Tom
Biên Tập Viên
Cách đây vài hôm, khi lướt qua một diễn đàn dạy tiếng Anh, tôi thấy có câu chuyện về một cô gái và chàng trai yêu nhau suốt bốn năm đại học. Sau đó, nàng ra trường và đi làm làm lương cao, trong khi chàng chưa có công việc tốt và ổn định. Nàng bảo chàng là người không có chí tiến thủ nên chia tay. Nàng là người "thực tế" chứ không phải người "thực dụng".
Ở dưới câu chuyện, người viết giải nghĩa từ "thực dụng": pragmatic.
Tôi thấy cách giải thích này không chính xác, mà thật ra là sai. Đầu tiên phải khẳng định "pragmatic" không phải là thực dụng. Từ này dịch sát nghĩa có lẽ nên là "thực chứng" – nhưng nói một ai đó "pragmatic" thì có nghĩa là họ không quan tâm tới lý thuyết hay ý tưởng, quan trọng là phải quan sát được. "Pragmatists" là các nhà khoa học thực chứng. Do đó, "pragmatics" không thể có nghĩa "thực dụng" trong câu chuyện này được.
Từ "practical" thì có nghĩa là "không mơ mộng viển vông", không có nghĩa "tham tiền" như hàm ý của từ "thực dụng" mà mọi người hay dùng. Trong câu chuyện trên, cô gái tự miêu tả mình là một người "thực tế", dùng "practical" là chính xác.
Một vài người có thể nghĩ đến một từ khác là "realistic". Tuy nhiên, "realistic" thường được hiểu là cái gì đó trong khả năng có thể đạt được, như "a realistic object". Còn khi sử dụng cho người - "a realistic person" thường miêu tả một người có khả năng tư duy phản biện và khách quan.
Thầy Quang Nguyen. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Vậy, nói "thực dụng" theo nghĩa "tham tiền", "đề cao vật chất" thì dùng từ gì cho chính xác? Tôi nghĩ đến một từ là "materialistic". Nghĩa của từ này theo tiếng Anh là: "excessively concerned with material possessions; money-oriented." (Quan tâm quá nhiều với việc sở hữu vật chất; ham tiền). Tôi nghĩ, đây là nghĩa của từ "thực dụng" trong câu: Cô ấy quả thực là một người thực dụng.
Việc chuyển ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt rất thú vị, vì nó giúp chúng ta tìm hiểu thêm những tầng lớp nghĩa của ngôn ngữ. Do đó, khi học tiếng Anh, cái cốt lõi, cũng là cái thú vị là bạn đừng chỉ hiểu lớp nghĩa "bề mặt" của từ, mà phải hiểu cái hàm ý sâu xa của từ đó và cách mà nó được sử dụng.
Quang Nguyen
Ở dưới câu chuyện, người viết giải nghĩa từ "thực dụng": pragmatic.
Tôi thấy cách giải thích này không chính xác, mà thật ra là sai. Đầu tiên phải khẳng định "pragmatic" không phải là thực dụng. Từ này dịch sát nghĩa có lẽ nên là "thực chứng" – nhưng nói một ai đó "pragmatic" thì có nghĩa là họ không quan tâm tới lý thuyết hay ý tưởng, quan trọng là phải quan sát được. "Pragmatists" là các nhà khoa học thực chứng. Do đó, "pragmatics" không thể có nghĩa "thực dụng" trong câu chuyện này được.
Từ "practical" thì có nghĩa là "không mơ mộng viển vông", không có nghĩa "tham tiền" như hàm ý của từ "thực dụng" mà mọi người hay dùng. Trong câu chuyện trên, cô gái tự miêu tả mình là một người "thực tế", dùng "practical" là chính xác.
Một vài người có thể nghĩ đến một từ khác là "realistic". Tuy nhiên, "realistic" thường được hiểu là cái gì đó trong khả năng có thể đạt được, như "a realistic object". Còn khi sử dụng cho người - "a realistic person" thường miêu tả một người có khả năng tư duy phản biện và khách quan.

Thầy Quang Nguyen. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Vậy, nói "thực dụng" theo nghĩa "tham tiền", "đề cao vật chất" thì dùng từ gì cho chính xác? Tôi nghĩ đến một từ là "materialistic". Nghĩa của từ này theo tiếng Anh là: "excessively concerned with material possessions; money-oriented." (Quan tâm quá nhiều với việc sở hữu vật chất; ham tiền). Tôi nghĩ, đây là nghĩa của từ "thực dụng" trong câu: Cô ấy quả thực là một người thực dụng.
Việc chuyển ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt rất thú vị, vì nó giúp chúng ta tìm hiểu thêm những tầng lớp nghĩa của ngôn ngữ. Do đó, khi học tiếng Anh, cái cốt lõi, cũng là cái thú vị là bạn đừng chỉ hiểu lớp nghĩa "bề mặt" của từ, mà phải hiểu cái hàm ý sâu xa của từ đó và cách mà nó được sử dụng.
Quang Nguyen