LỜI HỨA...

Su Aries

Thành viên năng động
LỜI HỨA........

Câu chuyện kể về những nổ lực thần kỳ của người cha đã cứu sông con trai trong trận động đất.

“Năm 1989, một trận động đất 8,2 độ Richter gần như san bằng Armenia, làm hơn 30 nghìn người chết trong vòng 4 phút. Trong cơn hỗn loạn có một người đàn ông dặn vợ mình ở nhà cho an toàn rồi chạy ào đến trường nơi con trai ông đang học.

Ở đó ông nhìn thấy một đống đổ nát – ngôi trường đã sập hoàn toàn. Ngay lúc đó người đàn ông nhớ đến lời hứa ông luôn nói với con trai mình: “Dù thế nào bố vẫn luôn bảo vệ con!”. Và ông bật khóc khi nhìn đống gạch vụn đã từng là trường học. Rồi ông cố định hướng xem lớp học của con mình nằm ở vị trí nào. Góc bên phải phía sau của trường học. Ông lao đến và bắt đầu bới đống gạch đá.

Nhiều phụ huynh nhìn thấy ông làm như vậy họ vừa khóc vừa kéo ông ra và kêu lên “Qúa muộn rồi”, “Về nhà đi” hoặc “Chúng ta phải đợi cứu hộ đến thôi”… Nhưng đáp lại những lời đó, người đàn ông chỉ nói đúng một câu: “Giúp tôi một tay”. Và ông tiếp tục bới đống gạch, cẩn thận quăng từng viên gạch, từng mảng tường ra ngoài.

Đội cứu hộ đến và họ cũng lôi ông ra đống đổ nát “Chúng tôi sẽ lo việc này, ông hãy về đi” nhưng người cha vẫn dọn dẹp từng viên gạch và chỉ đáp: “Giúp tôi một tay đi”. Cảnh sát cũng có mặt, họ cũng khuyên can người đàn ông này: “Anh đang ở trong trạng thái không ổn định. Anh có thể gây nguy hểm cho mình và cho người khác, đề nghị anh về nhà”. Nhưng họ cũng chỉ nghe một câu đáp: “Giúp tôi một tay”. Một người rồi nhiều người bắt đầu vào “giúp một tay”. Họ đào bới suốt 8 tiếng… 12 tiếng… 36 tiếng… và đến tiếng thứ 38, khi kéo một tảng bê tông ra, dường như họ nghe thấy tiếng trẻ con – Armand? – người đàn ông gọi to, giọng nghẹn lại.

Và ông nghe thấy tiếng trả lời: “Bố phải không? Con ở đây này. Con đang bảo các bạn đừng lo vì bố sẽ đến cứu con và cả các bạn nữa. Bố đã hứa bố sẽ luôn bảo vệ con mà…”
14 học sinh trong số 32 em ở lớp của Armand được cứu sống hông đó vì khi bê tông chèn vào tạo thành cái “hang” nhỏ và các em đã bị kẹt. Armand đã bảo các bạn đừng khóc vì “bố tớ sẽ đến cứu chúng ta”. Các em nhỏ hoảng sợ, đói khát nhưng đã được cứu sống bởi lời hứa của một người cha”

Chúng ta dần lãng quên “giá trị của lời hứa”. Củng cố niềm tin trong người khác bằng lời hứa nhưng rồi đập nát niềm tin đó bằng cách không thực hiện nó. Mục đích của lời hứa là dần trở nên “thực dụng hóa” nhằm mang lại lợi ích trước mắt cho bản thân.
Nhớ lại xem, bạn đã bao giờ hứa với một đứa trẻ điều gì đó và bạn không thực hiện chưa? Phản ứng của đứa bé sẽ thế nào?

Một đứa bé sẽ giận dỗi khi bạn không thực hiện lời hứa, nó sẽ trở nên mất lòng tin ở bạn và dần mặc định rằng “người lớn chẳng bao giờ làm việc họ đã hứa”. Tôi có hỏi một đứa trẻ: “Tại sao con nói dối mẹ con?” và câu trả lời tôi nhận được là “Mẹ con cũng thế mà, nói dối ba, nói dối bà ngoại, bữa trước mẹ hứa cuối tuần nhất định dẫn con đi mua xe ô tô nhưng mẹ đâu có mua cho con.”

Bạn nghĩ sao về câu trả lời của một đứa trẻ 4 tuổi?

Vấn đề nằm ở đâu? Có phải do người lớn? Ranh giới giữa nói dối và thất hứa rất mong manh, chúng ta nói dối để không phải thực hiện lời hứa và bản thân một lời hứa không được thực hiện cũng là lời nói dối. Chúng ta lớn lên trong môi trường mà những lời hứa, những lời nói dối dường như phổ biến, nó thấm dần vào trong ta từ từ và dần trở thành thói quen.

Giữ lời hứa đôi khi trở thành điều gì đó thật kì diệu, ta có thể mang đến niềm tin, hạnh phúc thậm chí cứu sống một ai đó – những người mà ta yêu thương. Tôi vẫn thường đánh giá ai đó một phần ở việc họ giữ lời hứa như thế nào, thể hiện quan niệm về giá trị lời hứa và trách nhiệm của họ trong chính lời nói của mình.

Con người ta thường không kiểm soát được lời nói của mình hoặc cố tính nói dối. Hứa rồi sao? Rồi thôi. Hứa để đạt được cái mình mong muốn sao? Rồi xong. Bạn nên nhớ rằng nếu bạn thất hứa với người này thì người khác sẽ lại thất hứa với bạn.

Thật ra mọi thứ trên đời này đều có tính quy luật, nếu bạn nghĩ rằng: “tại sao ta phải giữ lời hứa với người khác khi chưa có ai giữ lời hứa với ta?”. Tôi đang nói là chưa chứ không phải là không có nhé. Đừng ngại, nếu ai cũng có suy nghĩ như bạn thì cuộc sống này chẳng tồn tại cái gọi là “THẬT” .

Hãy bắt đầu bằng việc kiểm soát lời nói, đừng hứa khi chính bản thân ta cũng không chắc có làm được hay không, đừng nói khi cảm xúc chế ngự lý trí. Tiếp theo, hãy tập dần thói quen xem trọng lời hứa, chỉ những ai hiểu được giá trị thực sự của lời hứa mới có thể giữ lời hứa. Thay thế suy nghĩ “sao phải giữ lời hứa với người khác khi chẳng ai giữ lời hứa với ta” bằng suy nghĩ “giữ lời hứa là giữ giá trị của chính bản thân ta, giữ sự tộn trọng của xã hội nhìn vào ta và giữ những tình cảm những mối quan hệ tốt đẹp mà ta có được”.


Nếu ai cũng giữ cho mình sự ích kỉ, thực dụng và tính cá nhân thì Tôi ngồi đây, viết những điều này chẳng phải vì bản thân tôi, không thêm được tiền bạc cũng không được lợi gì. Vậy tại sao Tôi phải dành thời gian để làm điều “vô ích” đó? Tại sao những tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận, những lực lượng tham gia công tác xã hội, tình nguyện viên phải bỏ công sức và thời gian ra để làm những điều “vô bổ” đó? Họ vì điều gì? Giữ lời hứa cũng vậy, nó không trực tiếp mang lại lợi ích cho bản thân, “lợi ích” của nó không hiện hữu và thực dụng, nó tác động trực tiếp đến đối tượng tiếp nhận lời hứa để rồi kết quả cuối cùng là bạn và người khác đều cảm thấy hạnh phúc.

Để nhận được sự tôn trọng từ người khác cách duy nhất là tôn trọng người khác và chính bản thân mình. Bắt đầu bằng việc chịu trách nhiệm và giữ lời hứa của mình.
 
Last edited by a moderator:

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
D [KN CÁ NHÂN] Bức tranh và những lời phê bình Kỹ năng tự nhận thức bản thân 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top