Tham gia "Trại kỹ năng sống" lần 2 để có một mùa hè thú vị

Status
Không mở trả lời sau này.

max_cali

Thành viên

Cuộc thi “Trại kỹ năng sống” lần thứ nhất do báo Tuổi trẻ tổ chức vào hè năm ngoái không chỉ tạo ra một mùa hè khó quên cho tất cả các trại sinh tham gia mà còn giúp các bạn “lớn lên” rất nhiều về các kỹ năng sống của mình.

Tiếp nối thành công của Trại “Kỹ năng sống” lần 1, năm nay, Báo Tuổi trẻ phối hợp với Yume, công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và NVH Thanh Niên Tp. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Trại Kỹ năng sống lần 2 với chủ đề “96 giờ thử thách”.



Thể lệ:
Đối tượng dự thi viết là công dân Việt Nam tuổi từ 18 – 30, yêu thích rèn luyện kỹ năng sống và tự phát triển khả năng của bản thân. Bằng cách sử dụng tài khoản Yume, các thí sinh sẽ viết ít nhất 03 tác phẩm, chia sẻ về những giá trị sống xung quanh, về những cảm nhận với kỹ năng sống… bằng nhiều thể loại khác nhau như tùy bút, nhật ký, phóng sự ảnh, clip.​
(Xem chi tiết thể lệ cuộc thi tại http://kynangsong.yume.vn/the-le.html)
Hạn nhận bài dự thi:
24h ngày 15-07-2010. Kết quả sẽ được công bố vào đầu tháng 08-2010.
Giải thưởng:
200 bài viết hay nhất do Ban Giám Khảo chọn sẽ được trao tặng 200 vé tham gia trại Kỹ Năng Sống lần II với chủ đề “96 giờ thử thách” tại Vườn quốc gia Nam Cát Tiên dự kiến trong 3 ngày 2 đêm (06-08/08/2010) hoàn toàn miễn phí.
10 thí sinh xuất sắc (có các bài viết tốt, phóng sự ảnh hoặc video clip hay) sẽ được trao giải thưởng trong chương trình trại.​



Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên

Giải thưởng của Yume
Yume quyết định trao 3 phần thưởng cho 3 bài dự thi
- Bài dự thi bình chọn nhất.
- Bài dự thi nhiều comment nhất.
- Bài dự thi nhiều lượt xem nhất.​
Mỗi giải là 01 điện thoại di động Samsung Corby trị giá 3.000.000 VNĐ


Hãy tham gia cuộc thi để có cơ hội tận hưởng một mùa hè thú vị cùng “Trại kỹ năng sống”!
 

max_cali

Thành viên
Hi vọng các member của kynangsong.org sẽ thể hiển kỹ năng sống của mình qua cuộc thi này ^^!
 

max_cali

Thành viên
Một bài viết tham gia cuộc thi "96 giờ thử thách", mình đọc và cảm thấy khá hay, chia sẻ với mọi người :)

----
Nguồn: Hà Bảo Bình - Yumer tham gia Cuộc thi 96 giờ thử thách
“Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”​

BF_peoz_7.jpg

Mùa hè xanh 2009, cô bạn cùng lớp đã thú nhận rằng nhóm các bạn ấy đã từng muốn đánh tôi vì trò chỉ điểm quá ngông cuồng của tôi hồi năm nhất. Tôi là con gái. Và cô bạn ấy giờ đã mến tôi. Nhưng điều mà bạn ấy nói khiến tôi suy nghĩ nhiều: có thể tôi đã bị đánh.

Cách đây đã hai năm, trong một buổi kiểm tra giữa kỳ của môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, cuối giờ thầy giáo điểm danh. Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu thầy không yêu cầu sinh viên được gọi tên phải đứng lên (để thầy cộng thêm điểm nếu sinh viên đó ngồi ở những bàn đầu và thường xuyên phát biểu). Tôi ngồi bàn đầu tiên, nên sự việc xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên chứ không hề có chủ đích. Khi thầy gọi tên một bạn trong lớp, bạn ấy đứng lên. Đúng lúc đó tôi xoay người xuống bàn dưới nói chuyện với một bạn ngồi ngay sau tôi. Và một cách ngẫu nhiên, tôi nhận ra cô bạn xinh xắn đang đứng lên không phải là thành viên trong lớp. Không suy nghĩ nhiều, tôi hồn nhiên quay lên và nói với thầy: “Thầy ơi, bạn ấy không phải lớp em.” Lúc nói điều ấy tôi không hề nghĩ rằng mình đã tự kết án chính mình giữa một tập thể gần 100 sinh viên. Tôi ngồi bàn đầu nên không quá khó để thầy nghe điều đó, và 1/4 lớp ngồi bàn trên đã hướng ánh mắt về phía tôi, không giấu giếm vẻ phẫn nộ. Và thật tệ, một trong những ánh mắt ấy vẫn còn ám ảnh tôi đến bây giờ.

Mọi chuyện sau đó diễn biến thế nào thì không khó để đoán. Thầy gọi bạn nữ ấy lên, yêu cầu đưa thẻ sinh viên. Hình trong thẻ nhỏ quá nên cũng khó xác định đó có đúng là bạn ấy không. Tất nhiên cô bạn khác lớp ấy khăng khăng mình là sinh viên lớp này. Và ngạc nhiên làm sao, khi thầy hỏi lớp trưởng thì chàng trai có giọng hát truyền cảm đã mang về cho lớp biết bao giải văn nghệ của trường, khẳng định như đinh đóng cột rằng bạn nữ ấy là thành viên của lớp. Không dừng lại ở đó, khi được thầy hỏi, lớp phó học tập trả lời hồn nhiên rằng vì lớp đông quá nên không nhớ hết mặt của các bạn (!). Và kết thúc không thể hoàn hảo hơn: bạn nữ ấy tự nhận lỗi vì đã làm bài kiểm tra thay cho cô bạn trong lớp tôi.

Thầy có vẻ giận dữ. Và hơn một nửa lớp cũng có vẻ giận dữ, với tôi. Nhóm của bạn “bị chỉ điểm” lườm tôi bén như dao kèm theo những tiếng rầm rầm chửi rủa, và những lời đe dọa. Nhóm “không thích liên quan” nói với tôi rằng lẽ ra tôi không nên nói, chẳng lợi lộc gì, chuyện bạn ấy làm cũng chẳng hại gì đến ai. Nhóm “đồng tình” với hành động “chỉ điểm” của tôi chỉ vài ba người, nhưng không ai nói gì cả mà chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt đầy cảm thông và thương hại. Ánh mắt ấy gợi tôi nhớ đến cách những con linh dương đầu bò nhìn đồng loại kém may mắn của chúng bị sư tử ăn thịt mà không thể làm gì, tôi xem trong chương trình thế giới động vật trên ti vi. Chỉ có cô bạn thân cùng bàn nói rằng sẽ luôn sát cánh bên tôi dù có chuyện gì đi nữa.

Và thế là tôi bị tẩy chay, dù bạn nữ gian lận kia chỉ phải làm bản kiểm điểm trước lớp.

Hai năm trôi qua, giờ sắp ra trường rồi, có thể nhiều người đã quên câu chuyện năm nào. Những người ngày xưa gây gắt với tôi có lẽ cũng đã nguôi ngoa. Giờ tôi đã có nhiều bạn, trong lớp lẫn khác lớp, thậm chí khác trường, nhưng vết thương trong lòng tôi thì vẫn cứ còn đó, dù đã lành nhưng vẫn để lại sẹo, và thỉnh thoảng lại ứa máu. Cái khoảng cách thênh thang mà hơn nửa lớp dành cho tôi thời gian ấy làm tôi choáng váng và buồn vô hạn. Chiếc bàn 2 người ngồi của tôi và cô bạn thân luôn được giữ khoảng cách an toàn với những chiếc bàn có người ngồi khác.

Tôi đã kể cho nhiều người nghe về câu chuyện này, mong tìm một sự đồng tình nhưng hầu như ai cũng xác nhận rằng việc tôi làm KHÔNG SAI, nhưng KHÔNG NÊN làm thế. Và giống như bức tranh “trăn khép, trăn mở” của nhà văn Antoine de Saint-Exupery trong Hoàng tử bé , tôi thấy mình cô đơn khi tìm kiếm một sự thấu hiểu.

Sẽ rất xác đáng nếu cho rằng tôi bảo thủ và cố chấp, nhưng tôi luôn tự hào vì khoảnh khắc ấy mình đã hành động như thế. Và dù đã biết hết hậu quả của toàn bộ chuyện này, nếu quay lại và được lựa chọn, tôi vẫn sẽ làm điều mà tôi cho rằng mình đã ĐÚNG chứ không phải là KHÔNG SAI. Bởi đơn giản tôi nghĩ rằng gian lận trong thi cử, kiểm tra là tiêu cực, và không thể thỏa hiệp với nó dù với hình thức hay mức độ nào. Tôi chỉ muốn một sự công bằng.
 
Status
Không mở trả lời sau này.

Bình luận bằng Facebook

Top