Ngồi nhiều liên quan đến trầm cảm, rối loạn tâm lý và giảm hạnh phúc

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
Đây là một số tin xấu mà bạn không nên ngồi nhiều: Ngồi nhiều không chỉ có hại cho vòng eo và sức khỏe thể chất của bạn. Các nghiên cứu mới cho thấy nó cũng làm hại đến sức khỏe tinh thần của bạn.

Chiếc ghế của bạn như một kẻ tử thù

Bạn càng dành nhiều thời gian để ngồi thì bạn càng ít vận động cơ thể. Nó đưa đến những nguy cơ về sức khỏe, bao gồm bệnh béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư.

Nhưng không hoạt động không phải là vấn đề duy nhất. Bản thân hành động ngồi dường như cũng có hại. Ngay cả nếu con người được khuyên dành 150 phút mỗi tuần cho hoạt động thể chất, thì những người dành 6,500 phút ngồi trên ghế có thể rút ngắn cuộc sống của họ.

Trong một nghiên cứu với hơn 220,000 người Úc độ tuổi 45 và cao hơn, những người ngồi nhiều hơn 11 giờ mỗi ngày có nguy cơ tử vọng cao hơn 40% trong 3 năm, so với những người ngồi ít hơn 4 giờ mỗi ngày. Dù 11 giờ ngồi nghe có vẻ nhiều, nhưng bạn có thể nhanh chóng tính được bạn ngồi bao lâu trong ngày, bao gồm 8 giờ ngồi làm việc, thời gian di chuyển và ngồi xem TV hoặc máy tính một vài giờ vào buổi tối.

146570-148829.jpg


Những thay đổi không lành mạnh trong sự trao đổi chất có thể là nguyên nhân rút ngắn cuộc sống. Ngồi nhiều có liên quan đến những thay đổi về trao đổi chất như:

• Triglycerides cao hơn
• HDL cholesterol thấp hơn
• Giảm độ nhạy cảm insulin

Ngồi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần của bạn

Nói ngắn gọn, việc ngồi và không tập thể dục có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch và trao đổi chất của bạn. Bộ não của bạn phụ thuộc vào sự trao đổi glucose và dòng máu để làm việc đúng mức. Một lối sống ngồi một chỗ làm tăng nguy cơ có những trục trặc trong chức năng não.

Một số ảnh hưởng tâm lý của việc ngồi có thể bắt nguồn từ những việc mà con người có xu hướng làm khi họ ngồi. Họ có thể nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính hơn là trò chuyện với người khác. Họ có thể xem TV hơn là hoạt động trí óc. Hoặc họ có thể liên tục làm nhiều việc cùng một lúc – chuyển đổi giữa kiểm tra email, tin nhắn điện thoại, mạng xã hội và các trang web – hơn là mài dũa sự chú ý của họ.

Rối loạn tâm lý (Psychological distress). Một nghiên cứu với hơn 3,300 nhân viên chính phủ ở Úc. Những người ngồi làm việc nhiều hơn 6 giờ một ngày có nhiều khả năng có số điểm nằm trong khoảng từ vừa phải đến cao trong một bài test về rối loạn tâm lý, so với những người ngồi ít hơn 3 giờ một ngày. Điều này đúng bất kể họ tập thể dục bao nhiêu giờ.

Trầm cảm. Nghiên cứu khác với gần 9000 phụ nữ độ tuổi khoảng 50. Những người ngồi 7 giờ mỗi ngày và không năng động có khả năng mắc những triệu chứng trầm cảm cao gấp 3 lần so với những người ngồi ít hơn 4 giờ mỗi ngày và được khuyên về khối lượng vận động thể chất. Mối quan hệ giữa trầm cảm và việc ngồi có thể là 2 chiều: Trầm cảm làm cho con người mất hết năng lượng và động cơ để vận động và ngồi nhiều có thể làm cho bệnh trầm cảm trở nên nặng hơn.

Giảm sự thỏa mãn. Các nhà nghiên cứu trong một dự án về hạnh phúc, sự thỏa mãn quốc gia ở Anh xem xét con người dành bao nhiêu thời gian rảnh để ngồi xem TV, sử dụng máy tính, đạp xe hoặc hoạt động xã hội. Họ đánh giá sức khỏe tinh thần của những người tham gia với một bảng hỏi về sức khỏe tổng quát. Đối với cả hai giới, dành nhiều thời gian rảnh ngồi trước máy tính có liên quan đến sức khỏe tinh thần thấp hơn. Đối với phụ nữ, dành nhiều giờ ngồi xem TV và ngồi không làm việc dường như cũng có một tác động tiêu cực.


Nguồn
http://www.psychologytoday.com/blog/mind...cktabs_5=0
 

Bình luận bằng Facebook

Top