Ba bộ, ngành cùng dự báo lạm phát

Đan Thảo

Thanh viên kỳ cựu
Ngày 24/3, Ban Chỉ đạo điều hành giá họp đánh giá về công tác điều hành giá quý 1/2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp.

LẠM PHÁT CƠ BẢN ĐANG GIẢM TỐC


Báo cáo tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Minh Tiến, cho biết trong quý 1, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, lo ngại áp lực lạm phát có thể ảnh hưởng đến thu nhập nên người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Hơn nữa, nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm nhiều trong hai tháng vừa qua do người dân chủ yếu tập trung mua sắm các mặt hàng này trong giai đoạn trước Tết.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý 1 ước tăng khoảng 4,2-4,3% so với cùng kỳ năm 2022. Diễn biến lạm phát cơ bản cho thấy đang có xu hướng giảm tốc, trừ tháng 1/2023 trùng với dịp Tết Nguyên đán nên tăng cao.

Theo đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng khoảng 7,2% do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng, tác động làm CPI quý 1 tăng khoảng 1,4%.

Giá các mặt hàng thực phẩm tăng khoảng 4,5% chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng, tác động làm chỉ số CPI tăng khoảng 1%.

Dịch vụ học phí giáo dục tăng khoảng 11% do một số địa phương đã kết thúc chính sách miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch trong năm học 2021-2022, tác động làm CPI tăng khoảng 0,6%...

Những nguyên nhân giúp cho CPI giảm áp lực trong thời gian qua có thể kể đến giá xăng dầu trong nước giảm khoảng 11% theo giá thế giới, tác động làm CPI quý 1 giảm khoảng 0,4%; giá gas trong nước giảm khoảng 1,8% theo giá thế giới, tác động làm CPI giảm khoảng 0,03%; chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm khoảng 0,3%, tác động làm CPI giảm khoảng 0,01%.

BA KỊCH BẢN LẠM PHÁT TRONG NĂM 2023


Theo đại diện Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm còn nhiều yếu tố đan xem làm tăng, giảm áp lực lên mặt bằng giá.

Theo đó, hiện nay, giá năng lượng và các vật tư chiến lược được dự báo vẫn còn nhiều biến động phức tạp do tác động từ diễn biến xung đột chính trị quân sự Nga – Ukraine và sự phân cực trong quan hệ giữa các nước lớn có xu hướng gia tăng trở lại cùng tác động từ sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc.

Căn cứ diễn biến giá dầu thô và giá dầu thành phẩm thế giới, Bộ Công Thương dự báo giá bình quân dầu thô thế giới trong quý 2 sẽ dao động ở mức 85 – 95 USD/thùng, tương ứng dự báo giá thành phẩm các mặt hàng xăng dầu sẽ ở mức 90 – 100 USD/thùng đối với các mặt hàng xăng, dầu diesel, mức này giảm khoảng 26,15 - 39,39% so với cùng kỳ năm 2022.


Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,9 - 4,8%. Con số này của Tổng cục Thống kê là 3,8% - 4,8%. Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 4,3 ± 0,5%.

Tổng cục Thống kê ước tính nhóm dịch vụ giáo dục sẽ làm CPI năm 2023 tăng khoảng 0,82 - 1,09%; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc nhóm dịch vụ sự nghiệp công thực hiện lộ trình thị trường trong năm 2023 ước làm CPI chung tăng khoảng 0,16 - 0,25%; giá dich vụ vận chuyển hàng không ước tác động đến chỉ số CPI 2023 khoảng 0,07%.

Bên cạnh đó, giá điện, giá sách giáo khoa, chương trình hỗ trợ phục hồi, giải ngân đầu tư công của Chính phủ, dịch vụ du lịch... dự kiến sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm.

Tuy nhiên, cũng còn một số yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá như nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện vẫn dồi dào. Triển vọng kinh tế thế giới chậm lại và lạm phát toàn cầu có thể hạ nhiệt trong năm 2023 cũng có thể giúp Việt Nam giảm bớt áp lực lạm phát; đồng thời, giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát năm 2023…

Bộ Tài chính cũng đưa ra ba kịch bản lạm phát quý 2 và các tháng còn lại của năm 2023. Theo đó, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,9 - 4,8%. Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,8% - 4,8%. Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 4,3 ± 0,5%.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu kịch bản CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,52% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.

CHỦ ĐỘNG KỊCH BẢN ỨNG PHÓ


Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Hồng Minh, cho biết các công trình đầu tư xây dựng lớn đang được triển khai mạnh nên giá các loại vật liệu chưa được ổn định.

Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trên là do nguồn cung không đủ cầu, mỗi địa phương có công bố giá khác nhau nên khó kiểm soát hơn. Cùng với đó, giá thép đầu năm có tăng nhẹ nhưng do cửa khẩu mở cửa nên vẫn ở mức thấp; xi măng có xu hướng giảm do cung lớn hơn cầu, xuất khẩu mặt hàng này cũng gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Do đó, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục theo dõi để cập nhật tình hình và có những giải pháp phù hợp.

Trong khi đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà, cho biết giải pháp ưu tiên hiện tại vẫn phải duy trì việc tăng lãi suất để tiếp tục kiềm chế lạm phát.

Trong đó, cần lưu ý đến ba giải pháp quan trọng là (i) quản lý đầu vào giá cả không bị tác động lớn; (ii) cân đối dòng tiền, hàng hóa, đảm bảo an sinh xã hội; (iii) truyền thông hợp lý, nhằm đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, thời gian qua, giá vận tải hành khách và hàng hóa vẫn ổn định trước nhiều tác động là một trong những chỉ số đáng ghi nhận trong công tác điều hành giá.

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, một trong những giải pháp hữu hiệu thời gian tới là tăng cường vai trò quản lý nhà nước ở các địa phương về vấn đề giá. Thời gian qua, các địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Bình… đã vào cuộc kiểm tra vấn đề kê khai, niêm yết giá rất tốt.

p-ttg1.jpg

Phó Thủ tướng đề nghị xây dựng các kịch bản từ đó có giải pháp điều hành giá phù hợp.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương kiên quyết điều hành giữ lạm phát theo mục tiêu đề ra, phấn đấu thấp hơn kế hoạch đề ra.

Theo Phó Thủ tướng, dự báo thời gian sắp tới, tình hình thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, do đó, cần phải chủ động, nắm bắt tình hình, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ từng bộ, ngành, Bộ Tài chính tổng hợp, chủ động tham mưu Chính phủ các giải pháp kịp thời, hiệu quả.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước dần thay thế nguồn nhập khẩu.

"Đối với các mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động đề xuất các phương án, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế - xã hội, mặt bằng giá, để chủ động có phương án điều chỉnh giá hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt hàng giá thị trường", Phó Thủ tướng lưu ý.

Đối với chính sách tài khóa và tiền tệ, điều hành linh hoạt, chủ động; xây dựng kịch bản, các bộ, ngành cần rà soát số liệu, dự báo chính xác số liệu đầu vào để xây dựng các kịch bản từ đó có giải pháp điều hành giá phù hợp, nhất là các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như: xăng dầu, điện, giá dịch vụ y tế, giáo dục…

Trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, phối hợp với chính sách tài khóa và tiền tệ, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
Đan Thảo TP. Hồ Chí Minh cùng 32 bộ, cơ quan trung ương giải ngân với tốc độ "rùa bò" dưới 5% Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Phó Thủ tướng hối thúc Bộ Tài chính trình nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Bộ Tài chính lại nhắc nhở doanh nghiệp thanh toán lãi, gốc trái phiếu đúng cam kết Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giảm thuế VAT 2%: Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Tìm cách gia cố lại thị trường, Bộ Tài chính dự kiến vận hành sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ từ tháng 6/2023 Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giao hơn 2.200 tỷ vốn ngân sách trung ương cho Bộ Tài chính năm 2023 Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Bộ trưởng Tài chính: Giá sàn vé máy bay giúp tránh "hàng không chuyên nghiệp bị đánh bại bởi hàng không giá rẻ" Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Kêu khó khăn do phải minh bạch dòng tiền phát hành trái phiếu riêng lẻ, đại diện Bộ Tài chính nói gì? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Hết quý 1/2023, có 30 bộ và cơ quan trung ương chưa giải ngân vốn đầu tư công Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Cử tri đề xuất niêm yết giá nước mắm, dầu ăn, thuốc thiết yếu, Bộ Tài chính phản hồi ra sao? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Hai tháng chống thất thu hơn 2.600 tỷ đồng, Bộ Tài chính lên danh mục đối tượng thanh kiểm tra trong năm nay Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Cử tri lo giá cả tăng vọt trước giờ tăng lương, Bộ Tài chính nói gì? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Thu ngân sách 4 tháng đầu năm toàn ngành hải quan giảm 18% Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Ngành thuế ứng dụng công nghệ ngăn rủi ro về thuế, tăng thu ngân sách Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Tham vọng kết nối vạn nhu cầu của “ông lớn” ngành tiêu dùng Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Năm 2023, Techcombank điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỉ đồng, top đầu toàn ngành về CAR và vốn chủ sở hữu Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Công nghệ đã giúp nâng tầm trải nghiệm trong ngành bảo hiểm nhân thọ như thế nào? Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Ngành thuế ráo riết phòng chống gian lận về hoá đơn điện tử Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Theo sát thông tin 70.000 đơn vị bán hàng online, ngành thuế yêu cầu kê khai trung thực Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Giải pháp ưu việt dành cho ngành Dược từ BIDV Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Thu ngân sách ngành thuế tháng 2 sụt giảm, nhiều địa phương thu thấp Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Nam A Bank đồng hành cùng khách hàng phát triển kinh tế qua nhiều hoạt động ý nghĩa Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo BIDV báo lợi nhuận trước thuế quý 1/2023 tăng 58% so với cùng kỳ, nợ xấu năm 2022 chỉ 0,96% Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Eximbank hợp tác toàn diện cùng Đại học Kinh tế TP.HCM Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Thanh Hóa: Thu ngân sách 3 tháng đầu năm hơn 10.000 tỷ, giảm 20% so với cùng kỳ Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Tích góp siêu linh hoạt với lãi suất ưu đãi cùng Sacombank Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Ngân hàng Nhà nước cùng lúc ban hành 5 quyết định giảm lãi suất Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Vàng tụt giá vì cổ phiếu, đồng USD và lợi suất trái phiếu cùng tăng Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Ngân hàng Bản Việt thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện mua cổ phiếu Tài Chính - Ngân hàng 0
Đan Thảo Doanh nghiệp phải minh bạch hơn và có trách nhiệm đến cùng với nghĩa vụ nợ trái phiếu Tài Chính - Ngân hàng 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top