Nhắn nhủ mọi người cảnh giác

jupiterpluvius

Thành viên mới
hihi !ngày nào mình cũng găp Cái Bang.
mình thấy mọi chuyên cũng thường xuyên sẩy ra.
Đặc biệt ở các bến xe Cái Bang luân xuất hiện,
hành tung được hóa trang ngày càng tinh vi.
Số lượng hình tăng theo cấp số nhân.
những lòng tốt sẽ đươc báo đáp mà!
 

Tin Yêu

Thanh viên kỳ cựu
Vậy đâu là thật? Đâu là giả?
Ai là anh em tôi? Ai là bạn bè tôi?
Ai là người đáng để cho đây?

Khi mà lòng tin bị lợi dụng.
Bạn thân mến,
Có lẽ trong những bạn quan tâm đến đề tài không ít thì nhiều cũng bị một lần như thế.
Mình xin chia sẻ với các bạn một câu chuyện sau hy vọng qua các việc làm nhỏ bé của các bạn sẽ giúp ích một ai đó.
Cho đi mà không mong được nhận lại, vì ít ra bạn cho bằng cả tấm lòng.
Câu chuyện dưới đây làm Tin Yêu suy nghĩ nhiều. Đâu đó vẫn còn những người sống thật, sống bằng cả lòng tin, sự trung thành và giữ lời hứa. Đó là lúc lương tâm cho chúng ta biết việc làm nhỏ bé của chúng ta có ý nghĩa biết dường nào.
Để rồi một ngày kia ta không trở thành người VÔ CẢM.

Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hiện tại là tất cả.Mỗi giây phút đều có ý nghĩa của nó,hãy nắm giữ ý nghĩa đó.

Lòng tốt
Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau...!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.

Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ - Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...
-Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? - chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia.
Gã không ngờ...!(St)

mail
 

thaihabooks

Thanh viên kỳ cựu
Mình không biết mọi người nghĩ sao. Nếu mình giàu có, dư dả thì chắc chẳng để ý đến chuyện tiền bạc. Nhưng đồng tiền mình làm ra, mình rất quý. Mình nghĩ đồng tiền công sức mình làm cho đi nó phải có ích, vì kiếm được nó không phải dễ dàng. Vì vậy mình không thể nghĩ theo cách giống như Nemo nói. Mình có bực tức nhưng sau đó không còn nữa vì nghĩ mình vừa trả học phí khá rẻ cho 1 bài học có ích mà mình có thể mang lại cho nhiều bạn bè.

Tại sao những người nghèo khó như bà cụ trong câu chuyện của Tin Yêu không chọn cách sống đó? Vì chỉ những người không còn sức lao động mới lựa chọn cách sống đó. Mình không thích cho những người mà mình cảm nhận là họ còn sức lao động.

Mình đang đi học nhưng đã tách khỏi gia đình và đồng ý không nhận trợ cấp vì muốn đi con đường riêng, không phải con đường bố mẹ dọn sẵn. Vì thế đồng tiền đối với mình mà nói - rất quý. Đừng nghĩ rằng ai cũng ích kỷ. Trong khi bản thân mình mình chưa lo được thì mình không muốn lãng phí nó.

Đây mới đích thực là người đi ăn xin. Mới đích thực là người đáng để cho.

Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học

Chuyện một bà lão ăn mày nhặt nhạnh từng hạt cơm để nuôi một đứa trẻ mới 15 tháng tuổi không nơi nương tựa, không máu mủ ruột rà lớn lên rồi trở thành một sinh viên đại học thật sự là một câu chuyện cổ tích ngay giữa đời thường.

Nuôi bé 15 tháng tuổi thành sinh viên đại học

Đang loay hoay hỏi địa chỉ cụ Nguyệt ở khu vực sân nhà thờ ở phường Trần Hưng Đạo, TP Nam Định, biết chúng tôi là phóng viên, một bác xe ôm tận tình dắt vào tận nhà: "Cứ vài hôm mà không thấy bà ấy ra xin là chúng tôi lại mang vào tận nhà cho. Các chú viết lên báo xem có ai giúp bà ấy được không, chứ tội lắm. Bọn tôi thương nhưng chẳng có nhiều mà cho".

Chúng tôi không khỏi ái ngại khi đứng trước nơi ở của hai bà cháu, chẳng biết có nên gọi là nhà hay không - túp lều rộng chừng 8m2, làm bằng đủ thứ chất liệu: ngói, tôn, que củi, bao tải rách... Ánh đèn điện đỏ leo lét cộng với cái lạnh trong trời mưa sùi sụt càng khiến cho túp lều trông buồn thảm và tối tăm. Chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc tủ gỗ, cái giường tre trải chiếu manh thì thủng lỗ chỗ được lót bằng mấy tờ báo cũ. Gọn gàng, sạch sẽ nhất là cái bàn có mấy cuốn vở xếp ngay ngắn ở cửa nhà, bà Nguyệt tự hào: "Góc học tập của con Thảo đấy, nó đi học đại học trên Hà Nội rồi, lâu lắm chả thấy về".

Bà Nguyệt có một tấm lòng nhân ái đáng quý.

Nghĩ chúng tôi là người lạ, chưa biết gì về hoàn cảnh hai bà cháu nên bà ngồi kể một mạch về đứa cháu - niềm tự hào của bà, bà kể chuyện nó học thế nào, ăn uống ra sao, lâu lâu bà lại xoa xoa cái gối rồi nói như mắng yêu nó. Có lúc bà lại khóc, bà bảo nhớ nó quá mà không có tiền lên Hà Nội thăm cháu: theo như tính toán của bà thì bà chỉ cần tiền đi xe ôtô khách và mua 1 cái bánh mỳ là được.

Đến bến xe ở Hà Nội, bà sẽ đi bộ theo cái sơ đồ mà Thảo vẽ cho lần trước, bà bảo bà đi ăn xin, lang thang nhiều nên đi bộ giỏi lắm. Nhưng vì tháng này chưa nhặt nhạnh đủ tiền gửi lên cho cháu đóng học phí nên bà chẳng dám đi lại tốn kém, lắm khi còn chẳng dám ăn.

Gần nhà có người quen làm nghề chạy xe ôm ở Hà Nội, vài tuần về quê một lần, nên bà nhờ chú mang lên tận nơi cho Thảo.

Bà Trần Thị Nguyệt, quê gốc ở làng Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Mẹ mất sớm, bà sinh ra đã không được nhìn mặt mẹ, bố lấy vợ hai, rồi đem theo người vợ mới và hai anh trai của bà vào Nam từ những năm 1945, sau này bà cũng chỉ nghe được rằng bố bà đã mất trong chiến tranh. Còn hai người anh trai của bà thì một người đi tham gia chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ, sau khi phục viên thì đã thất lạc và đến tận bây giờ bà vẫn không có tin tức gì. Còn một anh trai thì lưu lạc ra nước ngoài sống cùng vợ con. Chỉ còn một mình bà ở lại, sơ tán từ Hà Nam lên Nam Định, tìm thuê nhà để ở và bắt đầu đi bán xôi kiếm sống qua ngày.

Khi đã bước sang tuổi ngũ tuần, tuổi già đã đến, cuộc sống cô đơn buồn tủi bất giác ập về, bà cũng muốn trong nhà có con, có cháu. Ở gần nhà trẻ trên đường Nguyễn Du, hay bán xôi cho đám trẻ con, bà cứ thích nhìn chúng nó vui chơi, đùa nghịch. Bà chú ý đến một đứa bé cứ sáng là bố chở bằng xích lô đến từ rất sớm rồi thả vào sân. Đứa bé cứ khóc ngằn ngặt, không chịu chơi với các bạn cứ bám vào song cửa mà khóc.

Những hôm nhà trẻ nghỉ thì đứa bé rong ruổi theo xe xích lô của bố, mỗi khi có khách, người bố lại phải bỏ con lại bên vỉa hè nhờ mọi người trông giúp. Lắm khi thấy đứa trẻ chập chững cứ lê la ở vỉa hè, mặt mũi chân tay tái đi vì lạnh, bà Nguyệt thương, bế nó lên, mớm xôi cho nó. Được vài bữa, bà bảo: "Anh cứ đi làm đi, để nó tôi bế về nhà chăm cho". Ông bố đồng ý, cứ buổi sáng lại mang gửi bà, gửi thêm 3 nghìn đồng gọi là tiền ăn cho cháu. Được khoảng 5 hôm thì trong một lần mang con đến gửi, ông bố ôm lấy con mà khóc rồi hỏi: "Con có thương bố không?" - đứa trẻ ngô nghê chỉ cười. Bà cũng mắng yêu: "Cha bố anh, anh chả thương nó thì thôi, nó trẻ con thì biết gì thương với nhớ!".

Bất giác ông bố quay ra dặn bà: tên cháu là Phạm Thị Thu Thảo, cháu vừa tròn 15 tháng tuổi.

Chẳng ai ngờ, sau hôm đó, người bố ấy không bao giờ quay trở lại. Bà cũng chẳng có nhiều thông tin về bố cái Thảo, chỉ nghe mấy người làm nghề xe ôm kể lại mẹ Thảo là người Nam Định nhưng đang lưu lạc, bố Thảo là người gốc mãi tận Nghệ An. Nghe đâu, người đàn ông này đã bỏ vào miền Nam kiếm sống.

Bà sống một mình, nhà cửa tạm bợ, nghề bán xôi cũng chẳng khá giả gì nên không biết có nuôi nổi cháu không. Ban đầu, nhiều người khuyên bà nên gửi bé Thảo vào trại trẻ mồ côi nhưng bà không đành lòng, anh trai của bà ở nước ngoài nghe tin cũng đánh tiếng về bắt bà tìm cách trả lại đứa trẻ, nếu không thì từ mặt, không còn anh em gì nữa. "Tôi thì chẳng nghĩ được gì nhiều. Thấy thương, lại nuôi nó thôi. Chứ bỏ nó đi lang thang thì tội lắm, ngày xưa cái thân tôi lang thang, không người thân thích tôi biết khổ thế nào rồi. Chẳng muốn nó lại khổ như mình ngày xưa nữa. Thôi thì mình cứ nuôi nó, biết đâu mai sau bố mẹ nó lại về tìm".

Rồi bà lại cắp nó ra vỉa hè ngồi bán xôi, bà chăm nó cứ như chăm máu mủ ruột thịt nhà mình: "Khổ thân con bé, chắc nó cũng biết bà nghèo nên cũng ít khi khóc quấy hay đòi gì cả".

Hai bà cháu cứ thế rau cháo qua ngày nuôi nhau cho tới tận khi Thảo đi học. Bà tự đi xin học cho cháu, tự tay chăm chút cho cháu từng bữa ăn, từng giấc ngủ. Thương cháu nhưng nhà nghèo không có tiền, buổi sáng bà dậy sớm rang cơm nguội cho cháu ăn vì sợ cháu đi học đói. Nhắc tới những bữa ăn của Thảo, bà đưa tay gạt nước mắt: "Chỉ vì tôi nghèo quá nên bữa ăn sáng cho cháu đến trường không được như nhà người ta, chẳng có thịt cá gì, chỉ được mấy miếng đậu phụ với rau từ hôm trước để lại".

Tiền học cho Thảo bà cũng phải làm đơn xin miễn học phí với lý do hoàn cảnh khó khăn rồi xin xác nhận của phường. Nhưng bà thì ngày một già yếu đi, cái lưng cứ còng xuống, chả đội được thúng xôi đi bán nên không đủ để lo toan cho cuộc sống hàng ngày của hai bà cháu. Những ngày bà ốm đau, hai bà cháu sống nhờ tình thương của xóm giềng - khi khỏe lại, bà Nguyệt chống gậy ra đường đi ăn xin nuôi cháu.

Bà bắt đầu ra các bến xe buýt gần nhà đi ăn xin. Từ sáng sớm bà đã ra khỏi nhà, lang thang khắp các nẻo đường xin tiền về nuôi cháu. Một ngày bà cũng xin được 20 - 30 ngàn đồng, những hôm xin được ít thì bà chỉ dám ăn bánh mỳ để dành cơm cho cháu. Thấy hoàn cảnh bà cụ đáng thương, nhất là khi biết được cụ đang nhận nuôi một đứa bé mồ côi, người đi đường ai cũng thương và sẵn sàng giúp đỡ. Cứ như thế, bà Nguyệt sống tằn tiện nuôi cháu.

Trung tá Trần Văn Dự, cảnh sát khu vực - Công an phường Trần Hưng Đạo cho biết: chuyện ngoài việc đề xuất chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ gia cảnh, anh em Công an đi tuần vẫn thường ghé qua thăm hỏi, động viên luôn, xem bà có ốm đau bệnh tật gì không. Cứ vài hôm không thấy cụ đi xin anh em có gì lại chủ động mang đến cho.

Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, chủ yếu là bà khóc, bà không khóc vì cơ cực mà khóc vì nhớ Thảo, thương cháu thiếu thốn, thiệt thòi. Chỉ khi chúng tôi nhắc đến chuyện học tập của Thảo thì bà mới thấy vui vẻ, tự hào: "Hồi đi học, năm nào nó cũng được giấy khen của trường, tôi chẳng hiểu vui là thế nào, chỉ nghĩ đơn giản rằng có giấy khen của trường tức là cháu mình học không thua kém bạn bè. Tôi càng động viên cháu cố gắng học, năm cháu thi vào cấp 3, cháu còn thừa tận 5 điểm rưỡi đấy".

Năm ngoái, Thảo học xong cấp 3, bà Nguyệt muốn cháu học ở Nam Định vì đi xa bà chẳng có tiền. Nhưng Thảo cứ nài nỉ bà cho lên Hà Nội với quyết tâm nếu bà không có đủ tiền chu cấp thì cô sẽ tìm việc làm thêm ngoài giờ như rửa bát, dạy thêm để có tiền đi học. Thế rồi trong những ngày hè nóng bức năm 2009, những người dân ở xóm lao động nghèo lại thấy cái cảnh một học sinh ngồi bàn học còn một bà lão lưng còng ngồi sau dùng quạt nan quạt cho cháu ôn thi.

Cái ngày Thảo nhận được giấy báo nhập học của Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, bà Nguyệt chảy cả nước mắt, chả ai biết là bà khóc vì mừng hay quá lo chuyện không có tiền cho cháu đi học. Xoay xở mãi, rồi thì làng xóm, chính quyền đoàn thể phường động viên, giúp đỡ, cuối cùng bà cũng gom được 7-8 trăm nghìn đồng để đưa cháu lên Hà Nội.

Bà ơi, đừng khóc...​
 

thaihabooks

Thanh viên kỳ cựu
Với số tiền ít ỏi, bà dắt cháu lên thủ đô. May thay, hàng xóm của bà có con đang đi làm ở Hà Nội, trong nhà trọ còn thừa một phòng. Thương hoàn cảnh của hai bà cháu, cô chú cho ở không lấy tiền và nuôi bữa cơm tối miễn phí. Cô chú chủ nhà làm nghề nấu bếp thuê cho nhà hàng nên đi suốt ngày, nhiệm vụ của Thảo là cuối giờ chiều đi đón con cô chú từ trường cấp 1 và kèm cho em học.

Vì cô chú đi từ sáng sớm và về lúc tối muộn nên bữa sáng và bữa trưa, Thảo phải tự lo cơm nước. Sáng sớm, Thảo thường bụng đói đạp xe đến trường và trưa thì ăn bánh mỳ, đợi đến tối mới được một bữa cơm ăn cùng cô chú.

"Ngày đầu bà đưa lên nhập học thì cháu vui lắm vì lớp có nhiều bạn để chơi, nhưng đến tối ngủ một mình và buổi trưa không có cơm ăn thì cháu bắt đầu thấy nhớ bà quá" - Thảo thật thà kể lại ngày đầu tiên từ Nam Định lên Hà Nội nhập học.
Phóng viên gặp Thảo trong căn phòng trọ nhỏ trên tầng 5, khu tập thể cũ đường Phương Mai, Hà Nội. Đôi mắt buồn, đầy tự ti và ái ngại - có lẽ, ở tuổi 18, cô bé đã bắt đầu cảm nhận được hoàn cảnh khó khăn của mình.

Những ký ức về bà cứ thế chảy đầy câu chuyện của chúng tôi: vẫn những chuyện bà Nguyệt đã kể cho chúng tôi, vẫn là chuyện bà chăm ăn, thức đêm trông cho học... Chỉ những chuyện bình dị đó thôi nhưng đã nói lên ơn nghĩa của bà. Chuyện cổ tích bà dệt nên cũng chỉ như thế nhưng người ta nói những câu chuyện thần kỳ thường được làm nên bởi những thứ vô cùng bình dị.

"Đến 4-5 tuổi là bà đã chẳng giấu gì nguồn gốc của cháu rồi. Bà kể hết cho cháu nghe hoàn cảnh, bà bảo cháu cần biết rõ để nhỡ khi bà ốm đau già yếu có làm sao thì còn biết nguồn gốc của mình".

- Nếu có một ngày bố mẹ cháu tìm về đón cháu thì cháu có về ở với họ không?

- Cháu không, cháu ở với bà để chăm bà vì bà già rồi. Bà thương cháu lắm.

Thảo còn kể cho chúng tôi nghe những lúc bà giận Thảo vì đi học bị điểm kém hay mải rong chơi theo đám bạn mà đi học về muộn. Những ký ức tràn về, những câu chuyện cảm động thường khiến cho người ta dễ khóc nhưng tuyệt nhiên chúng tôi thấy Thảo không hề rớm lệ:

- Thế nhớ bà thì Thảo có khóc không? Ở nhà mà nói đến Thảo lần nào bà cũng khóc đấy.

- Dạ không ạ! Bà dạy cháu từ bé là không được khóc! Mà cháu cũng không bao giờ khóc đâu. Bà bảo có thương bà thì cố mà học thật giỏi để bà vui!

Chợt nhớ, lúc rời khỏi nhà bà Nguyệt ở Nam Định, chúng tôi ngoái lại nhìn cái bóng người già lưng còng trong túp lều lụp xụp mà lòng như thắt lại. Và nếu có ai đó đã mất niềm tin vào tình thương trên cõi đời này khi nghe về câu chuyện này, mong rằng sẽ cảm nhận được cuộc đời này còn nhiều yêu thương lắm.

Có thể, ở cái tuổi 18 ăn chưa no, lo chưa tới, Thảo sẽ chưa hiểu hết nghĩa "Thái Sơn" của lòng bà. Cuộc sống phía trước chắc chắn sẽ có không ít khó khăn nhưng chúng tôi tin: tình thương xuất phát từ trái tim của bà sẽ giúp Thảo vượt qua - bởi trái tim yêu thương thì luôn rung lên những điều kỳ diệu nhất!

Biết được hoàn cảnh của Thảo, GS Nguyễn Lân Dũng đã rất cảm động, viết thư và gửi tặng Thảo 2 triệu đồng. Bức thư có đoạn:

"Trên đời này, hiếm có người phụ nữ nào đã 70 tuổi mà vẫn đi ăn xin để tiếp tục nuôi cháu từ khi bị bố bỏ rơi từ 15 tháng tuổi đến khi cháu trở thành sinh viên đại học.

Bác gửi tặng cháu 2 triệu đồng để cháu mua sách vở học tập và cũng là san sẻ với người bà không máu mủ vẫn đang còng lưng kiếm sống để nuôi dưỡng cháu.

Chúc cháu học giỏi và có lúc nào rỗi đến chơi với bác xem bác có thể giúp đỡ gì thêm được cho cháu không. Bác gửi lời chúc bà cháu mạnh khỏe để theo dõi tiếp các bước trưởng thành của cháu".


Theo Hoàng Thắng - Thu Hương
An Ninh Thế Giới
 

Nemo

Thanh viên kỳ cựu
Hì ! Cám ơn Thaihabook nhé. Cầu truyện của bạn thật sự rất xúc động !
Còn về cách suy nghĩ của mình , đơn giản mình muốn mọi việc theo chiều hướng tốt đẹp hơn là xấu đi. Ví dụ nhé :

- Bạn tự trách mình đã bị lửa , nhẹ dạ cả tin suy ra bạn sẽ ko có một tâm trạng vui vẻ thoải mái trong ngày hôm đó đúng ko ?

- Nếu bạn nghĩ , mình vừa làm một việc tốt ( mặc dù là bị lừa ) thì bạn sẽ ko nghĩ đến nó nữa. Đơn giản chi là giúp một ai đó ( có thể họ ko xứng đáng với lòng tốt của mình ) nhưng nó cũng sẽ đem lại cho mình một niềm vui nho nhỏ. Bạn suy nghĩ theo một hướng tích cực thì ngày hôm đó sẽ là một ngày tuyệt vời với bạn với tâm trạng vui vẻ thoải mái xen lẫn hạnh phúc đúng ko nào ?

- Thái độ sống , cách tư duy , cách nhìn nhận vấn đề của mình đã đem lại một sự thay đổi đáng kể cho cuộc sống của bản thân. Và những thất bại , vấp ngã mà ko ai trong chúng ta có thể tránh khỏi đã giúp bạn trưởng thành hơn , tự hoàn thiện mình hơn , chín chắn hơn và rút ra cho mình nhiều hơn những bài học quý giá , những bi quyết thành công trong cuộc sống.

Chúc mừng bạn vì hôm nay bạn đã học được một bài học quý giá !
 

shinsetsu1989

Thanh viên kỳ cựu
cài này N cung từng gặp rùi.Có một lần N đi xe buýt khi lên xe buýt thì có một người già bồng đứa trẽ,bà già ấy nói cháu đang bị đâu mà ba mẹ thì không còn,nhà thì không có tiền và ai đi trên xe củng động lòng với hoàn cảnh.Ai củng cho tiền bé hết bà mình củng có trong nhóm đó,mình cho bé 50000,hihihihi .2 ngày sau thì mình có chuyện và hết tiền ăn thế là ngồi nghĩ lại là mình có bị lừa ko nữa.Sống trong này mình thật sự ko biết chuyện nào là thật chuyện nào là dã nữa
 

moon_tsuki

Giải Nhất Cuộc Thi Kỹ Năng Số
Câu chuyện của bạn làm mình nhớ lại câu chuyện mình gặp phải cách đây khoảng 2 năm, lâu lâu nhớ lại vẫn thấy rùng mình. Xin kể ra đây để các bạn cảnh giác:
Một hôm mình đi công việc về rất trễ (khoảng 10h30 đêm), đang tăng tốc trên đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh (hướng ra cầu Sài Gòn, đoạn đường này rất vắng), vụt... vụt... mình vượt qua 1 chiếc xe máy, bổng mình nghe có tiếng gọi: "Cô ơi! cô ơi! làm ơn cho tôi hỏi"... Nghe giọng của một người đàn ông trạc tuổi cha mình, với âm điệu buồn bã, như van xin. Nhìn lại thì thấy mặt ông ta như muốn khóc, mặc đồ kiểu 'nhà quê', chiếc xe cà tàn.
Mình giảm tốc độ, ông ta vụt lên ngang với xe mình, vừa chạy vừa nói: "Cô làm ơn chỉ dùm tôi đường nào ra bến xe miền Tây, tôi ở Sóc Trăng, lên đây thăm đứa cháu gái mổ ở bệnh viện Từ Dũ..." Tôi vẫn vừa điều khiển xe với tốc độ chậm rãi và trả lời ông ta. Ông ta bỗng tiếp tục: "Tôi lên đây 2 hôm rồi, nhưng lúc chiều không cẩn thận bị móc túi, cô làm ơn cho tôi xin vài chục ngàn đổ xăng về dưới, tôi rất mang ơn,...làm ơn đi cô, xin cô..."
Với lòng trắc ẩn, và tâm lý hơi 'nhẹ dạ', dễ cảm thông của một đứa con gái mình đã nghĩ "vài chục ngàn có bao nhiêu, uống 1 ly nước thôi mà", nhưng với cái đoạn đường vắng vẻ đó, mình bổng thấy sợ sợ nên mình không nói không rằng, mình vọt ga, chạy mất...
.... Đoạn, về đến nhà, cả đêm mình không sao ngủ được, mình cứ nhớ tới nét mặt đáng thương của người đàn ông kia, mình nghĩ "nếu cha mình đi xa, lỡ rơi vò hoàn cảnh đó, và gặp một người hành động như mình...?"... Hối hận... thấy mình vô tâm... tàn nhẫn... cái cảm giác đó cứ đeo bám mình suốt mấy tháng trời...
... Rồi một hôm, cũng một buổi tối, mình đang chạy xe trên đường Nguyễn Đình Chiểu thì bổng nghe một chất giọng 'quen quen' cất lên: "Cô ơi! cô ơi! làm ơn cho tôi hỏi..." mình quay lại nhìn...... cũng lại người đàn ông ấy... Nhìn thấy mình, có lẻ ông ta nhận ra nên làm thinh và chuồng thẳng.
Đến bây giờ nhớ lại, mình còn chưa hết sợ, nếu đêm đó mình dừng xe lại để cho ông ta tiền, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta nên giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, nhưng đừng quá cả tin, phải luôn cảnh giác để tránh hại đến bản thân.
 

lobe_dream

Thanh viên kỳ cựu
Mình mà thấy mấy người bán nhang, tăm xỉa răng và viết thì.... chuồn lẹ cho chắc...!!!
 

Bình luận bằng Facebook

Top