Xây dựng môi trường học tập tạo hứng thú cho trẻ

VnExpress

Thành viên mới
Trong số các tiết học ở trường, bé Nhật Minh (8 tuổi, học tại TP HCM) cho biết, con thích lớp học thể dục và lớp toán. Bé Mai An, (10 tuổi, học tại An Giang) cảm thấy hứng thú nhất với tiết mỹ thuật và tiết sinh hoạt đội viên. Caden và Gabriel, hai học sinh nước ngoài đang theo học tại trường Quốc Tế Saigon Pearl chờ đợi đến giờ học nghệ thuật và lớp công nghệ tích hợp. Các em cũng chia sẻ muốn tham gia các hoạt động tại vườn trường và lớp toán.

Mỗi học sinh một cá tính, có những mong đợi về môn học đa dạng theo sở thích và quan điểm riêng. Do đó, bên cạnh xây dựng môi trường học tập trang bị cơ sở vật chất và chương trình học chuẩn mực; chú trọng phát triển trí tuệ cảm xúc xã hội (EQ) và nhân cách cho học sinh từ sớm cũng đóng vai trò quan trọng. Trong một báo cáo nghiên cứu về giáo dục sớm cho trẻ thơ năm 2021, UNICEF cho biết, trẻ nhỏ được nuôi dưỡng, phát triển EQ những năm đầu đời thường thích nghi, kết nối với xã hội tốt hơn khi lớn. Theo thầy Lester Stephens - Hiệu Trưởng trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP), nhà trường và phụ huynh cần đồng hành, kiến tạo cho trẻ phương pháp giáo dục hài hòa trong phát triển nhân cách và trí thông minh khi ở trường và ở nhà.

Đồng hành cùng trẻ

Trong quyển Vì sao Trí tuệ cảm xúc quan trọng hơn Chỉ số thông minh (IQ), phóng viên khoa học Daniel Goleman, tờ New York Times (Mỹ), đã nêu ra các lợi ích nổi bật của phát triển trí tuệ cảm xúc xã hội cho trẻ nhỏ. Tác giả đúc kết, chú trọng phát triển trí tuệ cảm xúc xã hội cho con giúp trẻ tự chủ học các bộ môn khác, ít có nguy cơ mắc các chứng tâm lý vị thành niên. Trẻ lên 5 tuổi sẽ dần được trau dồi các kỹ năng xã hội và cảm xúc để phát triển ở môi trường mới rộng lớn và phức tạp hơn. Đây là khoảng thời gian trẻ phát triển vượt bậc, khám phá và tìm hiểu về thế giới rộng lớn. Đồng hành trên hành trình này cùng trẻ cần sự thấu hiểu, kết nối xuyên suốt và lâu dài giữa phụ huynh và nhà giáo dục.

Theo thầy Lester Stephens, giáo dục trẻ độ tuổi đầu đời đòi hỏi nhiều khía cạnh đan xen nhau. Tuy còn bé, trẻ vẫn có thể cảm nhận được nỗi lo lắng của phụ huynh. Ba mẹ và những người thân nên là người bạn ở bên, quan tâm, khuyến khích và cổ vũ con tự tin trải nghiệm những thử thách trong cuộc sống. "Người lớn hãy yên tâm để con học hỏi và phạm sai lầm trong ranh giới an toàn, tin tưởng vào con, ủng hộ để con tự tin vào bản thân mình", thầy Lester chia sẻ thêm.

PORT8955-JPG-4126-1655286026.jpg


Các học sinh bậc Mầm non trường ISSP trong một giờ học tại trường.


Hướng dẫn trẻ quan tâm, chủ động

Dạy trẻ biết quan tâm

UNICEF cũng cho biết, việc xây dựng cho con trẻ môi trường học tập tích cực nên được phát triển đồng đều các khía cạnh và cá nhân hóa theo độ tuổi. Đối với học sinh bậc Mầm non tại trường ISSP, bé được học về sự quan tâm qua việc chia sẻ đồ chơi với bạn cùng lớp. Trẻ lớp 4 trở lên được hướng dẫn và luyện tập về sự quan tâm ở tầng phức tạp hơn, thí dụ, thông qua hoạt động giáo dục ngoài trời trường tổ chức tại Tà Lài, rừng Quốc gia Cát Tiên: Các em học lớp 3 trồng lúa, học sinh lớp 4 chăm sóc lúa lớn và học sinh lớp 5 của trường được hướng dẫn thu hoạch lúa. Sau khi thu hoạch 100 kg gạo mang về thành phố, từ đó các em đã được học về ‘quan tâm’ qua việc hiểu và thông cảm sự gian khó khi làm nên hạt gạo và tự nêu ý nguyện tặng gạo mình làm ra cho tổ chức từ thiện đối tác của trường.

Học sinh làm chủ tiết học

Trao quyền cho học sinh là một trong các phương pháp sư phạm được nghiên cứu và xây dựng bởi International School Saigon Pearl. Thầy Hiệu Trưởng Lester Stephens cho biết, 4 nền tảng giáo dục được nhà trường sáng tạo và thiết lập gồm: học cách tự đặt câu hỏi, học dựa trên bức tranh toàn cảnh, tập trung phát triển kỹ năng và trao quyền cho học sinh. Với phương pháp trao quyền cho học sinh, các em chủ động học, khám phá thế giới theo cá tính, sở thích của cá nhân, tương tác với các bạn học khác, phụ huynh, cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu học tập. Giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn kiến thức để trẻ tự vận dụng, tự thiết kế lộ trình học tập, thay vì trẻ ngồi chép và nghe bài.

ISSP1804-1688-2-JPG-1628-1655286026.jpg


Không gian một lớp học art của các học sinh trường International School Saigon Pearl.


10 tố chất quan trọng trẻ cần

Chương trình Tú tài Quốc tế Tiểu học (IB PYP) tại trường Quốc Tế Saigon Pearl cam kết phát triển 10 tố chất của học sinh: ham học hỏi, có kiến thức, biết tư duy, giao tiếp tốt, có nguyên tắc, cởi mở, biết quan tâm, dám chấp nhận rủi ro, biết cách cân bằng, biết nhìn nhận và suy ngẫm. Trong quá trình học tập của học sinh, IB PYP tập trung vào phương pháp tiếp cận dựa trên câu hỏi và được tùy chỉnh để giữ học sinh là trung tâm của việc học. Ngoài ra, trẻ được khuyến khích tham gia vào các trải nghiệm học tập tích cực. Giáo viên và phụ huynh đóng vai trò là người quan sát và hướng dẫn quá trình học tập của các em. Tất cả các hoạt động học tập đều được thiết kế theo hướng tương tác và vui nhộn để khuyến khích trẻ làm việc nhóm. Cuối cùng, với cách tiếp cận xuyên ngành, học sinh được khuyến khích tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng như "Tôi là ai? Tôi thuộc về nơi nào? Tầm quan trọng của môi trường xung quanh tôi là gì?". Quá trình này sẽ tạo ra kết nối giữa các chủ đề học tập, giúp các em có thêm kiến thức và hiểu bản thân hơn qua các chủ đề học tập cụ thể.

Ngôi trường con mơ ước là nơi con được quan tâm và thấu hiểu trong những năm đầu đời bởi nhà trường và những người thân quanh trẻ.

Mai Chi

(Ảnh: Trường Quốc Tế Saigon Pearl)
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top