Sự thống trị của đồng USD trong thương mại và đầu tư toàn cầu

Đan Thảo

Thanh viên kỳ cựu
Biểu đồ thông tin dưới đây cho thấy quá trình trỗi dậy của đồng USD với vai trò là một tiền tệ dự trữ quốc tế thống trị và nỗ lực của nhiều quốc gia gần đây nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD cũng như hệ thống tài chính của Mỹ.

Sau Thế chiến thứ nhất, Mỹ nhanh chóng trở thành một cường quốc về tài chính hàng đầu. Nước này chỉ bắt đầu tham chiến vào năm 1917 và trỗi dậy mạnh mẽ hơn nhiều so với các quốc gia châu Âu. Theo đó, đồng USD bắt đầu thay thế đồng Bảng Anh là tiền tệ dự trữ quốc tế và Mỹ trở thành nước nhận được dòng chảy vàng lớn trong thời chiến.

Tới năm 1944, vai trò của đồng USD càng lớn hơn khi 44 quốc gia ký Thỏa thuận Bretton Woods, tạo ra một cơ chế trao đổi tiền tệ quốc tế được cố định bằng đồng USD. Trong khi đó, đồng USD được cố định theo giá vàng, hay còn gọi là chế độ bản vị vàng.

Vào cuối những năm thập niên 60, hàng xuất khẩu của châu Âu và Nhật Bản trở nên cạnh tranh hơn với hàng xuất khẩu của Mỹ. Nguồn cung USD dồi dào trên khắp thế giới khiến việc hỗ trợ đồng USD bằng vàng trở nên khó khăn hơn. Năm 1971, Tổng thống Nixon đã dừng việc chuyển đổi trực tiếp đồng USD sang vàng, chấm dứt cả tiêu chuẩn bằng vàng và giới hạn số lượng tiền tệ được in. Từ đó, dù vẫn tiếp tục là tiền tệ lưu trữ quốc tế, đồng USD đã mất dần sức mua.

Do lo ngại về sự thống trị của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu và khả năng "vũ khí hóa" đồng USD, nhiều quốc gia đã bắt đầu tìm cách thay thế đồng tiền này.

Năm 2022, khi Mỹ và các nước phương Tây áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt với Nga nhằm phản ứng với cuộc chiến tranh ở Ukraine, Moscow và Chính phủ Trung Quốc đã "bắt tay" nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và thiết lập hợp tác hệ thống tài chính hai nước. Kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào cuối tháng 2/2022, thương mại bằng đồng Rúp và Nhân dân tệ đã tăng gấp 80 lần.

Theo hãng tin Nga Vedmosti, Nga và Iran cũng đang hợp tác để phát hành một đồng tiền ảo được hỗ trợ bằng vàng.

Ngoài ra, năm 2022, các ngân hàng trung ương, đặc biệt là của Nga và Trung Quốc đã mua vàng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1967 nhằm đa dạng hóa dự trữ, giảm phụ thuộc vào đồng USD. Những tháng gần đây, Brazil và Argentina đã thảo luận về việc tạo ra một đồng tiền chung của hai nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ.

Theo Reuters, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Ấn Độ hiện đang thảo luận về việc sử dụng đồng Rupee trong giao thương hàng hóa phi dầu mỏ, giảm phụ thuộc vào USD. Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong 48 năm, Saudi Arabia cho biết sẵn sàng giao dịch dầu mỏ bằng các tiền tệ khác bên cạnh USD.

Tuy nhiên, bất chấp những động thái này, nhiều người cho rằng vị thế thống trị của đồng USD sẽ chưa thể chấm dứt trong tương lai gần. Hiện tại, các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn nắm giữ khoảng 60% dự trữ ngoại hối bằng đồng USD.

Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của các nước bằng các tiền tệ khác thấp hơn đáng kể. Cụ thể, dự trữ bằng đồng Euro (EUR) là 19,7%, Yên Nhật (JPY) 5,3%, Bảng Anh (GBP) 4,6%, Nhân dân tệ (RMB) 2,8%, Đôla Canada (CAD) 2,5%, Đôla Australia (AUD) 1,9% và Franc Thụy Sỹ (CHF) 0,2%.

vce-understanding-de-dollarization-main-mar21-2.png
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
Đan Thảo Nhà đầu tư chiến lược SMBC của VPBank mạnh cỡ nào và sẽ mang lại sự khác biệt gì cho VPBank Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Sự đổ vỡ của Credit Suisse và hàm ý đối với Việt Nam Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Tổng cục Thi hành án dân sự đề ra 9 nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ thi hành án tín dụng, ngân hàng trên 20 tỷ đồng Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giá vàng thế giới “đuối sức”, áp lực giảm có thể đến từ hai sự kiện quan trọng tuần này Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo KienlongBank thay đổi nhân sự chuẩn bị cho nhiệm kỳ Hội đồng quản trị mới Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Lợi nhuận của ngân hàng: có thực sự cao? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Ngân hàng lên sàn để tăng độ minh bạch cho toàn hệ thống Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Thủ tướng làm Trưởng ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo 10 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới trong 5 năm qua, Trung Quốc và Mỹ thống trị Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Lợi nhuận quý đầu năm 2023 của OCB tăng mạnh nhờ tăng cường quản trị rủi ro và số hóa Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Chính phủ cho phép lùi thời hạn nộp nhiều loại thuế, tiền thuê đất năm 2023 trị giá lên đến 100.000 tỷ Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo MB có Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc mới Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Thành viên độc lập hội đồng quản trị được bổ nhiệm chỉ để đáp ứng yêu cầu luật định? Tài Chính - Ngân hàng 0
TheWind [Tài chính] Đề thi cao học môn kinh tế chính trị của trường DHNH TP.HCM Tài Chính - Ngân hàng 0
vermouth [Tài chính] Rủi ro và quản trị rủi ro trong NHTM Tài Chính - Ngân hàng 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top