Trẻ em phần lớn chịu bạo lực từ người thân

Trung Nguyên

Thành viên mới
Tại hội thảo về bảo vệ trẻ em sáng 25/5, lãnh đạo Cục Trẻ em cho biết năm 2021, Tổng đài quốc gia 111 tiếp nhận hơn 600.000 cuộc gọi đến, trong đó tư vấn hơn 30.000 ca, can thiệp trên 1.000 ca. Các ca cần tư vấn, can thiệp phần lớn liên quan bạo lực trẻ em, nguyên do từ người thân trong nhà chiếm tỷ lệ cao nhất gần 73%, tăng 5% so với cùng kỳ.

Bà Nguyễn Thị Nga, Cục phó Trẻ em, đánh giá số vụ xâm hại trẻ em giảm 1,6% so với cùng kỳ, song tình hình phức tạp hơn và xảy ra một số vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội, như ở TP HCM và Hà Nội. Trong đó, việc bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em chưa được quan tâm.

Các vụ bạo hành, theo bà Nga, phần lớn vẫn xuất phát từ quan niệm "thương cho roi cho vọt" của phụ huynh và không phải ai cũng có kỹ năng trong giao tiếp với con cái. Năm 2021, đợt dịch kéo dài khiến nhiều nơi bị phong tỏa, giãn cách thời gian dài, nhiều người phải làm việc ở nhà, hoặc mất việc làm, kéo theo những áp lực về kinh tế cũng khiến bạo lực gia đình gia tăng.

Ngoài ra, trẻ em tiếp xúc với môi trường mạng sớm, ngoài học hỏi được nhiều thứ cũng có thể gặp các mối nguy, như dễ bị bắt nạt, xâm hại, xem nội dung xấu độc. Việt Nam đang thiếu các điều tra, phân tích số liệu trẻ em tham gia môi trường mạng để có những chính sách hợp lý và thời gian tới, các cơ quan quản lý cần sớm thực hiện những nghiên cứu, thống kê này.

Các văn bản pháp luật về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em còn một số điểm chưa đồng bộ, chưa có quy định cụ thể về việc xử lý cơ quan, tổ chức và người đứng đầu cơ quan không thực hiện hoặc làm không đầy đủ trách nhiệm pháp lý bảo vệ trẻ em.

Nghị định 130 đã quy định các mức phạt hành vi liên quan đến xâm hại trẻ em, không cung cấp thông tin hoặc làm lộ bí mật đời tư của trẻ. Song theo bà Nga, cần hoàn thiện các quy định về bảo vệ trẻ em, đặc biệt trên môi trường mạng. Hiện chưa có quy định từ nghị định trở lên, Cục đang xây dựng quy trình xử lý xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, dự kiến trong quý III sẽ hoàn thiện, lấy ý kiến để sớm ban hành.

info-1466-1642771810-jpeg-2941-1653461868.jpg


Các mức phạt với hành vi xâm hại trẻ em, theo Nghị định 130 (Xem chi tiết). Đồ họa:Tạ Lư


Theo Cục trưởng Đặng Hoa Nam, sức khỏe tâm thần cũng là vấn đề đặc biệt cần quan tâm hậu đại dịch, trong đó có tình trạng tự tử. Nguyên nhân gốc rễ là sức khỏe tâm thần, trầm cảm ở trẻ. Ông khuyến cáo các bậc cha mẹ cần phòng ngừa bằng cách để ý xem biểu hiện khác thường của con cái, như thấy trẻ đi học về thu mình lại hoặc ngủ suốt ngày thì cần chia sẻ với con hoặc gọi cho Tổng đài 111 để được tư vấn.

UNICEF đã cảnh báo sau Covid-19, tình trạng đói nghèo, lao động trẻ em dễ tăng cao vì chi phí chủ yếu dành cho phục hồi kinh tế, đầu tư cho trẻ em bị cắt giảm. Ngân sách chi cho giáo dục cũng chủ yếu là học chữ chứ chưa chú trọng đến văn hóa, giải trí, vui chơi cho trẻ em. Tại mỗi địa phương, công tác đảm bảo quyền trẻ em trong giáo dục, y tế lại chênh lệch tùy vào mức độ ưu tiên, phân chia ngân sách và nhận thức của bộ máy chính quyền, đặc biệt là cấp cơ sở.

"Bảo vệ trẻ em phải được đưa vào trong quy hoạch, phát triển kinh tế từ trung ương tới địa phương, đặc biệt là người lãnh đạo, phải coi nhiệm vụ chăm lo cho trẻ như con cháu trong nhà mình", ông Nam kiến nghị.

ba-o-ha-nh-7073-1606129905-jpe-6394-1356-1653461868.jpg


Bé Duy, quê Quảng Ngãi, làm thuê ở Bắc Ninh bị chủ quán bạo hành cuối năm 2020. Ảnh: Phạm Dự


Hồng Chiêu
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top