TỰ TIN VÀO ĐỜI 2011 - Phiên bản mới của câu chuyện rùa- thỏ

tutinvaodoi

Thành viên mới
CÂU CHUYỆN RÙA VÀ THỎ THỜI HIỆN ĐẠI PHIÊN BẢN TỰ TIN VÀO ĐỜI 2011:
“Ngày nảy ngày nay, tại một ngôi làng nhỏ có con suối hiền hòa và cánh đồng cỏ vàng ươm. Có đôi bạn thân Rùa và Thỏ thân rất thân từ khi còn bé xíu xiu. Thỏ lanh lợi và tốt bụng. Rùa ôn hòa và trầm tĩnh. Chậm chạp đối lập với nhanh nhẹn. Lanh lợi chọi với trầm tĩnh. Rùa và Thỏ. Mỗi người đều có những tính cách khác nhau trên môi trường khác nhau. Có thể Rùa thích ứng với sự đổi thay chẳng bằng Thỏ. Nhưng có ai bằng Rùa về sự kiên trì và không nản chí? Có hề gì những vần đề chi li và nhỏ nhặt, Rùa và Thỏ vẫn là đôi bạn thân chí tình chí nghĩa.


Cả 2 đều được thầy Vẹt Xanh với cái đuôi dài và cái đầu tinh thông kim cổ dạy dỗ. Một ngày nọ, thầy Vẹt Xanh kể cho đôi bạn câu chuyện Rùa Thỏ từ xa xưa: “Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn Rùa, Thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua”.


Thỏ nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì Rùa không thể nào có cửa hạ được nó.


Về phía Rùa, câu chuyện cứ ám ảnh cậu ta. Câu chuyện thôi thúc một điều gì đó trong bản thân Rùa mà bấy lâu nay nó chưa hề nghĩ tới. Những câu hỏi cứ thi thoảng lại xuất hiện trong tâm trí Rùa: “sẽ thế nào nếu bây giờ Thỏ thách thức một cuộc đua mới và Rùa phải chạy lại trên con đường đua đó?” Một chút gì đó suy nghĩ và băn khoăn nếu Rùa rơi vào tình huống trớ trêu, tình huống mà Rùa phải đối mặt với những điều trái với khả năng Rùa có ở hiện tại. Một chút gì đó rất mới mẻ, một chút háo hức nhưng cũng đầy lo lắng cho việc mình sẽ phải làm gì nếu điều đó xảy ra!


Rồi một đêm, thầy Vẹt Xanh tiên tri rằng:” Ngôi làng sẽ không còn bình yên nữa. Một thảm họa khủng khiếp sẽ đổ lên ngôi làng và chỉ có Rùa mới có thể giải cứu được người dân.


Thầy giáo Vẹt Xanh gọi Rùa đến và bảo Rùa: hãy chuẩn bị để đi ra thế giới, ra khỏi ngôi làng nhỏ bé và tìm sự giúp đỡ, để học từ thế giới rộng lớn và trở về giải cứu dân làng. Trước khi ra đi thầy Vẹt Xanh nhắn nhủ Rùa ba điều tâm huyết:
“Điều đầu tiên: Hãy nhìn vào trong bản thân để thấy thật sự mình là ai!
Điều thứ hai: Tìm kiếm cơ hội từ việc nắm bắt thông tin!
Điều cuối cùng: Hãy học hỏi không ngừng để sẵn sàng khi mọi thứ đến!


Mang theo ba điều tâm huyết, Rùa lên đường ra đi...”​






Với gánh nặng trên vai, liệu Rùa có vượt qua được những thử thách từ thế giới rộng lớn bên ngoài để tìm cách cứu dân làng?


Hãy đến với chúng tôi, đến với Tự Tin Vào Đời 2011 để viết tiếp câu chuyện Rùa và Thỏ nhé!





Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình, các bạn vui lòng ghé thăm
website: http://www.tutinvaodoi.com.vn
Fanpage: http://www.facebook.com/tutinvaodoi2011
Youtube: http://www.youtube.com/user/tutinvaodoi2011




 

tutinvaodoi

Thành viên mới
TRÁI NGÀNH CHUYỆN CŨ MÀ KHÔNG CŨ
Hiện nay, tỉ lệ sinh viên ra trường làm việc trái ngành học rất cao, tới 50%, thậm chí có khảo sát đưa ra tỉ lệ tới 85%. Phần lớn người làm việc trái ngành vì bắt buộc, không thể tìm được việc đúng chuyên ngành đào tạo, nhưng cũng không ít người thành công với việc làm trái ngành.1.Khoảng 50% sinh viên ra trường làm trái ngành:75% sinh viên ra trường khó tìm việc.
20% sinh viên chọn sai ngành học, tốt nghiệp đi làm mới thấy công việc không phù hợp nên bỏ việc hoặc làm trái nghề. (Số liệu khảo sát riêng của công ty L&A).30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài, 30% muốn tìm việc làm khác vì không phù hợp với khả năng, nguyện vọng và 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp. (Số liệu điều tra khác của Sở LĐ-TB-XH TPHCM).Hiện tại cả nước cũng chỉ có hơn 20 trường đại học đạt tỷ lệ 60% sinh viên sau khi ra trường có việc làm đúng ngành đào tạo. Các con số cho thấy thực trạng sinh viên ra trường làm trái nghề là rất lớn. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Tuấn - Giám đốc Trung tâm phát triển nguồn nhân lực Tp.HCM - nói: “Qua khảo sát của chúng tôi, năm 2010 nguồn cung nhân lực diễn biến nghịch lý. Trong khi nguồn lao động phổ thông thiếu thì nguồn lao động có trình độ từ trung cấp, CĐ, ĐH ở các ngành nghề: quản lý điều hành, tin học, kế toán, quản lý nhân sự - hành chính văn phòng, tài chính - ngân hàng, kho bãi - vật tư - xuất nhập khẩu... vẫn thừa lao động có trình độ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hằng năm tại TP.HCM có khoảng 60.000 sinh viên các trường ĐH, CĐ tốt nghiệp, trong đó các ngành nghề chuyên môn quản lý - nghiệp vụ chiếm 60% và các ngành nghề chuyên môn kỹ thuật chiếm 40% tổng số ngành nghề được đào tạo. Phần lớn sinh viên ra trường vẫn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định. Theo khảo sát của chúng tôi, khoảng 20% sinh viên tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong số sinh viên tìm được việc có đến 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp, việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc khác”.Kết quả điều tra do Trường ĐH Kinh tế TPHCM thực hiện với các DN cho thấy một tỉ lệ lớn hơn: Có tới 85% số DN có nhân viên không học quản trị kinh doanh (QTKD) mà vẫn làm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. 72% số DN có số lượng nhân viên không học QTKD (chiếm từ 2-10% tổng số nhân viên).Còn Ông Dương Hữu Quang - GĐ Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Chương trình cử nhân trực tuyến Topica – kể: Ở Topica có chuyện “buồn cười”, là GĐ kỹ thuật thì học luật, GĐ chương trình kỹ sư tin học thì học QTKD... Bản thân tôi tốt nghiệp thạc sĩ ngành điện tử ĐH Bách khoa năm 2006, sau một vài năm công tác đúng chuyên ngành, bây giờ lại chuyên về PR, marketing, sale... trong lĩnh vực giáo dục.Tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp hàng ngày phải “vật lộn” để kiếm một công việc phù hợp với chuyên môn đang có nguy cơ tạo ra một “thế hệ vỡ mộng”.
Không phải sinh viên nào ra trường cũng tìm được việc làm tốt.
2. Chấp nhận làm trái ngành:Tốt nghiệp chuyên ngành điện - điện tử một trường dân lập, ngành đang "nóng” hiện nay, nhưng cả năm nay, bạn Nguyễn Văn Tân vẫn loay hoay với những bộ hồ sơ xin việc. Để tiếp tục bám trụ tại TPHCM, Tân đã làm rất nhiều việc như tiếp thị bán hàng, tư vấn bảo hiểm, đi theo nhóm thợ lắp đặt máy lạnh, giao hàng cho siêu thị điện máy… "Mặc dù thu nhập cũng khá, nhưng em vẫn thích được làm đúng chuyên môn đã được đào tạo. Tuy nhiên cầm hồ sơ đến chỗ nào cũng bị trả lại với lý do không nhận bằng kỹ sư hệ dân lập, loại trung bình khá (?!). Tréo ngoe nhất là đòi hỏi 2 năm kinh nghiệm, trong khi tụi em mới tốt nghiệp ra trường”, Tân giãi bày.Cũng như Tân, tốt nghiệp ngành tâm lý học năm 2010, nhưng đến nay Nguyễn Thị Mai vẫn chưa thể kiếm được cho mình một công việc ổn định, đúng chuyên ngành. Mai cho biết, em cũng đã nộp hồ sơ nhiều nơi nhưng nơi ưng ý thì không nhận, nơi nhận thì lương quá thấp. "Học đại học ra với mức lương 2 triệu đồng/tháng, không có phụ cấp, phải thử việc, yêu cầu kinh nghiệm trong lúc đi làm nhân viên bán hàng không đòi hỏi bằng cấp, kinh nghiệm, lương đã gần 4 triệu đồng/tháng, nên em chấp nhận làm trái ngành. Không chỉ em, trên 50% bạn học cùng lớp cũng chấp nhận làm việc trái ngành học”, Mai cho biết.
Khá nhiều bạn sinh viên đã chấp nhận việc làm trái ngành...​
May mắn hơn, Nguyễn Xuân Đức, sinh viên ngành kỹ thuật, với thành tích học tập loại giỏi được một công ty nhận việc đúng với chuyên ngành được đào tạo. Tuy nhiên, khi vào làm việc mới nhận ra khoảng cách khá xa giữa lý thuyết và thực tiễn. "Mặc dù là sinh viên giỏi nhưng khi tiếp cận thực tế mới thấy những thiết bị mình học trong trường quá lạc hậu. Chương trình đào tạo của trường chỉ chung chung và thời gian đi thực tập còn ít nên nếu đơn vị tuyển dụng không đào tạo lại thì bó tay”, Đức bày tỏ.3. Hướng đi nào cho bạn?Ông Dean Borg (Giám đốc bán hàng toàn quốc BCI ASIA Vietnam) trả lời băn khoăn của hơn 200 sinh viên xuất sắc nhất tại TP HCM trong buổi trò chuyện với chủ đề "BIZ CAREER- Professional to be” diễn ra vừa qua tại Grand Palace: “"Sinh viên làm trái ngành không có gì là không được, vấn đề quan trọng là cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được sự nhiệt tình và đam mê và ham học hỏi của mình”. Để có được thái độ đúng đắn đó, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên cần một cái nhìn cụ thể, khách quan và sâu sát nhất về bối cảnh trái ngành hiện nay, cũng như chuẩn bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cần thiết để có thể tự tin đối mặt với một công việc trái ngành, rất có thể xảy ra, sau khi ra trường.Tự Tin Vào Đời 2011 hân hạnh đồng hành cùng bạn trên con đường Thử Thách Trái Ngành!

ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH CÁC BẠN VUI LÒNG VÀO :
Website: http://www.tutinvaodoi.com.vn
fanpage: http://www.facebook.com/tutinvaodoi2011
youtube: http://www.youtube.com/user/tutinvaodoi2011
 

tutinvaodoi

Thành viên mới
Trái ngành bạn được gì và mất gì

LÀM VIỆC TRÁI NGÀNH, ĐƯỢC MẤT VÀ CƠ HỘI NÀO CHO BẠN ?

Trong điều kiện thị trường lao động việc làm nhiều cạnh tranh, khó khăn như hiện nay, sinh viên trẻ mới ra trường chưa vững chuyên môn, không có nhiều kinh nghiệm sẽ không dễ tìm được việc làm tốt. Vì vậy, nhiều người phải tạm chấp nhận một công việc trái ngành, chờ cơ hội tìm việc đúng chuyên ngành mà mình đã được đào tạo. Chưa kể, nhiều sinh viên nhận ra họ không phù hợp với ngành nghề đã chọn ban đầu. Dẫn đến hàng loạt sinh viên chọn con đường trái ngành để phát triển tương lai. Với thực trạng đó, liệu như làm việc trái ngành là ĐƯỢC hay MẤTCƠ HỘI nào sẽ đến với những người làm trái ngành?Trái ngành được hay mất?Làm trái ngành đương nhiên không phải là điều ai cũng mong muốn. Phần lớn người làm trái ngành, dù có hài lòng về công việc họ đang làm, khi được hỏi cũng đều cho rằng, họ thực sự mong muốn mình được đào tạo đúng nghề, đúng nghiệp. Công việc trái ngành học với tính chất cạnh tranh ngày càng cao khiến họ phải nỗ lực gấp nhiều lần so với những đồng nghiệp khác, để có thể trụ vững và phát triển. Cái thật sự mất ở đây có thể là thời gian, bởi khi bước sang một lĩnh vực mới đòi hỏi người làm trái ngành phải có sự đầu tư.Ngoài ra, sự thích nghi với một chuyên ngành mới khiến cho những người này sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu. Nếu như một người thích nghi chậm họ có thể sẽ bị bỏ lại phía sau. Chưa kể đến áp lực của môi trường xung quanh, đặc biệt là người thân trong gia đình có thể khiến họ không đủ sức để có thể chuyển hướng.Vậy đâu là cái được gì khi làm trái ngành? Ngoài việc được chạm vào một lĩnh vực mới đầy tiềm năng, có lẽ điều lớn nhất mà người làm trái ngành nhân được chính là “ làm được những gì mình yêu thích”. Tuy đối với một số người, để nhận ra được đâu là lĩnh vực mình yêu thích, họ phải bỏ mất nhiều thời gian hơn mọi người. Thậm chí đến khi ra trường mới ngộ ra mình đã bỏ cả quãng thời gian dài để học một lĩnh vực mà mình không yêu thích. Nhưng, không có gì là quá muộn, dù con đường sự nghiệp trái ngành gian nan cách mấy, họ vẫn có thể vượt qua, để được làm công việc mình yêu thích, để “cháy” hết mình cùng ngọn lửa đam mê, và thành công đang chờ đón họ phía sau con đường gian nan đó.Cơ hội nào cho sinh viên làm việc trái ngành?Câu trả lời là vẫn có thể. Bởi bức tranh thực tế đã chỉ ra cho chúng ta thấy được rất nhiều người đã gặt hái được thành công trong công việc trái ngành, và họ vẫn đủ sức để cạnh tranh với những người làm đúng ngành, thậm chí đam mê, nhiệt huyết với công việc của họ cao hơn rất nhiều. Cuộc đời và sự nghiệp của những Đại sứ trong chương trình Đại sứ TTVD 2011 là minh chứng hùng hồn nhất cho các bạn.Vậy, làm sao họ lại làm được điều đó? Có phải họ là người tài giỏi hay họ được sự giúp đỡ bởi những người khác? Điều đó có thể xảy ra nếu họ biết được vấn đề họ đang mắc phải là gì, và từ đó hình thành nên thái độ đúng đắn, cũng như dùng hết khả năng của mình để tìm cách hay nhất, giải quyết vấn đề.Trang bị gì khi làm trái ngành?Không phải lúc nào làm trái ngành cũng mở cho ta nhiều cơ hội. Nếu như được quyền chọn lựa thì làm đúng chuyên ngành vẫn tốt hơn. Những gì TỰ TIN VÀO ĐỜI 2011 muốn gửi gắm đến các bạn sinh viên là cho dù có làm đúng ngành hay trái ngành thì cũng cần có thái độ và hướng suy nghĩ tích cực, cần phải có đam mê và lòng nhiệt huyết. Và đó là những gì chúng ta phải trang bị bên cạnh những kiến kiến thức chuyên môn, những kỹ năng thực hành ngoài đời sống. Và như vậy, chúng ta mới có khả năng biến thách thức thành cơ hội, đem hoa hồng trải đầy con đường sỏi đá của chính mình!
Tự Tin Vào Đời 2011 hân hạnh đồng hành cùng bạn trên con đường Thử Thách Trái Ngành!

ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH CÁC BẠN VUI LÒNG VÀO :
Website: http://www.tutinvaodoi.com.vn
fanpage: http://www.facebook.com/tutinvaodoi2011
youtube: http://www.youtube.com/user/tutinvaodoi2011
 

Bình luận bằng Facebook

Top