Tom
[♣]Thành Viên CLB
Ngày nay, khi nói chuyện với người khác, chúng ta dễ phân tán bởi ý nghĩ của riêng mình hoặc những thông báo từ điện thoại. Tuy nhiên, để có một cuộc trò chuyện hiệu quả, cả hai bên đều cần thấu hiểu câu chuyện và cảm xúc của người đối diện.
Tiến sĩ Linh Phùng, Giám đốc chương trình tiếng Anh cho sinh viên quốc tế, Đại học Chatham, Mỹ, đưa ra một số gợi ý:
Nghe để thấu hiểu
Kĩ năng này nghe có vẻ dễ mà thực ra lại chẳng dễ tí nào. Bạn cần luyện tập mỗi khi nói chuyện với người khác. Một trong những cách luyện tập là nói theo lượt và quy định thời gian mỗi người có thể chia sẻ (1-2 phút).
Khi người khác chia sẻ thì bạn lặng im lắng nghe, có thể bộc lộ sự đồng tình bằng cách gật đầu hay nói "ừ, à" nhỏ. Nếu là cuộc nói chuyện có nhiều người thì bạn có thể nói theo thứ tự vòng tròn, đặt những câu hỏi đơn giản và gần gũi như: What's your favorite food? What's your favorite holiday? What’s your favorite piece of clothing? (Đồ ăn yêu thích của bạn là gì? Ngày lễ yêu thích của bạn là gì? Một món đồ để mặc yêu thích của bạn là gì?).
Để đặt câu hỏi cho các cuộc trò chuyện, bạn có thể tìm kiếm trên mạng các từ khóa như "conversation topics", "table topics", hay "would you rather questions".
Sinh viên quốc tế ở Đại học Chatham, Mỹ, hôm 8/3. Ảnh: Chatham university
Đặt câu hỏi mở
Chiến lược trên liên quan đến chiến lược đặt câu hỏi mở khi nói chuyện. Đặt những câu hỏi mở sẽ giúp người nói chuyện với mình được nói nhiều hơn và vì thế câu chuyện trở nên sinh động.
Một số các câu hỏi phổ biến xoay quanh ngày nghỉ và ngày lễ như:
What’s your plan for the weekends? (Kế hoạch cuối tuần của bạn là gì?).
Do you have any plans for the upcoming holiday? (Bạn có kế hoạch gì cho ngày nghỉ lễ sắp tới?).
Are you doing anything special this summer? (Bạn có kế hoạch đặc biệt gì cho mùa hè này?).
Trả lời đủ chi tiết
Trong cuộc hội thoại, bạn nên trả lời với đủ thông tin để người nghe biết phải nói gì tiếp theo. Ví dụ, khi có người hỏi tôi sống ở đâu, tôi thường trả lời với một vài thông tin thêm, tùy thuộc vào người nói chuyện với mình.
Với ai đó không biết Pittsburgh, nơi tôi sống, tôi thường nói: I live in Pittsburgh, Pennsylvania, USA. It's a city about 4 hours from Washington DC and 5 hours from New York (Tôi sống ở Pittsburgh, Pennsylvania, USA. Đây là thành phố cách DC bốn tiếng lái xe và cách New York 5 tiếng lái xe).
Với ai đó ở cùng thành phố thì tôi nói: I live in the Fox Chapel area across the Allegheny River from the zoo (Tôi sống ở khu vực Fox Chapel, bên kia bờ sông Allegheny từ sở thú).
Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị sẵn một số cách giới thiệu về bản thân để sẵn sàng trả lời ở mọi tình huống.
Đón nhận thông tin một cách thích thú
Cuối cùng, bạn cần sẵn sàng để đón nhận một cách thích thú (be ready to be amazed) những thông tin bạn nghe và học được từ người nói, kể cả khi đó là người lạ. Điều này rất quan trọng khi bạn giao tiếp bằng tiếng Anh với những người có nguồn gốc và trải nghiệm khác nhau.
Thực tế, những cách này có ích cả khi nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ, bạn có thể áp dụng hàng ngày.
Linh Phùng
Tiến sĩ Linh Phùng, Giám đốc chương trình tiếng Anh cho sinh viên quốc tế, Đại học Chatham, Mỹ, đưa ra một số gợi ý:
Nghe để thấu hiểu
Kĩ năng này nghe có vẻ dễ mà thực ra lại chẳng dễ tí nào. Bạn cần luyện tập mỗi khi nói chuyện với người khác. Một trong những cách luyện tập là nói theo lượt và quy định thời gian mỗi người có thể chia sẻ (1-2 phút).
Khi người khác chia sẻ thì bạn lặng im lắng nghe, có thể bộc lộ sự đồng tình bằng cách gật đầu hay nói "ừ, à" nhỏ. Nếu là cuộc nói chuyện có nhiều người thì bạn có thể nói theo thứ tự vòng tròn, đặt những câu hỏi đơn giản và gần gũi như: What's your favorite food? What's your favorite holiday? What’s your favorite piece of clothing? (Đồ ăn yêu thích của bạn là gì? Ngày lễ yêu thích của bạn là gì? Một món đồ để mặc yêu thích của bạn là gì?).
Để đặt câu hỏi cho các cuộc trò chuyện, bạn có thể tìm kiếm trên mạng các từ khóa như "conversation topics", "table topics", hay "would you rather questions".
Sinh viên quốc tế ở Đại học Chatham, Mỹ, hôm 8/3. Ảnh: Chatham university
Đặt câu hỏi mở
Chiến lược trên liên quan đến chiến lược đặt câu hỏi mở khi nói chuyện. Đặt những câu hỏi mở sẽ giúp người nói chuyện với mình được nói nhiều hơn và vì thế câu chuyện trở nên sinh động.
Một số các câu hỏi phổ biến xoay quanh ngày nghỉ và ngày lễ như:
What’s your plan for the weekends? (Kế hoạch cuối tuần của bạn là gì?).
Do you have any plans for the upcoming holiday? (Bạn có kế hoạch gì cho ngày nghỉ lễ sắp tới?).
Are you doing anything special this summer? (Bạn có kế hoạch đặc biệt gì cho mùa hè này?).
Trả lời đủ chi tiết
Trong cuộc hội thoại, bạn nên trả lời với đủ thông tin để người nghe biết phải nói gì tiếp theo. Ví dụ, khi có người hỏi tôi sống ở đâu, tôi thường trả lời với một vài thông tin thêm, tùy thuộc vào người nói chuyện với mình.
Với ai đó không biết Pittsburgh, nơi tôi sống, tôi thường nói: I live in Pittsburgh, Pennsylvania, USA. It's a city about 4 hours from Washington DC and 5 hours from New York (Tôi sống ở Pittsburgh, Pennsylvania, USA. Đây là thành phố cách DC bốn tiếng lái xe và cách New York 5 tiếng lái xe).
Với ai đó ở cùng thành phố thì tôi nói: I live in the Fox Chapel area across the Allegheny River from the zoo (Tôi sống ở khu vực Fox Chapel, bên kia bờ sông Allegheny từ sở thú).
Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị sẵn một số cách giới thiệu về bản thân để sẵn sàng trả lời ở mọi tình huống.
Đón nhận thông tin một cách thích thú
Cuối cùng, bạn cần sẵn sàng để đón nhận một cách thích thú (be ready to be amazed) những thông tin bạn nghe và học được từ người nói, kể cả khi đó là người lạ. Điều này rất quan trọng khi bạn giao tiếp bằng tiếng Anh với những người có nguồn gốc và trải nghiệm khác nhau.
Thực tế, những cách này có ích cả khi nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ, bạn có thể áp dụng hàng ngày.
Linh Phùng