn mối bức xúc với những khoản thu "tự nguyện" của Ban đại diện cha mẹ học sinh - đã dễ dàng đánh đồng phí nghỉ trưa tại trường với vô số khoản "lạm thu" khác.
Thứ hai, suy nghĩ tiêu cực về việc này hình thành dựa trên hai khía cạnh của cách tư duy quen thuộc. Đầu tiên, trường học được cho là luôn phải mở rộng cửa: nhân viên trường được ở lại nghỉ trưa, vậy tại sao học sinh không thể ở lại lớp. Ngoài ra, học sinh THPT cũng được cho đã đủ lớn để tự xoay xở, tại sao lại cần trả một loại phí quản lý giờ nghỉ trưa nào đó.
Tôi lại nghĩ khác về câu chuyện này.
Theo nội quy trường học (trừ các trường nội trú hay bán trú), giờ nghỉ giữa hai ca học nằm ngoài sự quản lý của nhà trường. Nhưng mọi việc xảy ra trong khuôn viên trường - dù trong hay ngoài giờ - đều liên quan đến trách nhiệm của trường. Nếu cho phép học sinh tự do ở lại trong khuôn viên mà không có bất cứ sự quản lý nào đồng nghĩa với việc nhà trường chấp nhận những rủi ro không thể kiểm soát về tai nạn hay bạo lực. Xa hơn, với sự phát triển về tâm sinh lý của học sinh, thiếu sự giám sát có thể dẫn đến những hành vi về tính dục, gây hậu quả lớn ở tuổi vị thành niên. Hiệu trưởng THPT Marie Curie giải thích rằng trường không mở cửa phòng học buổi trưa vì không thể để các em tự do ở trong phòng mà không có ai trông coi, quản lý, bởi các em đang trong độ tuổi "nhạy cảm". Tôi cho đó là một phát biểu có tính trách nhiệm và am hiểu về tâm lý học sinh của lãnh đạo trường.
Tóm lại, do quỹ thời gian nghỉ trưa eo hẹp, phụ huynh không thể đưa đón con và vì sự an toàn của học sinh, nhu cầu ở lại trường qua trưa là có thật, xuất phát từ sự tự nguyện theo chính nghĩa đen của từ này.
Vấn đề còn lại là gì?
Đó là câu chuyện nhạy cảm liên quan đến "tiền". Câu hỏi có thể là: tại sao học sinh phải trả tiền?; hoặc tại sao lại là 15.000 đồng (thay vì một con số khác)?
Sự phản biện của xã hội về trách nhiệm của nhà trường là điều cần thiết. Tuy nhiên, đẩy hết mọi trách nhiệm cho trường là thiếu công bằng. Quản lý học sinh ngoài giờ học không phải trách nhiệm của nhà trường mà là của phụ huynh. Vì vậy, khi trách nhiệm đó được phó thác cho trường, phụ huynh ít nhất cần có nghĩa vụ đóng góp tài chính. Bởi khi đảm nhận quản lý giờ nghỉ của học sinh, trường học phải chi trả những khoản phí hiển nhiên (tiền điện, nước, tiền công cho nhân viên phục vụ...). Còn thu bao nhiêu là phù hợp lại là câu chuyện khác, cần sự minh bạch về sổ sách giấy tờ và nhận được sự đồng thuận của phụ huynh.
Anh chị tôi rất yên tâm về giờ trưa của cháu tôi: trường điểm danh các cháu nghỉ trưa tại các phòng quy định lúc 11h45 và đến 12h40, học sinh được yêu cầu chuẩn bị cho giờ học lúc 13h.
Xét thấy việc nhà trường quản lý học sinh vào giờ nghỉ trưa là một nhu cầu có thật trong xã hội, nhất là ở địa phương nhộn nhịp nhất cả nước như TP HCM, tại sao cơ quan quản lý giáo dục không chuẩn hóa việc này? Nếu Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM ban hành quy chuẩn về giờ nghỉ trưa của học sinh, mọi việc sẽ minh bạch với toàn xã hội hơn. Quy chuẩn có thể bao gồm số lượng học sinh được ở lại theo điều kiện cơ sở vật chất và nhân sự của nhà trường, cũng như cách tính định mức thu phí.
Thu 15.000 đồng phí nghỉ trưa ở một trường trung học phổ thông là một chuyện nhỏ, nhưng cách phản ứng với chuyện này đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm. Tôi cho rằng, không thể vì sai phạm của một số nhà trường về lạm thu mà có phản ứng đánh đồng đầy thành kiến đối với mọi hoạt động có thu của trường học.
Thái độ thiếu sòng phẳng này sẽ khiến các nhà trường như chim sợ cành cong mà dè dặt trong các hoạt động thực sự có lợi cho học sinh.
Võ Nhật Vinh