Đòi quyền trượng giải trình

VnExpress

Thành viên mới
Sau này, khi chuẩn bị cho lễ tốt nghiệp và nhận bằng tiến sĩ tại một đại học ở Mỹ, tôi vẫn háo hức như xưa bởi biết chắc mình sẽ được dự một lễ tốt nghiệp hoàn toàn khác. Nhưng vì lý do cá nhân, phải về nước gấp nên tôi đã không thể tham dự. Đến nay, đây vẫn là tiếc nuối rất lớn của tôi, nhất là khi xem lại hình ảnh được nhà trường và bạn bè chia sẻ.

Khung cảnh lễ tốt nghiệp tại hai trường đại học ở hai nước đều diễn ra rất trang trọng. Điểm chung là trong tiếng nhạc nhẹ nhàng nhưng đầy hứng khởi, sẽ luôn xuất hiện hình ảnh các giáo sư đáng kính ngồi ở những dãy ghế đầu. Dẫn đầu hàng dài giáo sư là một người cầm biểu tượng. Dưới hội trường có đông đảo sinh viên với nhiều màu áo, đại diện cho các bậc học khác nhau. Tươi vui, rạng rỡ và tất cả đều gợi lên sự trang trọng, xúc động khó tả.

Sau những thủ tục lễ nghi và lời chúc mừng ngắn gọn của lãnh đạo trường là phát biểu cảm tưởng của đại diện thầy, cô giáo cùng sinh viên các bậc học. Không gian như lặng đi để lắng nghe những chia sẻ xúc động từ các thầy, cô đã trực tiếp giảng dạy, và đến hôm nay được chứng kiến thành quả lao động của mình. Thầy, cô cũng không quên gửi gắm kỳ vọng sinh viên sẽ thành công trên bước tiếp theo trong cuộc đời.

Sinh viên được đại diện phát biểu thường là những người đạt kết quả xuất sắc. Rất nhiều người xúc động đến phát khóc, khiến bài phát biểu thường bị ngắt quãng. Nhưng luôn có những màn vỗ tay không ngớt để động viên họ. Tôi ít thấy một không gian nào có thể truyền cảm hứng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập, cùng giá trị của tri thức đến như thế. Đây cũng là không gian không thể ý nghĩa hơn để sinh viên cùng người thân tíu tít chụp hình, lưu lại một bước ngoặt của cuộc đời.

Lễ tốt nghiệp - thời điểm tuyệt vời nhất để tôn vinh tri thức - xứng đáng được tổ chức trang trọng nhất.

Với ý nghĩa đó, lễ tốt nghiệp tại trường Đại học Kinh tế, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội không đáng bị soi mói tiểu tiết, càng không đáng phải giải trình hay báo cáo.

Tôi tự hỏi, họ có thể giải trình gì khi không có biểu hiện nào vi phạm các quy định của nhà nước về cách thức tổ chức, phục trang hay phụ kiện. Quyền trượng - thứ "lạ mắt" với nhiều người, bị quy kết là biểu hiện "lai căng" - thực ra là sự thể hiện quyền lực của tri thức, sự liêm chính, uy nghiêm trong khoa học, vốn đã được nhận biết rộng rãi trên thế giới.

Trong khi người lớn và người ngoài phán xét, sinh viên trường phần lớn đã rất phấn khích, và háo hức, xúc động như tôi của bảy năm trước đây. Xét về ý nghĩa "truyền cảm hứng và tạo nên một sự kiện trang trọng cho người học", trường suýt nữa đã đạt mục tiêu (nếu không có sự gièm pha của cộng đồng).

Thế hệ chúng tôi từng dự những lễ tốt nghiệp đại học rập khuôn đến nhàm chán. Cũng có những lời chúc mừng, cảm ơn, và phát bằng nhưng không gian đơn giản quá. Vì đơn giản quá nên khó tạo cảm hứng, sinh viên đến dự rồi nhanh chóng ra về. Ấn tượng đọng lại là rất ít nên cũng khó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thành một bậc học quan trọng trong đời.

Muốn thay đổi phải dám tạo ra cái mới. Sự sáng tạo nào cũng có thể gặp phản ứng đa chiều từ xã hội. Điều quan trọng là nhà trường cần lắng nghe các luồng ý kiến, phân tích thấu đáo các quan điểm khen hay chê; trên cơ sở đó, điều chỉnh chi tiết cho phù hợp với bối cảnh. Chẳng hạn, trường có thể tiết chế bớt những màu sắc quá rực rỡ, để đỡ gây cảm giác diêm dúa, phô trương không cần thiết. Nếu quan sát lễ tốt nghiệp của các đại học trên thế giới, sẽ thấy các màu trầm xuất hiện nhiều hơn như xanh nước biển, xanh đen, đỏ sậm...

Tự chủ đại học là khái niệm được bắt gặp thường xuyên trong các nghị định, văn bản về đổi mới giáo dục. Nhưng tôi tự hỏi, các đại học sẽ "dám" tự chủ, đổi mới đến đâu khi chỉ một thay đổi nhỏ, mang tính hình thức trong ngày lễ tốt nghiệp cũng hứng chịu sự phán xét, quy chụp của cộng đồng và yêu cầu giải trình của cơ quan chủ quản, chỉ vì "nhiều ý kiến thể hiện sự không đồng tình với trang phục".

Trường đại học nên hướng tới trở thành không gian của tư duy sáng tạo và những thử nghiệm mới lạ, thay vì chỉ đóng khung trong những khuôn mẫu cũ.

Nguyễn Văn Đáng
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
Võ Nhật Vinh Giáo viên đi 'đòi nợ' Góc Nhìn 0
V Quyền được sai Góc Nhìn 0
H Quyền được chọn lại Góc Nhìn 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top