Ai làm cọc cho rêu?

VnExpress

Thành viên mới
Hàng năm, Tết là dịp công ty Tuấn "hái quả" nhưng năm nay hàng hóa tiêu thụ chậm, sát Tết rồi mà tồn kho vẫn còn gần 40%. Hàng hóa bán được cũng khó thu tiền ngay, công nợ rất lớn. Tuấn lo ra Giêng cũng chưa thu được tiền.

Khó khăn như vậy là tình hình chung. Năm 2022, cả nước có 143.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,5% so với năm trước. Đây là con số thống kê chính thức, còn những doanh nghiệp đang "chết lâm sàng" hay "hấp hối" cố gắng cầm cự thì không ai đếm hết được.

Doanh nghiệp thì như vậy, còn để hiểu về thân phận người lao động, có thể nhìn vào Bình Dương, thủ phủ công nghiệp của cả nước với 1,2 triệu công nhân làm việc trong các nhà máy, trong đó khoảng một triệu người ngoại tỉnh, nhưng có gần nửa triệu công nhân chọn ở lại Bình Dương dịp Tết Nguyên đán 2023, theo thống kê của công đoàn cơ sở. Nghĩa là cứ hai công nhân ngoại tỉnh làm việc ở đây thì có một người chọn không về quê đón Tết cùng gia đình.

Tết năm nay lại thành nỗi lo, là dịp mà nhiều người lao động lảng tránh. Trốn được qua cái Tết này, họ mong đợi điều gì trong năm mới?

Đó là hoạt động kinh doanh, sản xuất của các các công ty, doanh nghiệp ổn định, họ có việc làm đều đặn, được tăng ca, lương đều, thưởng Tết tốt. Nhưng điều gì đang chờ đợi các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2023?

Khi tìm hiểu, phân tích về khả năng xuất khẩu, "ngoại lực" quan trọng của các doanh nghiệp, tôi trao đổi với một lãnh đạo công ty dệt may tại Bắc Ninh, ông cho biết đã phải chấp nhận ký một hợp đồng lỗ 20% trong tháng 12 để có việc cho công nhân làm và giữ quan hệ với đối tác, đơn hàng cho quý 1, quý 2 vẫn đang thiếu việc, chưa đủ công suất và điểm hòa vốn cho doanh nghiệp. Một số đơn hàng công ty ông đã gia công xong nhưng bên giao gia công xin gửi lại kho, do họ bây giờ nhận hàng thì cũng không bán được, lại tốn chi phí vận chuyển và lưu kho khi nhập về.

Đây chắc hẳn không phải là trường hợp cá biệt. Chưa có nhiều dấu hiệu tươi sáng trong năm 2023 với các doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng xuất khẩu khi nền kinh tế thế giới đang giảm tốc, có dấu hiệu suy thoái.

"Ngoại lực" đang yếu, còn "nội lực" - lực cầu nội địa - cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh.

Mỗi dịp Tết, tôi thường tham chiếu giá đào và quất để nội suy ra mức tiêu dùng của người dân trong năm. Năm nay, xuất hiện nhiều điểm bán đào, quất đồng giá để mong "đẩy hàng" đi nhanh, chấp nhận lãi ít hoặc hòa vốn. Tôi mua được cành đào đồng giá 350 nghìn đồng, mà những năm trước tôi thường phải bỏ ra từ 600 nghìn đến một triệu đồng. Bố tôi cũng mua được bình quất cảnh đồng giá, chỉ 150 nghìn, mà giá chiếc bình gốm đã vài chục nghìn.

Khi chúng tôi tới chúc Tết nhà cô Lan, người họ hàng chuyên bán tạp hóa ở quê, cô chia sẻ: "Năm ngoái mỗi gia đình ở đây chi trung bình khoảng ba triệu đồng sắm Tết, nhưng năm nay chắc chỉ còn khoảng hai triệu thôi". Kho hàng của cô vẫn còn ngổn ngang bánh kẹo và mứt Tết.

Đó là hệ quả của kinh tế khó khăn, lương và thưởng thấp dẫn đến thu nhập của người dân thấp hơn kỳ vọng. Người dân phải thắt chặt chi tiêu, ảnh hưởng ngược lại các doanh nghiệp khi hàng sản xuất ra, nhập về không bán được, có thể tạo hiệu ứng dây chuyền kéo nhau cùng đi xuống.

Không những vậy, doanh nghiệp Việt còn đang đối mặt với một loạt thách thức: mặt bằng lãi suất đang ở mức cao dẫn đến chi phí đầu vào tăng; tín dụng ngân hàng vẫn khó tiếp cận; áp lực trái phiếu đáo hạn đang là gánh nặng của nhiều doanh nghiệp, ngân hàng; công nợ cao, khó thu hồi vì cả nền kinh tế thiếu tiền...

Tình thế này không hiểu sao lại khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh "ốc" và "rêu" trong "Ốc chẳng mang nổi mình ốc, ốc còn làm cọc cho rêu" - câu tục ngữ nói về những người lo liệu cho mình chẳng xong lại còn ôm đồm, cáng đáng công việc của người khác - rõ ràng không liên quan nhiều đến câu chuyện đang được nói tới.

Nhưng doanh nghiệp không vực dậy được, sẽ không thể giải quyết công ăn việc làm, không thể trở thành điểm tựa cho người lao động. Dẫu vậy, các doanh nghiệp lúc này lại cũng đang rất cần một chiếc cọc để bám vào, chính là Nhà nước với chính sách điều hành kinh tế mạch lạc và linh hoạt.

Theo tôi, một chiến lược phát triển kinh tế toàn diện đảm bảo sự ổn định và bền vững của nền kinh tế được cụ thể hóa bằng:

Chính sách tiền tệ linh hoạt, mặt bằng lãi suất được hạ xuống để giảm áp lực cho doanh nghiệp, tín dụng dễ tiếp cận hơn để doanh nghiệp có nguồn vốn bổ sung cho sản xuất kinh doanh.

Chính sách tài khóa quyết liệt, đẩy mạnh đầu tư công để làm bệ đỡ, cung cấp nguồn "tiền mồi" cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Chính sách đột phá thu hút vốn FDI cho nền kinh tế, vừa kích cầu (phát triển khu công nghiệp, xây dựng nhà xưởng, tạo việc làm mới cho công nhân khu công nghiệp...) vừa tăng được dự trữ ngoại hối, là cơ sở để giữ ổn định tỷ giá và lạm phát.

Sự chung tay quyết liệt của nhiều bộ ngành để giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp, gỡ các nút thắt để hàng hóa, nguồn vốn được lưu thông...

Đây là những nền tảng để có cơ sở hy vọng Tết 2024, người lao động bớt phần lo Tết, trốn Tết; những chủ doanh như Tuấn tránh được cảnh rút chỗ này đắp chỗ nọ mà vẫn thiếu trước hụt sau.

Nguyễn Hữu Thanh
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
V LÀM THIỆN NGUYỆN BỀN VỮNG? Góc Nhìn 0
V KHAI THÁC CÁT BIỂN LÀM NỀN ĐƯỜNG CÓ KHIẾN ĐẤT RUỘNG CỦA DÂN NHIỄM MẶN QUÁ MỨC??? Góc Nhìn 0
V NGÀY 21/6, XIN KỂ CHUYỆN “TÔI (VẪN ĐANG) ĐI HỌC LÀM BÁO”. Góc Nhìn 0
V NÓI CÓ SỐ CÓ SÁCH. HÃY XEM HỌ LÀM Góc Nhìn 0
V “LÀM MAI” ĐƯỢC BÁO TIN VUI… Góc Nhìn 0
V Làm ít, sai ít Góc Nhìn 0
V Làm gì với ChatGPT? Góc Nhìn 0
V Đâu làm gì khác được Góc Nhìn 0
Q Bác sĩ làm thêm Góc Nhìn 0
T Khát Vọng Vĩ Đại Và Công Thức Làm Nên Dân Tộc Vĩ Đại Góc Nhìn 0
Thanh Đoan Nếu cuộc đời là một bộ phim, hãy làm cho nó đáng xem Góc Nhìn 0
G Học để làm người tự do Góc Nhìn 0
Đan Thảo 9 Bức Tranh Cho Thấy Cuộc Sống Hiện Đại Đã Làm Chúng Ta Thay Đổi Như Thế Nào Góc Nhìn 0
V MÙA MEKONG CONNECT 2024. CHUYỆN LẠ: NGÂN HÀNG CHO TỪNG HỘ NÔNG DÂN VAY NHỜ CÔNG NGHỆ Góc Nhìn 0
V 5 GIỜ LIÊN TIẾP, KHÔNG ĐỦ CHO CUỘC “KHÁM PHÁ” LÝ THÚ ! Góc Nhìn 0
V TÀI CHÍNH XANH CHO DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ KHÍ HẬU Góc Nhìn 0
V OAN CHO DANH TIẾNG XỨ DỪA Góc Nhìn 0
V ĐẦU TƯ CỦA THÁI LAN CHO TRÍ TUỆ NHÂN TẠO: MỘT CHIẾN LƯỢC THIẾT THỰC NUÔI DƯỠNG TÀI NĂNG Góc Nhìn 0
V TRẢ LỜI CHO NGHI VẤN “RỬA TIỀN” CỦA DANNY GREEN Góc Nhìn 0
V ĐÁNH TRỐNG KÊU OAN CHO…16 TỶ ĐÔ. Góc Nhìn 0
V CÀ PHÊ TRÁI CÂY, THÊM MỘT SÁNG KIẾN CHO NÔNG SẢN VIỆT. Góc Nhìn 0
V Nghĩ cho trái sầu riêng Góc Nhìn 0
V Cho thuê vỉa hè Góc Nhìn 0
V Sửa sai cho bất động sản Góc Nhìn 0
V Cho và nhận Góc Nhìn 0
Đ Giúp việc cho con Góc Nhìn 0
N Lối thoát cho sách giáo khoa Góc Nhìn 0
T Khai giảng cho các em Góc Nhìn 0
Võ Nhật Vinh Nói cho dân hiểu Góc Nhìn 0
H Chi trả cho nhà ở Góc Nhìn 0
V Nhà bạc tỷ cho người nghèo Góc Nhìn 0
V Lối thoát cho ngành y Góc Nhìn 0
H 'Ấm ức' cho môn Sử Góc Nhìn 0
Tom Cách kể của truyện ngụ ngôn cho ta biết điều gì ? Góc Nhìn 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top