Anh được vợ đưa tới một bệnh viện lớn. Họ đăng ký khám thường. Sau thời gian lấy số và xếp hàng khá lâu, anh được bác sĩ hỏi vài câu, đặt ống nghe ngực, rồi chỉ định xét nghiệm, thăm dò chức năng não, siêu âm và chụp chiếu toàn thân. Khi đọc kết quả, bác sĩ không phát hiện vấn đề gì bất thường.
Bệnh nhân được cho uống thuốc bổ và thuốc tăng tuần hoàn não, nhưng vẫn không hết biểu hiện lo lắng, bồn chồn, mệt mỏi. Được nhiều người mách, chị đưa chồng đến một vài bệnh viện khác, khám theo yêu cầu, chọn dịch vụ khám giáo sư, với hy vọng tìm ra bệnh. Giá khám với giáo sư cao gấp mười lần khám thường. Nhưng ở viện nào, chồng chị cũng trải qua quá trình tương tự và nhận được một tập giấy, với đủ chỉ định xét nghiệm chụp chiếu như trước, kết quả "không bất thường".
Một người bạn học cấp ba nhờ tôi xem giúp trường hợp của bệnh nhân này. Sau hơn một giờ hỏi bệnh kỹ càng, tôi nghĩ nhiều đến khả năng anh bị trầm cảm, do ám ảnh Covid-19 quá mức. Tôi khuyên người vợ đưa chồng đến khám chuyên khoa tâm thần và được chẩn đoán rối loạn trầm cảm. Sau sáu tháng điều trị, tinh thần và sức khoẻ của anh ổn định trở lại.
Ở các bệnh viện công hiện nay, người bệnh mất trung bình hai giờ trong bệnh viện, chủ yếu là chờ đợi. Trong khi một bác sĩ khám khoảng 90 bệnh nhân mỗi ngày, mỗi bệnh nhân khoảng 5 phút, theo một khảo sát của Đại học Y tế Công cộng. Với thời gian thăm khám hạn hẹp đó, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Họ phải đi rất nhiều bệnh viện, ôm theo cả chồng phiếu xét nghiệm và chụp chiếu mà vẫn không ra bệnh.
Người bệnh luôn muốn được khám chữa bởi bác sĩ giỏi nhất. Nhiều bệnh viện lợi dụng tâm lý này cùng thói sính bằng cấp của xã hội để mở ra dịch vụ khám giáo sư, phó giáo sư, thu giá cao gấp chục lần khám thường. Nhưng một giáo sư chuyên sâu về gan mật, nếu khám cho một bệnh nhân tự nhiên ngã đập đầu xuống đất, thì việc không chẩn đoán ra chứng trầm cảm là điều dễ hiểu.
Ở bệnh viện, đội ngũ bác sĩ có nhiều chức danh nghề nghiệp khác nhau như bác sĩ chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chính, bác sĩ cao cấp, phó giáo sư, giáo sư... đi kèm các tiêu chuẩn chuyên môn khác nhau.
Trong y học, kiến thức là cực kỳ quan trọng, nhưng phải được tích luỹ và thực hành, thông qua thực hành nhiều lần kiến thức mới chuyển hoá thành năng lực. Cùng một vấn đề lý thuyết, hiệu quả áp dụng vào từng ca lâm sàng cụ thể lại phụ thuộc vào mỗi cá nhân thầy thuốc đã tích luỹ được bao nhiêu kinh nghiệm.
Trong hệ thống y tế, bác sĩ có chức danh càng cao, thì phạm vi nghiên cứu bệnh tật chuyên môn càng thu hẹp. Tôi đã chứng kiến các bác sĩ đa khoa, cống hiến hết mình từ năm này đến năm khác ở tuyến đầu khám lâm sàng, họ tích luỹ đủ những ca bệnh thành công và thất bại, nên việc chẩn đoán và điều trị bước đầu đạt hiệu quả cao. Nhưng cũng có nhiều giáo sư tiến sĩ hiện phải dành thời gian cho nghiên cứu khoa học, thậm chí cho công việc quản lý, họ chủ yếu khám chữa bệnh chuyên sâu, rất ít thời gian chẩn đoán và điều trị tổng hợp, nên để họ khám tổng hợp có thể không tốt bằng bác sĩ đa khoa.
Hơn nữa, y học hiện đại đang phát triển thần tốc. Rất nhiều công nghệ, thành tựu mới ra đời hàng ngày, nhiều kỹ thuật và phác đồ điều trị đã lỗi thời. Trong khi con người ngày càng đối diện với nhiều loại virus mới, lạ, nhiều căn bệnh chưa rõ nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp, kiến thức và kinh nghiệm của giáo sư, phó giáo sư không thể cập nhật bằng các bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, vấn đề quan trọng là phải "đúng thầy đúng bệnh".
Tôi quan sát thấy người dân có sự hiểu lầm nhất định về dịch vụ khám bệnh với giáo sư. Họ mặc định, học hàm học vị là một bảo chứng cho việc tìm ra bệnh, nên miễn có đủ tiền, dù mắc loại triệu chứng gì, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp, họ đều đăng ký khám giáo sư cho yên tâm. Thực tế, nếu có điều kiện thăm khám đầy đủ, đa số bác sĩ có tay nghề sẽ chẩn đoán chính xác các căn bệnh thông thường. Chỉ một số loại bệnh, triệu chứng lạ, hoặc các ca phức tạp, bệnh nhân mới cần thăm khám bởi các giáo sư có y thuật cao. Nhưng nếu cũng chỉ được tương tác với bệnh nhân trong 3-5 phút, giáo sư y thuật cao đến đâu cũng khó lòng bắt đúng bệnh.
Nhiều quốc gia có nền y học phát triển cũng phân cấp bác sĩ. Giáo sư khám bệnh được trả cao hơn. Nhưng cách tổ chức của họ rất khoa học và hợp lý. Nếu là lần đầu đi khám, người bệnh sẽ đến phòng khám thông thường, bác sĩ chẩn đoán sơ bộ tình trạng, xác định xem có cần khám chuyên khoa hay chuyên gia sâu hay không, cần xét nghiệm chụp chiếu những gì, xây dựng một kế hoạch khám và điều trị tối ưu. Khám giáo sư tiến sĩ phải do bác sĩ chỉ định.
Cung cấp dịch vụ khám giáo sư, với mức giá cao hơn bác sĩ thường, là điều cũng phù hợp với cơ chế cung - cấu y tế. Nhưng việc phân luồng khám chữa ngay từ cổng viện, với những tấm biển "khám giáo sư" tràn lan như hiện nay là cách làm nặng về thương mại hoá, tạo ra nhiều vấn đề bất cập.
Người nghèo mắc bệnh lạ, bệnh hiểm nghèo có thể mất hoàn toàn cơ hội sống sót vì mức giá "khám giáo sư" ngăn họ tiếp cận dịch vụ chẩn đoán bệnh tốt nhất ngay từ đầu. Người chỉ mắc bệnh thông thường có thể sẽ phải chi trả nhiều hơn mức cần thiết chỉ vì tâm lý "được khám người tốt nhất".
Giá khám bác sĩ thông thường và giáo sư cần có sự khác biệt, nó phản ánh giá trị lao động của từng người. Nhưng việc áp dụng dịch vụ này cần đi kèm với công tác tổ chức hợp lý và mạch lạc hơn. Chuyên gia, giáo sư sẽ khám rất sâu ở lĩnh vực của mình và nên do các bác sĩ gửi bệnh nhân đến, theo những quy định chuẩn mực về chuyên môn. Trước các ca bệnh phức tạp, giáo sư cần có đủ thời gian thăm khám thay vì cũng chỉ ít phút như với bệnh thông thường.
Chỉ định khám giáo sư không thể chỉ lấy đồng tiền làm tiêu chuẩn duy nhất.
Trần Văn Phúc
Bệnh nhân được cho uống thuốc bổ và thuốc tăng tuần hoàn não, nhưng vẫn không hết biểu hiện lo lắng, bồn chồn, mệt mỏi. Được nhiều người mách, chị đưa chồng đến một vài bệnh viện khác, khám theo yêu cầu, chọn dịch vụ khám giáo sư, với hy vọng tìm ra bệnh. Giá khám với giáo sư cao gấp mười lần khám thường. Nhưng ở viện nào, chồng chị cũng trải qua quá trình tương tự và nhận được một tập giấy, với đủ chỉ định xét nghiệm chụp chiếu như trước, kết quả "không bất thường".
Một người bạn học cấp ba nhờ tôi xem giúp trường hợp của bệnh nhân này. Sau hơn một giờ hỏi bệnh kỹ càng, tôi nghĩ nhiều đến khả năng anh bị trầm cảm, do ám ảnh Covid-19 quá mức. Tôi khuyên người vợ đưa chồng đến khám chuyên khoa tâm thần và được chẩn đoán rối loạn trầm cảm. Sau sáu tháng điều trị, tinh thần và sức khoẻ của anh ổn định trở lại.
Ở các bệnh viện công hiện nay, người bệnh mất trung bình hai giờ trong bệnh viện, chủ yếu là chờ đợi. Trong khi một bác sĩ khám khoảng 90 bệnh nhân mỗi ngày, mỗi bệnh nhân khoảng 5 phút, theo một khảo sát của Đại học Y tế Công cộng. Với thời gian thăm khám hạn hẹp đó, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Họ phải đi rất nhiều bệnh viện, ôm theo cả chồng phiếu xét nghiệm và chụp chiếu mà vẫn không ra bệnh.
Người bệnh luôn muốn được khám chữa bởi bác sĩ giỏi nhất. Nhiều bệnh viện lợi dụng tâm lý này cùng thói sính bằng cấp của xã hội để mở ra dịch vụ khám giáo sư, phó giáo sư, thu giá cao gấp chục lần khám thường. Nhưng một giáo sư chuyên sâu về gan mật, nếu khám cho một bệnh nhân tự nhiên ngã đập đầu xuống đất, thì việc không chẩn đoán ra chứng trầm cảm là điều dễ hiểu.
Ở bệnh viện, đội ngũ bác sĩ có nhiều chức danh nghề nghiệp khác nhau như bác sĩ chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chính, bác sĩ cao cấp, phó giáo sư, giáo sư... đi kèm các tiêu chuẩn chuyên môn khác nhau.
Trong y học, kiến thức là cực kỳ quan trọng, nhưng phải được tích luỹ và thực hành, thông qua thực hành nhiều lần kiến thức mới chuyển hoá thành năng lực. Cùng một vấn đề lý thuyết, hiệu quả áp dụng vào từng ca lâm sàng cụ thể lại phụ thuộc vào mỗi cá nhân thầy thuốc đã tích luỹ được bao nhiêu kinh nghiệm.
Trong hệ thống y tế, bác sĩ có chức danh càng cao, thì phạm vi nghiên cứu bệnh tật chuyên môn càng thu hẹp. Tôi đã chứng kiến các bác sĩ đa khoa, cống hiến hết mình từ năm này đến năm khác ở tuyến đầu khám lâm sàng, họ tích luỹ đủ những ca bệnh thành công và thất bại, nên việc chẩn đoán và điều trị bước đầu đạt hiệu quả cao. Nhưng cũng có nhiều giáo sư tiến sĩ hiện phải dành thời gian cho nghiên cứu khoa học, thậm chí cho công việc quản lý, họ chủ yếu khám chữa bệnh chuyên sâu, rất ít thời gian chẩn đoán và điều trị tổng hợp, nên để họ khám tổng hợp có thể không tốt bằng bác sĩ đa khoa.
Hơn nữa, y học hiện đại đang phát triển thần tốc. Rất nhiều công nghệ, thành tựu mới ra đời hàng ngày, nhiều kỹ thuật và phác đồ điều trị đã lỗi thời. Trong khi con người ngày càng đối diện với nhiều loại virus mới, lạ, nhiều căn bệnh chưa rõ nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp, kiến thức và kinh nghiệm của giáo sư, phó giáo sư không thể cập nhật bằng các bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, vấn đề quan trọng là phải "đúng thầy đúng bệnh".
Tôi quan sát thấy người dân có sự hiểu lầm nhất định về dịch vụ khám bệnh với giáo sư. Họ mặc định, học hàm học vị là một bảo chứng cho việc tìm ra bệnh, nên miễn có đủ tiền, dù mắc loại triệu chứng gì, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp, họ đều đăng ký khám giáo sư cho yên tâm. Thực tế, nếu có điều kiện thăm khám đầy đủ, đa số bác sĩ có tay nghề sẽ chẩn đoán chính xác các căn bệnh thông thường. Chỉ một số loại bệnh, triệu chứng lạ, hoặc các ca phức tạp, bệnh nhân mới cần thăm khám bởi các giáo sư có y thuật cao. Nhưng nếu cũng chỉ được tương tác với bệnh nhân trong 3-5 phút, giáo sư y thuật cao đến đâu cũng khó lòng bắt đúng bệnh.
Nhiều quốc gia có nền y học phát triển cũng phân cấp bác sĩ. Giáo sư khám bệnh được trả cao hơn. Nhưng cách tổ chức của họ rất khoa học và hợp lý. Nếu là lần đầu đi khám, người bệnh sẽ đến phòng khám thông thường, bác sĩ chẩn đoán sơ bộ tình trạng, xác định xem có cần khám chuyên khoa hay chuyên gia sâu hay không, cần xét nghiệm chụp chiếu những gì, xây dựng một kế hoạch khám và điều trị tối ưu. Khám giáo sư tiến sĩ phải do bác sĩ chỉ định.
Cung cấp dịch vụ khám giáo sư, với mức giá cao hơn bác sĩ thường, là điều cũng phù hợp với cơ chế cung - cấu y tế. Nhưng việc phân luồng khám chữa ngay từ cổng viện, với những tấm biển "khám giáo sư" tràn lan như hiện nay là cách làm nặng về thương mại hoá, tạo ra nhiều vấn đề bất cập.
Người nghèo mắc bệnh lạ, bệnh hiểm nghèo có thể mất hoàn toàn cơ hội sống sót vì mức giá "khám giáo sư" ngăn họ tiếp cận dịch vụ chẩn đoán bệnh tốt nhất ngay từ đầu. Người chỉ mắc bệnh thông thường có thể sẽ phải chi trả nhiều hơn mức cần thiết chỉ vì tâm lý "được khám người tốt nhất".
Giá khám bác sĩ thông thường và giáo sư cần có sự khác biệt, nó phản ánh giá trị lao động của từng người. Nhưng việc áp dụng dịch vụ này cần đi kèm với công tác tổ chức hợp lý và mạch lạc hơn. Chuyên gia, giáo sư sẽ khám rất sâu ở lĩnh vực của mình và nên do các bác sĩ gửi bệnh nhân đến, theo những quy định chuẩn mực về chuyên môn. Trước các ca bệnh phức tạp, giáo sư cần có đủ thời gian thăm khám thay vì cũng chỉ ít phút như với bệnh thông thường.
Chỉ định khám giáo sư không thể chỉ lấy đồng tiền làm tiêu chuẩn duy nhất.
Trần Văn Phúc