[Cuộc Sống] Âm nhạc + Ngôn ngữ cơ thể = Phấn khích hơn

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
Tham khảo
Music + Body Language = More Excitement

Xem 1 ban nhạc diễn sống là trải nghiệm hấp dẫn hơn rất nhiều so với nghe nhạc ở nhà. Nhưng đó không chỉ là bầu không khí của sự kiện mà nó còn là những biểu hiện vẻ mặt và những động tác của ca sĩ đã nâng cao trải nghiệm cảm xúc của chúng ta.

Hiếm có ca sĩ nào giữ được khuôn mặt vô cảm khi họ hát. Hãy nghĩ về nghệ sỹ nhạc jazz như Ella Fitzgerald, nhạc blues như B. B. King hoặc nhạc pop như Michael Jackson. Khi họ hát, khuôn mặt của họ truyền đạt cảm xúc trong âm nhạc, đôi khi có vẻ như họ đang vật lộn với những cảm xúc. Một phần của cái hay của 1 buổi biểu diễn sống đó là được nhìn thấy khuôn mặt của ca sĩ khi họ tương tác với âm nhạc, với những nhạc sĩ khác và với khán giả. Những biểu hiện trên khuôn mặt của họ thường là một phần của âm nhạc.

Những biểu hiện khuôn mặt ảnh hưởng đến sự lĩnh hội âm nhạc.

Bằng cách nào mà những biểu hiện của khuôn mặt trong khi hát ảnh hưởng đến sự lĩnh hội âm nhạc? Có 1 hiện tượng nổi tiếng trong tâm lý học được gọi là hiệu ứng McGurk. Nó giải thích rằng những gì khán giả nghe bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những gì họ nhìn thấy. Điều này cho thấy, những biểu hiện khuôn mặt của ca sĩ có thể có những tác động to lớn đến sự lĩnh hội âm nhạc của chúng ta. Trong 1 loạt thực nghiệm đơn giản, Thompson, Graham và Russo (2005) cho thấy hiệu ứng McGurk quan trọng như thế nào khi chúng ta đang xem ca sĩ hát so với khi chúng ta chỉ được nghe âm thanh.

Thực nghiệm 1: Một số người tham gia được nghe nhạc blues của B. B. King, trong khi những người khác được nghe và xem ông ấy hát. Những người được xem cả video và audio đánh giá mức độ 'nghịch tai' (khi âm nhạc chói tai) cao hơn tại những điểm khi B. B. King nheo mắt, lắc đầu và lắc mình.

Thực nghiệm 2: Khi cố gắng đánh giá những thay đổi độ cao giữa các nốt nhạc, những người tham gia chỉ được xem video hầu như làm tốt bằng những người chỉ được nghe audio. Điều này khá ấn tượng.

Thực nghiệm 3: Một số người tham gia nhìn thấy những biểu hiện khuôn mặt liên quan đến sự thay đổi độ cao âm nhạc phù hợp với audio, trong khi những người khác được xem những biểu hiện khuôn mặt không phù hợp với audio. Khi video không phù hợp với audio, mọi người đánh giá độ cao âm nhạc ít chính xác hơn.

Điều này giống như hiệu ứng McGurk về thính giác. Vì video cho thấy độ cao âm thanh đi xuống nên những đánh giá trung bình của mọi người về độ cao là thấp hơn mặc cho thực tế họ có thể nghe thấy độ cao đang đi lên.

Thực nghiệm 4: Ca sĩ chủ yếu là hát những quãng nhạc nghe 'hạnh phúc' và những quãng thứ nghe 'buồn'. Trong một số điều kiện, người tham gia được nghe một loạt những nốt nhạc 'hạnh phúc' nhưng nhìn thấy nét mặt ca sĩ có vẻ bất hạnh. Trong những điều kiện khác, những quãng nhạc là phù hợp với những biểu hiện của khuôn mặt. Những người tham gia đánh giá yếu tố cảm xúc của những quãng nhạc cao hơn nếu audio và video là phù hợp.

Thực nghiệm 5: Lần này những người tham gia được nghe những buổi biểu diễn âm nhạc thực tế, một số người đang xem video kèm theo, một số người không. Người ta phát hiện thấy, đôi lúc kênh thị giác bổ sung thêm cho buổi biểu diễn, và đôi lúc nó làm giảm.

Những thực nghiệm trên đã cho thấy những cách thức cơ bản mà ở đó biểu hiện khuôn mặt của người biểu diễn có thể có 1 ảnh hưởng to lớn đến sự lĩnh hội âm nhạc của chúng ta. Những biểu hiện khuôn mặt và những động tác cơ thể có thể thay đổi độ cao âm thanh chúng ta nghe, trải nghiệm cảm xúc nhiều như thế nào và có thể tương tác với âm nhạc theo những cách đáng kinh ngạc.

Nhưng rõ ràng là không phải tất cả những khía cạnh thị giác của biểu diễn âm nhạc đều tốt. Một số động tác cơ thể của người biểu diễn có thể làm giảm sự thưởng thức âm nhạc của chúng ta.

Văn hoá và âm nhạc

Thompson, Graham and Russo (2005) chỉ ra rằng không phải đến khi phát minh ra máy quay đĩa thì các yếu tố âm thanh của âm nhạc mới được tách rời khỏi những yếu tố hình ảnh.

Những phát minh công nghệ hiện đại như iPod đã củng cố thêm cho sự tách rời này. Sự xuất hiện của video nhạc pop đã tạo thêm một tầng khác của ý nghĩa hình ảnh đối với âm nhạc. Tuy nhiên, tầng này thường ít liên quan đến những biểu hiện khuôn mặt và động tác tay của nghệ sĩ mà liên quan nhiều đến tầm nhìn của những nhà sản xuất và đạo diễn video.

Không chỉ nghe mà còn xem nhạc

Chắc chắn là hiện nay, nhiều nhạc sĩ kiếm tiền chủ yếu từ những buổi biểu diễn nhạc sống hơn là từ việc bán album. Thậm chí nhiều người còn tặng miễn phí album của họ.

Điều này có thể là một phần của sự công nhận văn hoá rằng âm nhạc còn nhiều thứ hơn chỉ là âm thanh, nó là một sự tương tác giữa ca sĩ và khán giả, một phần lớn trong đó là những biểu hiện khuôn mặt và động tác. Đó là sự tương tác mà chúng ta đang bắt đầu đặt cho nó 1 giá trị cao hơn.


Tham khảo

Thompson, W.F., Graham, P., & Russo, F.A. (2005). Seeing music performance: Visual influences on perception and experience. Semiotica, 156, 203-227.

Nguồn: Spring.org.uk
 

Bình luận bằng Facebook

Top