Kiến thức về Team Work

jimmydang

[♣]Thành Viên CLB
Trong tiến trình phát triển của xã hội hiện nay, "Team work" hay "Làm việc theo nhóm" đã trở thành một đều tất yếu ở nhiều lĩnh vực, nhiều công ty. Điều đầu tiên mà mình muốn nói là nguyên nhân khiến " Team work" ngày càng trở nên phổ biến:

+ Trong khi làm việc chắc chắn sẽ có những dự án mà không chỉ có kiến thức của một ngành mà là sự tập trung của nhiều nghành. Vì vậy, việc tập hợp mọi người ở các chuyên nghành khác nhau cùng làm việc là vô cùng cần thiết.
+ Làm việc nhóm đúng cách sẽ làm tăng nhanh tiến độ công việc, mang lại hiệu quả cao hơn và lượng thời gian ít hơn so với làm việc độc lập.
+ Giảm bớt căng thẳng, stress nhàm chán cho người làm việc.


Trong làm việc nhóm điều tất yếu xảy ra là mâu thuẫn, mâu thuẫn có thể lớn hay nhỏ. Với một một có kinh nghiệm làm việc nhiều với nhau thì mâu thuẫn có thể được giải quyết nhanh chóng. Nhưng với những nhóm mới mà các thành viên chưa thực sự biết nhau nhiều, hay có những cá nhân tính cách dễ xung đột nhau thì sao? Vì mâu thuẫn là nguyên nhân dẫn đến làm việc nhóm kém hiệu quả.
Tham khảo bài viết của Vieclambank:
Trong một nhóm làm việc, mỗi người mỗi tính khác nhau nên rất khó hòa hợp, vì vậy, để cùng nhau hợp tác vui vẻ và làm việc có năng suất cao phụ thuộc rất nhiều vào các thành viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng.

Các giai đoạn trong làm việc nhóm:
- Hình thành: đây là giai đoạn các thành viên gặp gỡ, làm quen và tìm hiểu lẫn nhau. Các thành viên nên trực tiếp và thẳng thắn.
- "Bão tố": các mâu thuẫn, khó khăn, tranh cãi bắt đầu "ló dạng". Đây là lúc người trưởng nhóm thể hiện khả năng quản lý của mình: bạn nên thông cảm, hiểu biết và công bằng.
- Định hình: mọi vấn đề đã được giải quyết, các thành viên trong nhóm cũng đã hiểu được tính cách, khả năng của nhau. Người trưởng nhóm nên khuyến khích, hỗ trợ.
- Hoàn thiện: các thành viên hiểu và thông cảm lẫn nhau, làm việc "ăn ý" và hiệu quả công việc được nâng cao. Người trưởng nhóm lúc này nên ghi nhận và cổ vũ.

Xử lý trong giai đoạn "bão tố":
Đây là giai đoạn khó khăn nhất, đòi hỏi kỹ năng quản lý và giải quyết vấn đề của nhóm trưởng. Bạn nên tìm hiểu rõ ràng nguồn gốc của mâu thuẫn, khó khăn, phân tích kỹ càng những "tảng đá chắn đường", suy nghĩ tìm ra cách xử lý chứ không nên bới móc lỗi lầm và "bàn ra".
Đối với các thành viên trong nhóm, nên nhận trách nhiệm về phần việc của mình, mở lòng đón nhận những lời khuyên và cố gắng vượt qua những cái gì gọi là cá nhân để hòa mình vào tập thể.
Trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn, nếu các thành viên quá căng thẳng, các bạn nên có khoảng thời gian nghỉ giải lao để các nhân viên "nguội" lại bớt, và bình tĩnh hơn để có cách xử trí sáng suốt hơn. Các bạn nên chia sẻ cảm xúc, tôn trọng ý kiến, tránh trường hợp đổ lỗi cho nhau.
Sau khi mâu thuẫn đã được giải quyết, các bạn nên có một cuộc họp nhỏ nhằm rút kinh nghiệm để không tái phạm lần sau.


Vào lại khuôn khổ:
Sau mỗi lần "trật đường ray", người trưởng nhóm nên đưa ra những quy định mới và yêu cầu sự đồng thuận và chấp hành của các thành viên trong nhóm.
Mỗi khi có một dự án thành công, các bạn nên dành ra một khoản quỹ để tổ chức tiệc chúc mừng hoặc có những dịp "team-building", đây là lúc ghi nhận công sức các thành viên trong nhóm và cổ vũ tinh thần làm việc của cả đội.

 

Bình luận bằng Facebook

Top