lá thư gửi ba mẹ tôi!!

CauCaHoNguyen_96

Thành viên năng động
Mẹ tôi!
Lá thư mở gửi Cha Mẹ tôi!
Ba mẹ thân mến, con hiện đang trải qua một giai đoạn thật khó khăn, đầy hoang mang. Con cảm thấy có rất nhiều sự thay đổi trong con. Có lẽ đó là vấn đề lứa tuổi của con. Nếu ba mẹ chịu khó để hiểu con một chút và thay đổi cách ba mẹ đang đối xử với con, ba mẹ sẽ thấy rằng chúng ta sẽ bắt đầu hiểu nhau hơn và ba mẹ sẽ giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn đầy những vấn đề phức tạp trong tuổi đời của con lúc này.
Các bạn thân mến, những lời chân thành của người bạn trẻ (thanh niên, thiếu nữ) vô danh trên đây, có thể cũng là những lời ma nhiều lần các bạn muốn nói (lên) với cha mẹ các bạn, nhưng chưa bao giờ dám nói, hoặc đã có lần can đảm dám nói lên rồi. Tâm tình gói ghém trong lá thư ngắn gọn trên đây có thể cũng là tâm tình của mỗi người trong các bạn, trong một hoàn cảnh nào đó.
Mục nói với giới trẻ sẽ tiếp tục đến với các bạn trong những bài tới đây và sẽ đề cập đến những vấn đề liên quan đến việc giáo dục trong gia đình, những liên hệ trong gia đình, những phản ứng của con cái thường có đối với cha mẹ, và những đề nghị mà cha mẹ nên biết để can thiệp cách tích cực và hữu hiệu trong việc cho sự trưởng thành toàn diện của con cái, nhất là về mặt tình cảm và những liên hệ xã hội.
Hôm nay mời các bạn cùng dừng lại và suy tư đi sâu hơn một chút những lời tâm tình ở trên để thử đoán xem qua những lời trên đây, để có thể hiểu các bạn trẻ ở tuổi khó khăn, với những khủng hoảng tâm sinh lý tâm lý tinh thần, và từ đó rút ra những điều muốn nói gì với cha mẹ và những điều các bạn trẻ ấy đang mong đợi gì nơi cha mẹ.
Trước hết, điều chính yếu và đồng thời cũng là tiếng kêu khẩn khoản hơn cả của người bạn trẻ là: con đang thay đổi! Con không còn là một đứa trẻ nữa. Con đang lớn lên, đang trên đường trưởng thành, tự lập. Ba mẹ không thể nào kiểm soát hết đường đi nước bước của con như những năm trước đây, hồi con còn là một trẻ thơ nữa. Vậy xin ba mẹ hãy đối xử với con như một trong những người bạn trưởng thành của ba mẹ. Xin ba mẹ hãy nhớ cho rằng, con học hỏi được nhiều điều tốt đẹp và hữu ích bằng gương sáng và việc làm, hơn là qua những lời chỉ trích và khiển trách.
Qua những tâm tình trên đây, các bạn trẻ còn ngụ ý muốn nói gì nữa ? Một cách gián tiếp, các bạn trẻ muốn nói với cha mẹ những điểm sau đây:
1. Sự chống đối, tính bướng bỉnh, cứng đầu, ước muốn tự lập là những đặc điểm về mặt tâm lý cũng như cách hành động và xử sự của tuổi trẻ. Vì thế, cha mẹ không cần phải nổi giận, bực tức hoặc cảm thấy bị phật lòng khi thấy con cái có những tư tưởng bất đồng với cha mẹ. Ngoài cái vỏ sần sù bất cần bên ngoài đó, trong thâm tâm, hơn bao giờ hết, đây chính là lúc con cái cần đến cha mẹ, cần được cha mẹ quan tâm tới. 2. Đừng đối đầu chạm trán ra mặt và trực tiếp với con cái khi chúng tỏ ra bướng bỉnh cứng đầu. Vũ lực sẽ minh chứng ai thắng ai thua. Hồi con cái còn là trẻ nhỏ, cha mẹ luôn là người thắng cuộc, nhưng không thể tiếp tục mãi cảnh thắng thế đó được khi con cái đến tuổi khôn lớn. Xin cha mẹ hãy quy định luật và bổn phận của cả đôi bên một cách rõ ràng minh bạch và đồng đều. Cần phải đi tới những sự thương lượng và nhượng bộ hợp lý phải lẽ để cả hai bên đều có thể thắng cuộc. Cha mẹ không thể nào tiếp tục dùng quyền bính và vũ lực ép buộc con cái phải thi hành những điều cha mẹ muốn. Đó chỉ là cách chọc tức con cái và làm cho chúng càng thêm cứng đầu, thêm phẫn uất, bất mãn. Và như vậy Dĩ nhiên con cái sẽ trả đũa bằng cách cố tình làm trái ngược những gì cha mẹ truyền bảo chúng.
3. Đừng lặp đi lặp lại cùng một lời dạy bảo, đừng hỏi đi hỏi lại cùng một vấn đề và cũng đừng lảm nhảm phàn nàn con cái. Để tự vệ, hoặc con cái sẽ nổi xùng, hoặc sẽ giả điếc làm ngơ, làm lỳ luôn. Càng khôn lớn, con cái càng bị chi phối bới nhiều vấn đề ngoài gia đình, như bạn bè, việc học và các môn giải trí. Vì thế cha mẹ cũng cần phải rộng mở nhãn giới trước những quan tâm của con cái, thay vì chỉ biết dừng lại ở những thất bại và dằn mặt những sai lỗi khuyết điểm của con cái. Những điều đó con cái đã ý thức đủ rồi và đó chính là điều làm chúng thất đảm. Chúng cần được khích lệ, nhiều hơn là quở trách liên lỷ. Tại sao cha mẹ không thay đổi cái nhìn, không đề cập đến những thành công, những thiện chí cố gắng và những điều mà con cái ưa thích, để chỉ dẫn và củng cố thêm hơn ?
4. Hãy kiên nhẫn. Bản tính của tuổi trẻ là bồng bột, tự cao, tự đại, cho mình là giỏi, tưởng mình đã biết hết mọi sự cần phải biết. Đối với các bạn trẻ, chỉ có đồng bạn mới là những người ngang sức đáng tranh tài. Thế nhưng, qua sự nhẫn nại chịu đựng, với thời gian các bạn trẻ sẽ ý thức được biết bao điều họ cần phải học biết qua kinh nghiệm của cha mẹ.
5. Các bạn trẻ thường có cái nhìn còn rất mờ ảo, chưa biết nhận định rõ ràng được bậc thang giá trị, chưa biết đâu là điều phải chọn trên hết và đâu là việc phải làm trước hết. Cha mẹ thường dễ lầm tưởng rằng đó chỉ là vì lười biếng, nhưng thực ra là vì cách đánh giá các giá trị chưa được chín chắn còn sai lầm của tuổi trẻ. Vì vậy thế nên cũng đừng bực tức khi con cái không làm theo sở thích của cha mẹ, hoặc như điều cha mẹ mong muốn.
6. Nhiều khi các bạn trẻ thường dễ nổi xùng vì những cái không đâu. Chẳng hạn như một câu hỏi cũng đủ làm phát sinh những câu trả lời tức tối vô lý. Thật vậy, chính các bạn trẻ là người đầu tiên cảm thấy hổ thẹn về những phản ứng vô lý và quá đáng của mình, nhưng họ cảm thấy bất lực, không đủ khả năng làm chủ chính mình, kiềm chế những phản ứng của mình. Xem ra các bạn trẻ bực tức với mọi người, nhưng thực ra là họ bực tức với chính mình, vì không hiểu tại sao mình lại làm điều mà mình không muốn ngoài ý muốn của mình. Những lúc ấy, nếu cha mẹ biết thông cảm, cũng không chấp lỗi con cái như là một sự xúc phạm lớn đến địa vị và quyền bính của cha mẹ. Làm như thế là cha mẹ đã chinh phục được con cái, và chính qua sự hiền hòa, thông cảm, tha thứ của cha mẹ cũng đủ để các bạn trẻ tự đầu hàng, tự hạ xuống những dụng cụ tự vệ tâm lý, để càng thêm tự tin, vì biết mình được yêu thương cách vô điều kiện, không bị xét đoán hoặc kết tội chỉ vì những phản ứng nông nổi của mình. Những lúc ấy, nếu cha mẹ biết thông cảm, không chấp lỗi con cái như là một sự xúc phạm lớn đến địa vị và quyền bính của mình, thì cha mẹ đã chinh phục được con cái. Bởi lẽ, chính qua sự hiền hoà, thông cảm, tha thứ của cha mẹ cũng đủ để các bạn trẻ tự đầu hàng, tự hạ xuống những dụng cụ tự vệ thuộc tâm lý. Từ đó chúng càng thêm tự tin, vì biết mình được yêu thương cách vô điều kiện, không bị xét đoán hoặc kết tội chỉ vì những phản ứng nông nổi của mình. 7. Mặc dù các bạn trẻ muốn được đối xử như người trưởng thành, nhưng trên thực tế, thường lại có thái độ và những cử chỉ rất còn trẻ con. Vì lý do đó, thay vì luôn nhắc bảo các bạn trẻ phải làm như thế này, như thế khác, các bạn trẻ chỉ muốn được thì cần cho chúng biết rõ ràng những gì chúng phải làm và những gì không nên làm để xứng hợp với địa vị và tinh thần trách nhiệm của một người trưởng thành. Và rồi vì tinh thần tự trọng, chính họ sẽ tự quyết định làm, mà không cần phải nhắc bảo liên lỷ nữa. Xem ra tuổi trẻ là tuổi bất cần, nhưng thực sự lại rất cần được sự thông cảm, khích lệ, và sự quan tâm tích cực của cha mẹ.
Ba mẹ thân mến, nếu ba mẹ thực thi hết được những điều trên đây, ba mẹ sẽ là những người đáng đưọc tín nhiệm yêu thương hơn cả. Bất cứ ở tuổi nào, và dù ở đâu đi đâu con cũng vẫn luôn có thể nương tựa vào tình thương chân thành và bao la của ba mẹ.
 
Last edited by a moderator:

Bình luận bằng Facebook

Top