[KN SINH HOẠT] Trò chơi cảm giác

thuyussh

Thanh viên kỳ cựu
TRÒ CHƠI CẢM GIÁC

1. MÙ DẪN MÙ
Thể loại: Trò chơi cảm giác,vận động nhẹ.
Rèn luyện: nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng thính giác và xúc giác.
Giáo dục: Tương trợ, sẳn sàng giúp đỡ nhau và cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: 2 người bị bịt mắt,từ điểm khởi hành cách điểm tới 3m, với thời gian 1 phút và khi tiếng còi khởi hành, 2 người mù dẫn nhau về điểm tới và chạm vào 1 bức tường hay 1 vật gì đó ở điểm tới.Cặp nào chạm được vật ở điểm tới trước thời gian qui định, được kể là thắng.
Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó và có sự tranh đua trong khi chơi.
Vật dụng: 02 cái khăn để bịt mắt.
Lưu ý: Nhớ dọn dẹp các vật dụng nguy hiểm xung quanh khu vực chơi, quản trò nhắc nhở các đội viên đứng ở nơi qui định.

2. TÀU ĐI TRONG SƯƠNG MÙ
Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động mạnh ngoài trời, người tham dự mỗi đội khoảng 08 người.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường, linh động và tương trợ nhau.
Giáo dục: Nhanh nhẹn, hiểu ý nhau và tương trợ với nhau một cách đắt lực.
Luật chơi: Mỗi hàng 01 đội là một chiếc tàu. Đội trưởng là tài công. Tất cả bịt mắt, trừ đội trưởng, người sau đặt tay trên vai người trước.
Từ mức khởi hành đến mức tới là 5m, trên khoảng đường này đặt một số chướng ngại vật (càng khó càng hay).
Tiếng còi khởi hành, các tàu di chuyển, tài công không được đụng vào tàu mình, chỉ được quyền ra lệnh: quẹo phải, trái, lùi lại, tiến lên vv... Tàu nào đụng vào chướng ngại vật là thua còn Tàu nào đến đích trước là thắng.
Mục đích: Gây bầu khí sôi động, có sự tranh đua trong khi chơi, tạo sự đòan kết với nhau trong hàng đội.
Vật dụng: Số khăn tương ứng với mỗi đội, các vật dụng làm chướng ngại vật.
Lưu ý: Nhớ dọn dẹp các vật nguy hiểm xung quanh khu vực chơi, các chướng ngại vật không bén nhọn.

3. TRUYỀN TIN
Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng và ngoài trời, khôảng 08 người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác.
Giáo dục: Tương trợ nhau,phải có sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời nói và hành động.
Luật chơi: Đứng thành từng đội và mỗi đội cử 01 người đến Qt nhận bản tin, rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m và truyền laiï bản tin đó bằng cử điệu mà không được nói, cũng như không được nhép miệng. Đội nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng.
Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó.
Vật dụng: Các vật dụng của các bản tin.
Lưu ý: Không nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện.

4. TÌM SỐ NHÀ
Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng, khỏang 08 người tham dự.
Rèn luyện: Sự quan sát, ghi nhớ các sự vật.
Giáo dục: Dùng các giác quan để nhận ra các sự vật hiện tượng.
Luật chơi: Cho những dự chơi đứng quan sát 3 phút. Sau đó đi ra xa 3m rồi bịt mắt lại. Có còi hiệu mỗi người đi lần về chỗ để các hình, tìm lấy 1 hình, sờ kỹ rồi nói hình đó mang số mấy.Ai nói sai bị phạt.
Mục đích: Gây bầu khí sôi động, linh hoạt trong khi chơi.
Vật dụng: Lấy giấy cát tông hay giấy croquis cắt làm 6 hoặc 10 hình khác nhau. Mỗi hình có ghi 1 số: từ 1-10.
Lưu ý: Có thể áp dụng vào việc dạy giáo lý bằng việc cắt những hình biểu tượng như: chim bồ câu, con chiên, đồng tiền... rồi ghi những câu Kinh Thánh (ngắn gọn vào đó). Thí dụ: hình con chiên thì ghi câu: “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta”. Đồng tiền: “Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa, của César trả cho César”.

5. BAY TRONG SƯƠNG MÙ
Thể loại: trò chơi cảm giác, vận đông nhẹ trong phòng lớp, hay vòng tròn.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh và sự nhanh nhẹn.
Giáo dục: Sự cố gắn nổ lực nhanh lẹ, chính xác.
Luật chơi: Vài người làm máy bay bị bịt mắt, dang tay làm cánh. Để vài đồ vật (tương ứng với số máy bay) trên bàn, hay trong 1 vòng tròn nhỏ, làm mục tiêu cho máy bay đáp.
- 5 người ngồi rải rác cố định là 5 ngọn núi cản trở đường bay.
- Các máy bay quan sát địa hình 2 phút với 5 ngọn núi (3 phút với 8 ngọn núi).
- Sau đó ra khỏi phòng, nghe hiệu còi, các máy bay cùng lúc bay vào: không đụng núi, không đụng nhau.
- Khi bay, miệng ngậm lại hum...um...”.
Máy bay nào đáp xuống mục tiêu an toàn (bắt lấy 1 đồ vật): Thắng.
Mục đích: Gây bầu khí sôi động và có sự tranh đua.
Vật dụng: Số khăn để bịt mắt, đồ vật
Lưu ý:

6. MƯỜI NGƯỜI NHƯ MỘT
Thể loại: Trò chơi cảm giác, vân động nhẹ ngoài trời, mỗi đội khỏang 08 người.
Rèn luyện: Nhận thức chính xác môi trường xung quanh.
Giáo dục: Tương trợ và kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: Hàng đội có số người bằng nhau, đứng ngang nhau ở vạch xuất phát, đội trưởng đứng sau cùng. Tất cả bịt mắt, 2 tay để trên vai người trước, đội trưởng không bịt mà cách vạch xuất phát 10m, vẽ 1 đường làm mức đến. Đặt một số vật trở ngại.
Hiệu còi xuất phát, các đội bắt đầu đi tới, theo lệnh đội trưởng. Đội trưởng ra lệnh bằng cách (không được nói) đánh vai phải người trước (quẹo phải), đánh vai trái (quẹo trái), đánh 2 vai (đi thẳng). Người này chuyền cho người kia, để người đi đầu bết phải quẹo hay đi thẳng. Cả đội không được đụng vào chướng ngại vật, các đội không được đụng nhau. Đội nào đến đích trước là thắng.
Mục đích: Gây bầu khí sôi động, đòan kết với nhau .
Vật dụng: các khăn để bịt mắt, các chướng ngại vật.
Lưu ý:

7. TRONG BÓNG TỐI
Thể loại: Trò chơi thính giác, vận động nhẹ, khỏang 20 người tham gia.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luât chơi: Tất cả tản mát ngoài sân rộng, mỗi người một khăn quàng để bịt mắt.
QT vừa thổi còi vừa di chuyển từ từ về 1 điểm nào đó. Mỗi người phải đi theo tiếng còi. Ai đến trước: Thắng.
Mục đích: Gây bầu khí sôi động, di chuyển đội hình.
Vật dụng: khăn.
Lưu ý:

8. NỐI LỬA
Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng.
Rèn luyện: nhân định chính xác môi trương xung quanh bằng thính giác và xúc giác.
Luật chơi: Đứng thành vòng tròn. Hai người bịt mắt đứng cách xa nhau. Mỗi người cầm 1 cây nến, nhưng 1 người cầm nến cháy 1 người cầm nến chưa cháy.
Khi nghe hiệu còi, 2 người tiến lại gần nhau để mồi nến cho nhau, làm sao cho lửa đừng tắt, mà lại mồi được lửa. Vòng tròn ủng hộ bằng cách vỗ tay dồn dập hoặc thưa thớt tuỳ lúc.
Qt có thể mời mỗi đội cử 2 người lên thi đua. Cứ 2 người cửa mỗi đội được mồi nến 3 lần. Sau đó, căn cứ vào số lần mồi được nến cháy mà tính thứ tự nhất, nhì, ba, tư.
Mục đích: Gây bầu khí sôi động.
Vật dụng: 2 cái khăn, 2 cây nến.
Lưu ý:

9. BỊT MẮT BẮT BỒ
Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời, khỏang 30 người tham gia.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh các giác quan.
Giáo dục: Nhận ra đối phương bằng các giác quan.
Luật chơi: 1 người bịt mắt đứng giữa. Vòng tròn vừa đi vừa hát. Hết bài, mọi người đứng lại im lặng. Qt dẫn người bịt mắt đến trước một người nào đó. Người bịt mắt được quyền hỏi 3 câu, những không được hỏi tên.
Người được hỏi phải trả lời theo câu hỏi, nhưng có thể đổi giọng. Còn người bịt mắt đoán tên, nếu đúng thì người đó ra thay thế người bịt mắt, nếu sai, phải tiếp tục.
Có thể thay đổi nhiều cách, như cho người bịt mắt sờ 2 bàn tay, hoặc 2 bàn chân, rồi đoán tên.
Mục đích: Gây bầu khí sôi động để đẫn vào chiều sâu lắng sau đó.
Vật dụng: 1 cái khăn.
Lưu ý:

10. BÓI RA THÚ VẬT
Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời.
Rèn luyện: Nhận định chính xác các sự vật hiên tượng bằng các giác quan.
Giáo dục:
Luật chơi: Đứng thành vòng tròn. Một người làm thầy bói đi xa khỏi vòng một lát.
Qt cho mỗi người chọn 1 con vật khác nhau. Sau đó gọi thầy bói vào cho quan sát vị trí của các bạn 1 phút, rồi bịt mắt lại và ngồi ở giữa vòng tròn.
Thầy bói nói tên 1 con vật (thí dụ: gà) ai chọn con vật đó phải bắt chước kêu tiếng của con vật đó (thí dụ: cù tát). Thầy bói sẽ nói tên của người đó.
Nếu đúng thì người đó ra làm thầy bói. Trò chơi tiếp tục. Nếu sai, thầybói nói tên một con vật khác, và bói xem ai.
Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó.
Vật dụng: 1 cái khăn.

TRÒ CHƠI
GÂY BẦU KHÍ


1. XIN MỜI
Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: sự nhanh nhẹn

Giáo dục:
Luật chơi: QT: Xin mời, xin mời
TC: mời ai, mời ai
QT: mời những người có đeo đồng hồ (ai có đeo đồng hồ đổi chỗ nhau).
Mục đích: Để làm quen, kết thân.

Vật dụng:
Lưu ý:
2. XÉ NHÁP 1
Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:

Luật chơi: QT: Nháp đâu, nháp đâu
TC: Nháp đây, nháp đây
QT: Xé nháp
TC: Ah!
Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ sôi động.

Vật dụng:
Lưu ý:

3. XÉ NHÁP 2
Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:

Luật chơi: QT: Nháp đâu, nháp đâu
TC: Nháp đây, nháp đây
QT: Xé (tay làm cử điệu xé giấy)
TC: Reẹt
QT: thổi
TC: Phù
Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ trước khi chơi.

Vật dụng:
Lưu ý:

4. ĐOÀN KẾT
Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:

Luật chơi: QT: Đoàn kết, đoàn kết.
TC: Kết mấy, kết mấy.
QT: Kết 5 (Năm người tụm lại thành một nhóm)
Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi khác.

Vật dụng:
Lưu ý:

5. HOA NỞ
Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn

Giáo dục:
Luật chơi: QT: Hoa nở, hoa nở.
TC: mấy cánh, mấy cánh.
QT: Hoa nở 7 cánh. (Bảy người tụm lại thành một nhóm)
Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi khác.

Vật dụng:
Lưu ý:

6. BÃO THỔI
Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn, linh động

Giáo dục:
Luật chơi: QT: Bão thổi, bão thổi.
TC: Thổi ai, thổi ai.
QT: Thổi những ai mặc áo trắng (Những người mặc áo trắng đổi chỗ nhau)
Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi khác.

Vật dụng:
Lưu ý:

7. BẮN TÊN
Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:

Luật chơi: QT. Bắn tên, bắn tên.
TC: Tên chi, tên chi.
QT: Tên Tâm, Tên Tâm (Ai tên Tâm hô tiếp: Bắn tên...)
Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, và để kết thân

Vật dụng:
Lưu ý:

8. TÔI THƯƠNG
Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:

Luật chơi: QT: Tôi thương, tôi thương.
TC: Thương ai, thương ai.
QT: Thương Tâm tương tư (Thương ai phải nói tên người đó liền với hai tĩnh từ cùng vần đầu của tên).
Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, và để kết thân.

Vật dụng:
Lưu ý:

9. NẾU... THÌ...
Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:

Luật chơi: QT: Nếu A đứng thì B quỳ.
B: Nếu B quỳ thì C hát.
C: Nếu C hát thì D múa.
D: ...
Mục đích: Gưây bầu khí sinh động trước khi chơi.

Vật dụng:
Lưu ý:

10. THƯƠNG NGƯỜI HÀNG XÓM
Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn

Giáo dục:
Luật chơi: Đứng thành vòng tròn. QT đến 1 người nào đó bất kì hỏi:
QT: Bạn Thuỷ có thương 2 người bên cạnh không?
Thuỷ đáp: Không dám thương đâu.
QT: Vậy bạn thương ai?

Thuỷ: Thương Hằng với Trinh kìa.
Chú ý: Người được QT hỏi phải nói tên của 2 người nào đó, trừ 2 người bên cạnh. Hai người được nêu tên và 2 người bên cạnh đổi chỗ nhau. Trong khi đó QT nhanh chân lấp vào một chỗ và 1 trong 4 người trên không có chỗ, người đó thay thế QT tiếp tục trò chơi. Trò chơi tiếp tục với tốc độ nhanh hơn mới hào hứng.

Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi.
Vật dụng:
Lưu ý:

11. KHÔNG DÁM ĐÂU
Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:

Luật chơi: QT: Bạn Quyền là người giỏi nhất ở đây.
Quyên: Không dám đâu.
TC: Vậy chớ ai?
Quyên: Bạn Tuyền là người giỏi nhất ở đây.
Tuyền: Không dám đâu.
TC: Vậy chớ ai?
Tuyền: Bạn Cúc...
Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, để kết thân hay để biết tên.

Vật dụng:

(còn nữa)
 
Last edited by a moderator:

chutchit

[♣]Thành Viên CLB
bài nay hay quá...cám ơn bạn.mình đang lên kế hoạch tổ chức đi chơi cho lớp và tất nhiên phải có các trò chơi tập thể. bạn có thể cho mình vài ý kiến trong việc tổ chức các trò chơi tập thể ngoài bãi biển được ko.mình cám ơn nhìu lắm.
 

thuyussh

Thanh viên kỳ cựu
Khi đi sinh hoạt tập thể bạn phải lưu ý khi chơi các trò chơi như sau:
1) chú ý đến đến đặc điểm tâm sinh lý của các bạn trong lớp. Ví dụ những bạn trong lớp chơi rất thân với nhau cả nam và nữ thì thiết kế các trò chơi có thể cả nam và nữ chơi. vì nhiều trường hợp bạn thiết kế trò chơi nam nữ chơi chung nhưng đến khi các ban nam, nữ ngai không tham gia. Vì thế bạn phải chú ý tới vấn đề này khi thiết kế trò chơi.
2) chú ý đến đặc điểm, ý nghĩa của từng trò chơi. Ví dụ, lớp bạn cần tăng thêm sự đoàn kết thì nên chọn những trò chơi tăng tính đoàn kết của lớp, hay lớp bạn cần nhiều trò chơi tạo ra bầu không khí vui vẻ thì thiết kế tùy từng trò chơi.
3) chú ý tới thời gian chơi. Ví dụ: sáng kô nên chơi trò chơi quá vận động, đời hỏi suy nghĩ nhiều...
Tiến trình một trò chơi:
- Lựa chọn trò chơi thích hợp
-Giới thiệu trò chơi đến với mọi người (cái này khó nha, nhiều người thất bại lắm...)
- Chơi nháp (rất cần)
- Chơi thật (chú ý đi từ đễ đến khó)
_ Kết thúc ( có trò thì phạt, có trò thì thướng.
Mình giửi thêm một số trò chơi nữa bạn hãy dựa vào đó để lựa chọn.
 
Last edited by a moderator:

thuyussh

Thanh viên kỳ cựu
TRÒ CHƠI PHẢN XẠ




1. HUẾ – SÀI GÒN – HÀ NỘI

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phònh hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện các động tác.
Luật chơi: Huế: Ngồi, tay chống nạnh.
Sài-gòn: Đứng rùn chân, tay chống nạnh.
Hà-Nội: Đứng thẳng, tay xuôi, tư thế nghiêm.
Qtvừa nói vừa làm cử điệu, tất cả làm theo, nhưng làm theo lời Qt nói chứ không làm theo cử điệu của Qt. Ai làm sai sẽ có hình phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói, không làm theo hành động.


2. TÔI BẢO

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện các động tác.
Luật chơi: Qt bảo gì, tất cả phải làm như vậy, nhưng khi nào có từ (tôi bảo) mới làm, không có từ “tôi bảo” thì không làm, ai làm sẽ bị phạt. Thí dụ:
Qt: Tôi bảo mọi người hát: bốn phương trời...
Tc: hát “Bốn phương trời”
Qt: thôi (vẫn tiếp tục hát)
Qt: tôi bảo thôi (ngưng ngay)
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói, không làm theo hành động.


3. CON CÒ, CON BÒ, ÔNG LÒ

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Sự phân biệt khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Con cò: đứng 1 chân, người hơi khom, tay phải để trên trán làm mỏ cò, tay trái để đàng mông làm đuôi cò.
Con bò: khum người, 2 tay chạm đất, gối thẳng làm con bò.
Ông lò: 2 tay vòng tròn phiá trước, rùn 2 gối làm hỏa lò.
Qt nói “con cò” và làm cử điệu con cò, mọi người lặp lại và làm đúng cử điệu con cò. Qt nói tiếp “Con bò”, “Ông lò” và làm cử điệu theo lời nói. Khi mọi người đã quen, Qt ra luật: “tôi nói 1 đàng, làm một nẻo, tất cả làm theo lời tôi nói, chớ đừng làm theo việc tôi làm. Ai làm sai sẽ có hình phạt”.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động.


4. LỄ PHÉP 1

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Chào cô: tay phải vẽ ½ vòng tròn, từ vai trái vòng xuống khỏi chân phải.
Chào thầy: khoanh tay + cúi đầu.
Chào cụ: chụm 2 tay trước ngực, cúi đầu.
Chào xếp: chào kiểu lính.
Qt đi đến 1 người nào đó trong vòng tròn vừa nói vừa làm cử điệu, nhưng nói khác làm khác. Người đó phải làm theo lời nói của Qt, chứ không làm theo cử điệu của Qt. Ai làm sai, mời ra giữa vòng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động.


5. LỄ PHÉP 2

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Chào anh: giơ tay mặt thẳng lên trời.
Chào em: giơ tay trái thẳng lên trời.
Chào anh em: giơ cả 2 tay lên trời.
Qt nói khác làm khác, ai làm sai lời nói của Qt sẽ bị phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động.


6. AI LÀ VUA? AI LÀ VỊT? AI LÀ VOI?

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ.
Luật chơi: Vòng tròn: Qt chỉ vào 1 người và nói: Ai là vua? Người đó đáp: Ta là vua!, và giơ tay phải thẳng lên trời. Trong khi đó, 2 người hai bên qùi xuống, cung tay theo kiểu “cúc cung” và nói “muôn tâu bệ hạ”.
Qt chỉ 1 người hỏi: Ai là vịt? Người đó miệng kêu cạp cạp cạp, 2 bàn tay đưa lên ngang mặt làm mỏ vịt. Trong khi đó, người bên phải cong tay phải sát nách, đưa cùi chỏ ra nhịp nhịp làm cánh vịt. Còn người bên trái thì đưa tay trái ra làm y như trên.
Qt chỉ 1 người hỏi: Ai là voi? Người đó làm cử điệu con voi. Trong khi đó người bênphải xoè bàn tay phải ra, đặt ngay tai mình và nhịp nhịp làm tai voi, còn người bên trái thì dùng bàn tay trái làm tai voi.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động.


7. BẮN SƯ TỬ

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ.
Luật chơi: Qt đến 1 người, đưa tay phải lên làm súng bắn “đùng, đùng”
Người đó giơ 2 tay ngang mặt, cùi chỏ sát mình, đáp “gừ gừ”
Nếu Qt làm ngược lại “Gừ gừ”, thì người đó phải bắn “đùng đùng”. Ai làm sai bị phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động.
“Le plus beau métier d’homme est le métier d’unir les hommes”.
Antoine de St. Exupéry.


8. NÓI MỘT ĐÀNG LÀM MỘT NẺO

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói để thực hiện hành động.
Luật chơi: Tất cả nói cái Qt chỉ, và chỉ cái Qt nói. Ai sai bị phạt, Thí dụ:
Qt nói: Đây là con mắt của tôi (tay Qt chỉ lỗ mũi).
Tc: Đây là lỗ mũi của tôi (tay chỉ con mắt).
Qt: Đây là cái đầu của tôi (chỉ đít).
Tc: Đây là cái đít của tôi (chỉ đầu).
Mục đích: Làm sôi động, vui tươi, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động.


9. NGƯỜI – SÓI – SÚNG

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ.
Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn.
Người: đứng tư thế nghiêm.
Sói: 2 tay đưa ngang 2 tai, xoè ra làm tai sói.
Súng: tay phải đưa ra làm súng
Luật chơi: Qt đến 1 người nào đó:
- Nếu Qt làm súng thì người đó làm người.
- Nếu Qt làm người thì người đó làm sói.
- Nếu Qt làm sói thì người đó làm súng
Qt làm càng lúc càng nhanh, ai làm sai sẽ bị phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động.


10. SÚNG – SÓI – NGƯỜI

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, khỏang 08 người tham dự trở lên.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động với người đối diện.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ.
Luật chơi: Từng 2 đội đều nhau, hoặc những người dự chơi chia làm 2 phe bằng nhau. Đứng 2 hàng đối nhau nhưng quay lưng vào nhau.
Súng: đưa 2 ngón tay phải ra trước.
Sói: mỗi bàn tay 2 ngón chiả ra trên đầu.
Người: đứng khoanh tay.
Luật thắng thua: Súng bắn chết sói – Sói làm hại người – Người bẻ gãy súng.
* Khi Qt thổi 1 tiếng còi. 2 phe quay mặt vào nhau. Mỗi người làm 1 trong 3 cử điệu (súng – sói – người). Qt theo luật trên mà phân ai thắng ai thua.
* Thi đấu như vậy 5 lần để phân thắng bại. Có thể phân thắng bại theo đội, dựa vào tỉ số thắng thua của mỗi lần.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, có sự tranh đua.
Vật dụng:
Lưu ý:


11. PHE ĐỐI LẬP

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân.
Rèn luyện: Phân biệt sự trái ngược để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Tất cả chia làm 01 phe đối lập với Qt, hoặc chia làm 02 phe: Hữu – Tả, phe Tả là phe đối lập. Qt hay phe Hữu nói những gì thì phe Tả nói ngược lại. Thí dụ:
Qt: Bàn tay. – Phe Tả: Bàn chân.
Qt: Đầu gối. – Phe Tả: Cùi cho
Qt: Thiên Chúa. – Phe Tả: ma quỉ.
Qt: Các thánh nam. – Phe Tả: các thánh nữ.
Qt: Tóc dài. – Phe Tả: tóc ngắn
Qt: Tóc em dài em đi trong nắng.
* Phe Tả: Tóc anh ngắn anh đi trong mưa.
- Qt: Tóc em thưa em đi trong gió.
* Phe Tả: tóc anh không có anh đi vô chùa.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm ngược lại với người đối diện nhưng phải chính xác.


12. VỖ ĐẦU – XOA BỤNG

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự trái ngược để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Vỗ đầu: tay phải vỗ đầu theo nhịp:1= xuống; 2 = lên.
Xoa bụng: tay trái xoa bụng theo hình tròn: 1= ½ vòng; 2= ½ vòng còn lại.
Qt bắt 1 bài hát, mọi người vừa hát vừa tay phải vỗ đầu, tay trái xoa bụng hết bài hát, hát trở lại nhưng đổi tay: tay trái vỗ đầu, tay phải xoa bụng.
* Lưu ý: Vỗ đầu và xoa bụng theo nhịp bài hát. Vỗ đầu và xoa bụng cùng 1 lúc nhưng vỗ đầu cho ra vỗ đầu, xoa bụng cho ra xoa bụng.
*Ai làm sai, mời ra giữa sẽ có hình phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Quản trò nên giải thích và làm nháp trước.


13. BẠN ƠI HÃY LÀM

Thể loại: Trò chơiphản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Lắng nghe để thực hiện động tác.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: “Bạn ơi hãy làm, như thế này bạn nhé, đừng có làm sai, có chi mà bạn ngại”. Qt đọc từng câu và làm cử điệu, mọi người lặp lại vừa đọc vừa làm y như Qt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý:


14. SÍP – SÁP

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự trái ngược để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện đúng.
Luật chơi: Đứng thành vòng tròn, Qt chỉ vào một người và nói “síp” hoặc “sáp”
*Nếu Qt nói “síp” thì người được chỉ phải nói lớn tên của người bên phải, nếu nói “sáp” thì phải nói tên của người bên trái. Ai nói sai, ra thế Qt và trò chơi tiếp tục.
*Khi mọi người khá quen, ít ai nói sai, Qt có thể đổi lại:
- Síp nói tên người bên trái
- Sáp nói tên người bên phải
*Ai nói sai, có hình phạt.

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Qt luôn có sẵn một số trò chơi hình phạt, và biết sử dụng nó đúng lúc.


15. BẠN HAY TÔI

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói để thực hiện đúng.
Luật chơi: Ngồi vòng tròn:
. Qt nói “trái” thì mỗi người lấy tên của người bên trái làm tên của mình.
. Qt nói “phải” thì mỗi người lấy tên của người bên phải làm tên của mình.
· Khi Qt nói Phải (hoặc Trái), liền theo đó Qt gọi tên ai thì người mang tên mới đứng lên.
· Ai sai thì phạt.
· Có thể Qt nói Phải, hoặc Trái, rồi sau đó Qt gọi 1 vài tên. Ai mang tên mới đó đổi chỗ nhau. Sau khi đổi chỗ, Qt nói “Phải” “Trái” lại, và những người “đổi chỗ” phải là tên của 2 người 2 bên mình mới tới.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và để kết thân.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói của Qt.


16. LƯỢM MANNA I

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Đứng vòng tròn. Tất cả vừa nói vừa làm theo Qt.
. “Manna trên trời”: 2 tay đưa lên trời.
. “Manna dưới đất”: 2 tay hạ xuống đất.
. “Ta hốt Manna”: khum xuống, 2 tay đưa ra, rồi hốt vào.
. “Ta cho vào miệng”: Tay phải đưa vào miệng.
. “Ta nuốt Manna”: Tay phải vuốt từ miệng xuống ngực.
*Khi mọi người đã quen. Qt làm một đàng, nói một nẻo. Tất cả làm theo điều Qt nói, đừng bắt chước điều Qt làm.
*Ai làm sai, ngồi xuống, đợi trò chơi hình phạt kế tiếp.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói, không làm theo hành động.


17. EM HỌC TOÁN LỚP 3

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: lắng nghe các số điếm để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Vòng tròn. Qt ôn tập những số chia chẳn cho 3: 3, 6, 9, 12, 15...
*Qt cho đếm số theo thứ tự 1, 2, 3, 4... mỗi người đếm lớn tiếng số của mình, nhưng những ai trúng nhằm số chia chẳn cho 3 (như 3, 6, 9, 12...) thì không được đếm số mà phải vỗ tay.
Thí dụ: 1 –2 * 4 – 5 * 7 – 8 - * - 10...
*Những ai đếm sai số của mình: Chết. Còn những ai trúng số chia chẳn cho 3, vừa đếm số vừa vổ tay: chết.
*Ai chết, ngồi xuống. Mỗi lần có người chết, Qt bắt đầu lại, và chỉ đếm số với những người còn sống. Theo kinh nghiệm, cuối cùng chỉ có 3 người còn sống.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động.


18. SỐNG – CHẾT – THIÊN ĐÀNG – HOẢ NGỤC

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn. Tất cả làm và nói theo Qt:
· “Sống” = chạy tại chỗ
· “Chết” = đứng im
· “Thiên đàng” = nhảy lên đưa tay cao chữ Vị trí
· “Hoả ngục” = ngồi đời tay bó gối.
*Khi đã quen, Qt nói một đàng, làm một nẻo. Tất cả làm theo điều Qt nói, chớ đừng bắt chước điều Qt làm.
*Ai làm sai, ngồi xuống chờ đợi hình phạt sau. Khi đã có 1 số đông người bị phạt, có thể phạt bằng trò chơi:
“Thiên đàng hoả ngục hai quê,
Ai khéo thì nhờ, ai vụng thì sa,
Hằng đêm nhớ Chúa nhớ cha,
Đọc kinh cầu nguyện kẻo sa linh hồn,
Linh hồn phải giữ linh hồn,
Để trong giờ chết được lên Thiên Đàng”.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động.


19. KỂ CHUYỆN HÈ

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói để thực hiện động tác.
Luật chơi: Qt kể rằng: Tôi thấy các bạn đi dạo chơi trong những ngày nghỉ hè, tôi thấy các bạn chơi giả xe hơi, xe lửa vv...
*Mỗi lần Qt nói “tôi thấy” thì tất cả bắt chước làm cử điệu, nếu Qt không nói “tôi thấy” thì không được làm.
. Qt nói “tôi thấy”, ai không làm: phạt
. Qt không nói “tôi thấy”, ai làm: phạt.
**(Đây là 1 cách ôn tập trò chơi, nên Qt cố nêu lên nhiều trò đã chơi).

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động.


20. CÁC DẤU CÂU

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn (đứng), tất cả vừa nói vừa làm theo Qt:
- Dấu chấm: Chấm chân phải 1 cái (.)
- Hai chấm: Nhảy dậm 2 chân, xoay người dọc :))
- Dấu phẩy: Mũi chân phải ngoáy 1 cái (,)
- Chấm hỏi: Mũi chân phải ngoặc 1 vòng rồi dậm 1 cái (?)
- Mở ngoặc kép: Nhảy 2 chân lên trước (“)
- Đóng ngoặc kép: Nhảy 2 chân ra sau (”)
*Sau đó, Qt làm 1 đàng nói một nẻo. Tất cả phải làm theo điều Qt nói, chớ đừng làm theo cái Qt làm. Ai sai ngồi xuống, chờ sẽ bị phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động, mà không làm theo hành động.
A vaincre sans péril, on triomphe sans gloire.


21. LỜ ĐI

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói để thực hiện động tác.
Luật chơi: Ngồi vòng tròn. Qt gọi tên ai thì người đó “lờ đi”, nhưng người bên phải của người đó thưa “có tôi”.
*Ai sai (cả người được gọi người bên phải họ) thì phạt.
*Có thể Qt gọi tên ai, người đó giơ tay lên nhưng không nói gì. Còn người bên phải họ đáp “có tôi”.

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
 
Last edited by a moderator:

devil2elf

Thành viên mới
Mình cảm ơn bài viết nhiều lắm. Mình thấy những trò chơi thuyussh giới thiệu khá hay. Mình mún tổ chức cho lớp 1 buổi sinh hoạt tập thể. vì lớp mình hiện đang bị chia rẽ thành nhiều nhóm. nên mình lo lắng không biết cả lớp có chịu cùng tham gia vào trò chơi hay 0.Mình hoà đồng với hầu như hết lớp, chỉ có vài người bạn khó nói chuyện. Có anh chị nào chia sẻ cho mình kinh nghiệm dc 0?
 

aloha0410

[♣]Thành Viên CLB
haha, thanx bạn nhiều lắm, khi nào cả lớp có sh tập thể mình sẽ đem ra áp dụng ^^
 

thuyussh

Thanh viên kỳ cựu
@ Devil2elf: Bạn hãy mạnh dạn tổ chức các trò chơi cho lớp đi. Lúc đầu có thể là có ít bạn tham gia nhưng mình tin chắc rằng nếu bạn tổ chức thành công thì sẽ có nhiều bạn tham gia thôi. Nhưng điều quan trọng khi bạn tổ chức trò chơi phải phù hợp và phải thật hiểu rõ về trò chơi đó nha.
Nếu bạn có gì còn chưa rõ bạn cứ tham khảo ý kiến. Mình thì ko quản trò giỏi đâu nhưng mình đã hoạt động đoàn 4 năm và được học các khóa huấn luyện về kỹ năng thiết kế, tổ chức trò chơi.
Chúc bạn thành công!
 

hethongwordpress

Thành viên mới
Trung tâm gia sư với Hàng ngũ các giáo viên, các bạn sinh viên giỏi chuyên môn sư phạm tiểu học, nhiều phương pháp sư phạm, kiến thức truyền đạt hiện đại & chuyên môn sư phạm uy tín trên toàn thành phố HCM đảm bảo sẽ cho bạn 1 niềm tin.
Giáo viên nam nữ dạy vừa dạy học vừa thấu hiểu tâm tư tình cảm của học sinh. Đặc biệt kèm cấp 1, mẫu giáo phải có sự cảm nhận cao, chỉ với giáo viên của trung tâm chúng tôi khi đã được kiểm sát cẩn thận về khả năng chuyên ngành và phương pháp sư phạm tiểu học mới được trung tâm hợp tác. Vì vậy các Quý phụ huynh bảo đảm có thể yên lòng với trình độ người dạy của văn phòng chúng tôi.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top