Tom
[♣]Thành Viên CLB
Anh Lê Đình Hiếu, 35 tuổi, tốt nghiệp thủ khoa ngành Kinh tế, Đại học California tại Los Angeles, thuộc top 20 của Mỹ năm 2010. Hiện, anh Hiếu là nghiên cứu sinh ngành Giáo dục tại Đại học Johns Hopkins.
Tại Hội thảo về học tiếng Anh do trường Phổ thông Dewey tổ chức sáng 18/3, anh Hiếu cho biết mình gần như không thể nghe nói tiếng Anh trước khi du học. Anh chia sẻ phương pháp đã áp dụng để cải thiện tiếng Anh:
Ghi lại lỗi sai
Chúng ta không thể tránh mắc lỗi khi học một ngôn ngữ mới. Do đó, khi xác định phải học tiếng Anh nghiêm túc vào đầu năm lớp 11, tôi đã chuẩn bị một quyển sổ để ghi lại những lỗi sai mình thường mắc.
Loại thứ nhất là những lỗi, kiến thức tôi không biết. Chẳng hạn chỗ này phải dùng từ này, chia động từ ra sao. Phần này giúp tôi rất nhiều trong việc học từ mới, ngữ pháp tiếng Anh.
Loại lỗi thứ hai là những phần tôi đã biết, nhưng còn quên hoặc chưa thành thạo. Ví dụ cách phát âm, sử dụng từ ngữ sao cho đúng ngữ cảnh.
Phần thứ ba, không hẳn gọi là lỗi, là những cách giúp tiếng Anh của mình giống người bản xứ hơn. Có những từ tôi vẫn dùng, không hẳn sai, nhưng không giống người bản xứ. Nếu phát hiện ra, tôi sẽ sửa và ghi vào sổ luôn.
Sau này ngay cả khi đã du học Mỹ, tôi vẫn giữ cuốn sổ này. Nó hữu dụng cho tôi không chỉ trong việc học tiếng Anh mà còn hỗ trợ tất cả môn.
Hiện người học tiếng Anh có thể tận dụng nhiều công cụ như báo đài, internet để hỗ trợ việc học. Có những câu, từ nếu biết mình sai hoặc chưa ưng ý mà không biết sửa thế nào, bạn có thể lên mạng, tìm cách dùng của người bản xứ, từ đó học hỏi và áp dụng.
Ngoài ra, vì là học sinh chuyên Toán, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM, tôi thường quy mọi thứ về công thức Toán, ngay cả khi học tiếng Anh. Chẳng hạn với bài viết yêu cầu trình bày quan điểm trong IELTS Writing 2, thay vì làm dàn ý, tôi sẽ vẽ sơ đồ tư duy. Khi đưa kiến thức về dạng sơ đồ, tôi thấy mình nắm bắt thông tin nhanh, nhớ lâu hơn.
Thạc sĩ Lê Đình Hiếu tại Hội thảo về học tiếng Anh đúng cách, sáng 18/3. Ảnh: Thanh Hằng
Tạo môi trường nói tiếng Anh
Giống một đứa trẻ học nói, để thành thạo một ngôn ngữ, bạn cần thường xuyên tiếp xúc với ngôn ngữ đó. Tôi áp dụng nguyên tắc này trong việc học tiếng Anh. Khi tôi học lớp 11, các đài cáp chưa phổ biến, nên tôi cũng không xem được các kênh truyền hình nước ngoài để luyện nghe tiếng Anh. Thay vào đó, tôi nghe đài (radio).
Mỗi ngày, khi đi học bằng xe buýt, tôi luôn mở radio. Lúc ở nhà, dù nấu ăn hay dọn dẹp, tôi cũng mở radio tiếng Anh. Tôi nghĩ việc nghe thụ động sẽ tăng tần suất tiếp xúc của mình với tiếng Anh, giúp tôi cảm thấy quen thuộc với ngôn ngữ này. Nghe nhiều sẽ giúp nói tốt, ít nhất là người học có thể bắt chước cách phát âm của người bản xứ.
Ghi âm
Không chỉ nghe đài, xem TV, đã bao giờ bạn ghi âm các bài học tiếng Anh trên lớp hoặc cách nói của những người nói tiếng Anh chuẩn? Tôi cho rằng khi tham gia các câu lạc bộ, tranh biện bằng tiếng Anh, việc ghi âm và học hỏi từ những người giỏi hơn mình rất quan trọng.
Chưa kể, bạn cũng có thể tự luyện nói tiếng Anh và ghi âm chính mình. Khi học lớp 11, tôi cũng thường áp dụng phương pháp này để biết mình nói tệ đến thế nào rồi sửa dần. Đây cũng là cách để bạn biến tiếng Anh trở nên gần gũi, là một phần trong cuộc sống hàng ngày, chính là tạo môi trường tiếp xúc với ngôn ngữ này.
Không sợ sai
Không giống ba phương pháp được đề cập ở trên, đây là phương pháp về tâm lý. Tôi cho rằng khi học tiếng Anh hay bất kỳ ngoại ngữ nào, không sợ sai hoặc biết sai mà vẫn làm cũng không phải điều gì quá tệ.
Nhiều người giỏi tiếng Anh hơn tôi, nhưng tôi nghĩ điểm mạnh của mình là tự tin nói, dù biết nhiều lúc phát âm chưa chuẩn, dùng sai ngữ pháp. Từ đó, nói tiếng Anh biến thành thói quen. Tôi cũng không bị sợ hay cứng miệng khi giao tiếp bằng ngoại ngữ này. Mọi thứ bắt đầu từ việc không sợ sai.
Tôi nghĩ ai cũng sẽ trải qua bước này, bởi nếu không bắt đầu từ bây giờ, 10 năm sau hay bất kể khi nào muốn học tiếng Anh, bạn cũng vẫn phải xuất phát từ đây.
Sau khoảng một năm áp dụng các phương pháp trên để học tiếng Anh, tôi đạt 610/677 TOEFL Paper Test. Để đạt điểm số này, tôi cũng nhờ yếu tố may mắn, nhưng với xuất phát điểm thấp, tôi nghĩ những phương pháp mình áp dụng cũng mang đến hiệu quả nhất định.
Thanh Hằng ghi
Tại Hội thảo về học tiếng Anh do trường Phổ thông Dewey tổ chức sáng 18/3, anh Hiếu cho biết mình gần như không thể nghe nói tiếng Anh trước khi du học. Anh chia sẻ phương pháp đã áp dụng để cải thiện tiếng Anh:
Ghi lại lỗi sai
Chúng ta không thể tránh mắc lỗi khi học một ngôn ngữ mới. Do đó, khi xác định phải học tiếng Anh nghiêm túc vào đầu năm lớp 11, tôi đã chuẩn bị một quyển sổ để ghi lại những lỗi sai mình thường mắc.
Loại thứ nhất là những lỗi, kiến thức tôi không biết. Chẳng hạn chỗ này phải dùng từ này, chia động từ ra sao. Phần này giúp tôi rất nhiều trong việc học từ mới, ngữ pháp tiếng Anh.
Loại lỗi thứ hai là những phần tôi đã biết, nhưng còn quên hoặc chưa thành thạo. Ví dụ cách phát âm, sử dụng từ ngữ sao cho đúng ngữ cảnh.
Phần thứ ba, không hẳn gọi là lỗi, là những cách giúp tiếng Anh của mình giống người bản xứ hơn. Có những từ tôi vẫn dùng, không hẳn sai, nhưng không giống người bản xứ. Nếu phát hiện ra, tôi sẽ sửa và ghi vào sổ luôn.
Sau này ngay cả khi đã du học Mỹ, tôi vẫn giữ cuốn sổ này. Nó hữu dụng cho tôi không chỉ trong việc học tiếng Anh mà còn hỗ trợ tất cả môn.
Hiện người học tiếng Anh có thể tận dụng nhiều công cụ như báo đài, internet để hỗ trợ việc học. Có những câu, từ nếu biết mình sai hoặc chưa ưng ý mà không biết sửa thế nào, bạn có thể lên mạng, tìm cách dùng của người bản xứ, từ đó học hỏi và áp dụng.
Ngoài ra, vì là học sinh chuyên Toán, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM, tôi thường quy mọi thứ về công thức Toán, ngay cả khi học tiếng Anh. Chẳng hạn với bài viết yêu cầu trình bày quan điểm trong IELTS Writing 2, thay vì làm dàn ý, tôi sẽ vẽ sơ đồ tư duy. Khi đưa kiến thức về dạng sơ đồ, tôi thấy mình nắm bắt thông tin nhanh, nhớ lâu hơn.
Thạc sĩ Lê Đình Hiếu tại Hội thảo về học tiếng Anh đúng cách, sáng 18/3. Ảnh: Thanh Hằng
Tạo môi trường nói tiếng Anh
Giống một đứa trẻ học nói, để thành thạo một ngôn ngữ, bạn cần thường xuyên tiếp xúc với ngôn ngữ đó. Tôi áp dụng nguyên tắc này trong việc học tiếng Anh. Khi tôi học lớp 11, các đài cáp chưa phổ biến, nên tôi cũng không xem được các kênh truyền hình nước ngoài để luyện nghe tiếng Anh. Thay vào đó, tôi nghe đài (radio).
Mỗi ngày, khi đi học bằng xe buýt, tôi luôn mở radio. Lúc ở nhà, dù nấu ăn hay dọn dẹp, tôi cũng mở radio tiếng Anh. Tôi nghĩ việc nghe thụ động sẽ tăng tần suất tiếp xúc của mình với tiếng Anh, giúp tôi cảm thấy quen thuộc với ngôn ngữ này. Nghe nhiều sẽ giúp nói tốt, ít nhất là người học có thể bắt chước cách phát âm của người bản xứ.
Ghi âm
Không chỉ nghe đài, xem TV, đã bao giờ bạn ghi âm các bài học tiếng Anh trên lớp hoặc cách nói của những người nói tiếng Anh chuẩn? Tôi cho rằng khi tham gia các câu lạc bộ, tranh biện bằng tiếng Anh, việc ghi âm và học hỏi từ những người giỏi hơn mình rất quan trọng.
Chưa kể, bạn cũng có thể tự luyện nói tiếng Anh và ghi âm chính mình. Khi học lớp 11, tôi cũng thường áp dụng phương pháp này để biết mình nói tệ đến thế nào rồi sửa dần. Đây cũng là cách để bạn biến tiếng Anh trở nên gần gũi, là một phần trong cuộc sống hàng ngày, chính là tạo môi trường tiếp xúc với ngôn ngữ này.
Không sợ sai
Không giống ba phương pháp được đề cập ở trên, đây là phương pháp về tâm lý. Tôi cho rằng khi học tiếng Anh hay bất kỳ ngoại ngữ nào, không sợ sai hoặc biết sai mà vẫn làm cũng không phải điều gì quá tệ.
Nhiều người giỏi tiếng Anh hơn tôi, nhưng tôi nghĩ điểm mạnh của mình là tự tin nói, dù biết nhiều lúc phát âm chưa chuẩn, dùng sai ngữ pháp. Từ đó, nói tiếng Anh biến thành thói quen. Tôi cũng không bị sợ hay cứng miệng khi giao tiếp bằng ngoại ngữ này. Mọi thứ bắt đầu từ việc không sợ sai.
Tôi nghĩ ai cũng sẽ trải qua bước này, bởi nếu không bắt đầu từ bây giờ, 10 năm sau hay bất kể khi nào muốn học tiếng Anh, bạn cũng vẫn phải xuất phát từ đây.
Sau khoảng một năm áp dụng các phương pháp trên để học tiếng Anh, tôi đạt 610/677 TOEFL Paper Test. Để đạt điểm số này, tôi cũng nhờ yếu tố may mắn, nhưng với xuất phát điểm thấp, tôi nghĩ những phương pháp mình áp dụng cũng mang đến hiệu quả nhất định.
Thanh Hằng ghi