CUỘC CHIẾN BÁN LẺ KHẮP NƠI KHỐC LIỆT, NHƯNG CHIẾN THUẬT MỖI NƠI MỖI KHÁC

Vũ Kim Hạnh

Thành viên mới
CUỘC CHIẾN BÁN LẺ KHẮP NƠI KHỐC LIỆT, NHƯNG CHIẾN THUẬT MỖI NƠI MỖI KHÁC

Hôm qua, Nikkei Asia có một bài lạ về các qui định mới của nhà nước TQ đang thay đổi gần như 180 độ, và đó là điều mà người kinh doanh Việt Nam cần nắm rõ.

QUI ĐỊNH MỚI CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC ÁP DỤNG TỪ 1/9/2024: NGĂN CẤM BÁN HÀNG GIẢM GIÁ VÔ TẬN​


Thương mại điện tử trong nội địa của Trung Quốc đang thay đổi chiến lược lớn, thể hiện qua việc một số nền tảng đang chuyển từ ưu tiên bán giá siêu rẻ sang tìm cách tăng trưởng doanh số một cách bền vững.

Chính phủ TQ vừa ban hành quy định chống cạnh tranh không lành mạnh, áp dụng từ 1-9 sắp tới. Các quy định mới ngăn cấm các nền tảng "áp đặt các hạn chế vô lý đối với giá hàng hóa" tức là cấm cạnh tranh bằng hạ giá hạn tới vô hạn..

Không còn “giá sập sàn”

Douyin, phiên bản nội địa của TikTok thuộc sở hữu của ByteDance, đang tập trung vào tăng giá trị tổng khối lượng hàng hóa (GMV), tức tổng doanh số bán hàng trực tuyến, trong nửa cuối năm 2024.

Trang Late Post nói rằng Douyin đang thay đổi do tăng trưởng GMV đầu năm 2024 chậm hơn dự kiến. Các nhà lãnh đạo Douyin đã kết luận rằng “các phiên livestream bán hàng không thể cung cấp giá rẻ hay siêu rẻ mãi nữa”. "Douyin về cơ bản là một nền tảng giải trí. Hạ giá mãi khiến chính lãnh đạo Douyin thấy không thể cứ giảm giá tới sập sàn. Phải duy trì trải nghiệm tích cực cho người dùng", theo lời Jacob Cooke, CEO hãng tư vấn thương mại điện tử WPIC Marketing and Technologies có trụ sở tại Bắc Kinh. Mà chính các đợt giảm giá gây nhiều áp lực cho các nhà bán hàng (merchant). Hệ quả là họ bỏ chạy, tìm nền tảng hay kênh khác để kiếm biên lợi nhuận tốt hơn.

Giá rẻ hay siêu rẻ từ lâu đã là trọng tâm của các lễ hội mua sắm trực tuyến thường niên của Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 8 năm, mọi người thấy rõ doanh số bán hàng của tháng 6, lúc có sự kiện lễ hội mua sắm lớn nhất cũng đã giảm xuống tới 7%. GDP trong quí 2 của Trung Quốc không đạt như kỳ vọng do sức mua yếu và thị trường bất động sản suy thoái kéo dài. Trong tháng 6, tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng chỉ tăng 2%, mức chậm nhất kể từ đầu năm 2023.

"Tôi nghĩ rằng có một quan niệm sai lầm rằng người tiêu dùng chủ yếu bị thúc đẩy bởi giá thấp. Điều ấy bây giờ không đúng nữa”

Trong nửa đầu năm nay, Taobao đã nhận xét giá hàng diễn biến trên sàn TMĐT của mình: "Chạy đua để có mức giá thấp nhất tuyệt đối không phải là một chiến lược khả thi khi so sánh với nền tảng khác, Pinduoduo. Đối thủ của chúng tôi đã dành nhiều năm xây dựng và nổi danh vì đã cung cấp các ưu đãi tốt nhất chứ không phải hạ giá thấp nhất", một giám đốc cấp cao của Taobao nói.

Giảm giá không có nghĩa là sẽ nhận được đơn hàng tăng Gu Pei, người điều hành hai cửa hàng đồ điện tử trên Taobao và Pinduoduo, nói với Nikkei Asia rằng Pinduoduo liên tục yêu cầu cô giảm giá, nếu không nền tảng sẽ không ưu tiên hiển thị, giảm lượng truy cập. Tuy nhiên, ngay cả sau khi giảm giá sập sàn theo yêu cầu của Pinduoduo, lượng đơn hàng vẫn không tăng. "Khi nền kinh tế không quá tệ, đơn hàng sẽ tăng sau khi tôi giảm giá hàng. Nhưng bây giờ người ta chỉ xem chứ không mua, và tôi phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột", Gu nói. Gu ngừng trả tiền cho lượng truy cập vì không hiệu quả về mặt chi phí.

NHƯNG Ở HOA KỲ, CHIÊU CẠNH TRANH THẮNG ĐẬM CỦA TQ VẪN LÀ HẠ GIÁ HÀNG​


Trên thị trường bán lẻ Hoa Kỳ, nhà bán lẻ Trung Quốc đang ra sức hạ giá hàng để cạnh tranh thắng lợi. Qua báo chí và cả chuyên gia đang làm việc tại Hoa Kỳ thông tin cho tôi thì:

Hãng bán lẻ Temu của Trung Quốc (lấy tên là Temu Hoa Kỳ) đã chính thức đạt con số 50 triệu khách hàng đăng ký mua hàng thường xuyên sau một năm Temu xâm nhập thị trường Mỹ. Con số này bằng số khách hàng mà Amazone có sau 10 năm.

CUỘC CHIẾN BÁN LẺ KHẮP NƠI KHỐC LIỆT, NHƯNG CHIẾN THUẬT MỖI NƠI MỖI KHÁC

một mẫu quảng cáo sản phẩm của hãng TEMU

Temu có mặt ở Hoa Kỳ đúng vào lúc người dân Mỹ đang bước vào thời kỳ thắt chặt chi tiêu, chuyển hướng mạnh mẽ sang tìm kiếm những sản phẩm giá cả phải chăng nhằm tiết kiệm chi phí

Trong khi đó, Amazone, gã khổng lồ bán lẻ của Hoa Kỳ tập trung giảm bớt thời gian vận chuyển hàng. Temu hiểu tâm lý người Mỹ, thấy rằng người tiêu dùng hiện nay đặt ưu tiên số một về giá, chấp nhận đánh đổi việc chờ đợi lâu hơn về thời gian giao hàng nên Temu đã chủ động tập trung nguồn lực vào giá cả. Để có được điều đó, Temu rất thông minh khi ĐƯA RA DANH MỤC NHỮNG SẢN PHẨM CHỦ LỰC, THÔNG DỤNG mà người dân Mỹ ai cũng phải mua và quan tâm đến việc tiết kiệm khi mua được những mặt hàng này.

Temu làm việc trực tiếp với các DN sản xuất, đặt hàng số lượng lớn để hưởng được mức chiết khấu tốt nhất có thể. Chính điều này khiến cho người tiêu dùng Mỹ hễ khi nào vào app Temu là cũng có thể có thể mua một sản phẩm thiết yếu có giá rất tốt, sau đó, họ tiếp tục mua thêm các sản phẩm khác. Một lượng không nhỏ người tiêu dùng khi mua các sản phẩm thiết yếu chấp nhận lên kế hoạch sớm, chờ đợi giao hàng để có giá ổn, nhóm khách hàng này thật sự ưa thích Temu.

Cách làm này của Temu đương nhiên là tốn nhiều công sức, tốn kém tiến bạc và tỷ suất lợi nhuận thấp, người ta tự hỏi họ có thể duy trì điều này đến khi nào?

TẠM KẾT LUẬN

Điều này cho chúng ta thấy rõ: chiến cuộc cạnh tranh bán lẻ ở Hoa Kỳ hay Trung Quốc hay bất cứ đâu có dấu chân hàng Trung Quốc đều đang diễn biến khốc liệt nhưng tùy bối cảnh mà chiến sự, cách cạnh tranh của hàng Trung Quốc khác nhau. Còn ngay tại Trung Quốc, thì chính cuộc cạnh tranh lôi nhau xuống đáy đã ảnh hưởng tới GDP chung và chính phủ phải can thiệp bằng cánh chấm dứt cuộc cạnh tranh bán giá rẻ.

Như vậy, tại Việt Nam chúng ta hiểu họ sẽ còn đẩy mạnh cạnh tranh bằng làn sóng ồ ạt hàng giá rẻ và buộc phải bán được hàng do suy giảm kinh tế trong nội địa.

Qui định mới chống cạnh tranh bằng hạ giá trong nội địa lại cho thấy họ sẽ còn đẩy mạnh cạnh tranh giảm giá hàng để bán cho hết hàng dư thừa bên ngoài biên giới.

Vũ Kim Hạnh
 

Bình luận bằng Facebook

Top