KINH TẾ KHÓ KHĂN TÌNH NGHĨA BẠC?

file.png


Mình có đứa em nó than rằng, hình như kinh tế khó khăn tình nghĩa bạc…

Mà năm nay kinh tế khó khăn thiệt. Ngoài chuyện quá trời vụ lừa đảo khắp cõi ta bà thì ở trong đời thường này người ta dường như cũng đâm ra khó chịu, hung dữ, tính toán nhỏ nhặt và mất hết tình người. Có người đó giờ đang chill chill, tính nết cân bằng giờ bỗng dưng đụng chuyện chút xíu cũng xù lông xù cánh. Có người tự nhiên mất trí, chỉ nhớ lợi ích riêng mình, quên hết lợi ích của bất kỳ ai khác. Chuyện lừa đảo trở thành lẽ đương nhiên. Lại có người chỉ vì chút lợi ích bản thân mà trở nên vô thức, đến thứ lịch sự cơ bản nhất của kẻ làm người là đối xử tôn trọng ở level zero với người đối diện dường như cũng không lĩnh hội. Và có rất nhiều người, dường như áp lực đến mức không còn kiểm soát được bản thân, phản ứng một cách vô minh và bản thân không hề nhận ra mình đang rất “bất thường”….

Hiện tượng là như vậy, nhưng ta có nên trách móc người đời hay hoàn cảnh hay không?

Sự phô diễn tự nhiên​


Tôi nói với đứa em rằng, thật ra thì khi một xã hội thiếu đi nền tảng đạo đức vững chắc từ đơn vị cá nhân và gia đình thì, trước sau gì xã hội đó cũng loạn, cũng toxic - độc hại và sẽ có lúc phát bệnh. Khi mọi thứ dễ dàng, kinh tế thoải mái, cuộc sống còn vui vẻ và giải trí thì không có chuyện gì xảy ra. Khi mọi thứ khó khăn, kinh tế suy thoái, cuộc sống trở nên gian khó, gập ghềnh thì, bạn bắt đầu nhìn thấy true colors - sắc màu thật. Sắc màu thật vẫn luôn ở đó, như thuốc độc nhuốm vào từng tế bào, âm ỉ, lẳng lặng lan ra khắp cơ thể. Chỉ có điều, vì điều kiện bên ngoài còn thoải mái nên nó chưa bị ép đến tận cùng. Một khi điều kiện bên ngoài trở nên áp lực, khó khăn, nghiệt ngã thì nó bèn trỗi dậy, và rồi, như tất cả chúng ta đã thấy qua diễn biến xã hội năm qua, tất cả những sự xấu xa, độc ác, hư hoại nó bị đẩy lên trên bề mặt, phun trào như núi lửa, và show hết những góc mặt tối tăm nhất của nó.

Chuyện này không phải lỗi của ai, vì có vài người nhận ra nhưng số đông là không biết. Họ chỉ đơn giản sinh ra, lớn lên trong xã hội thiếu nền tảng đạo đức vững chãi nên bản thân bị muối chua trong đó lúc nào cũng không biết. Với họ, đó là môi trường tự nhiên, là lẽ đương nhiên, thường tình, vì họ không biết điều gì khác hơn trạng thái như thế cả. Ai may mắn, được sinh ra trong gia đình có nền tảng đạo đức truyền thống thì may mắn được lĩnh hội cách hành xử rất khác. Ai kém may mắn hơn, hồn nhiên lớn lên trong sự tưới tẩm của những ảnh hưởng độc hại thì bản thân cũng không biết mình đang như thế. Rồi nó trở thành tâm tính, thói quen, lối hành xử mà họ cho là bình thường trong xã hội loạn cào cào một cách rất bình thường.

Kinh tế khó khăn, đó chỉ là điều kiện cần để sự độc hại bắt đầu phát huy tác dụng. Và những gì chúng ta thấy, đó cũng chỉ là sự phô diễn tự nhiên của bao xấu xa vẫn âm ỉ bấy lâu. Đừng ngạc nhiên, vì đó là sự phát triển tất yếu của xã hội trong hoàn cảnh đầy áp lực. Và cũng đừng nên trách cứ người đời, vì có khi chính họ cũng không biết về chuyển động vĩ mô này của xã hội. Có khi, ta nên học cách thấu cảm, thông cảm, bao dung hơn với đời khi thế giới bên ngoài mỗi lúc một khó khăn hơn.

Áp lực & phản ứng thiếu kiểm soát​


Con người sinh ra, não vốn đã được cấu trúc theo hướng bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm đang rình rập xung quanh bằng cách bắt tín hiệu và phản ứng tự vệ một cách tự động, bypass - bỏ qua ý định và ý kiến chủ thề. Với cơ cấu này, vì vậy, khi áp lực xuất hiện, khi não cảm thấy có rất nhiều thứ đang tác động tiêu cực đến bạn, khiến bạn lo lắng bất an, sợ hãi, tuyệt vọng thì, nó sẽ kích hoạt chế độ tự động để bảo vệ, và vì thế người ta phản ứng một cách thiếu kiểm soát. Có tự chủ được đâu mà kiểm soát. Bạn đang vận hành theo chế độ auto-pilot - tự động không cần phi công mà. Khi bạn không còn là phi công trong chuyến bay của chính mình thì, hệ thống nó kích hoạt sao mình phản ứng vậy, một cách hết sức thiếu nhận thức, vô minh, không có chủ ý gì ở đây cả, dù điều đó hoàn toàn trái với nhận thức của cá nhân bạn trước nay.

Again, đây cũng là phản ứng bình thường trong hoàn cành nguy kịch, và suy thoái kinh tế là một nguy kịch ảnh hưởng đến sự tồn tại của mỗi người, mỗi nhà. Do đó, họ phản ứng vô minh thế cũng là chuyện thường tình. Nếu là người có hiểu biết bạn sẽ không đi giận dỗi tím mặt và ghét hận làm gì. Chính họ còn không biết mình đang vô minh kia mà. Thành ra, trong đoạn này mình sống bao dung chút, nhìn sâu hiểu rõ chút để bớt phản ứng lại, lặng lẽ hành xử sao cho chuyện to hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không là OK. Sân hận làm chi cho mệt.

Làm gì để quản trị cảm xúc trong giai đoạn khó khăn?​


Khó khăn thì cũng khó khăn rồi, và cả năm sau cũng thế, không tránh được. Vậy không lẽ mình cứ để mặc cho môi trường bên ngoài nó dẫn dắt và làm khó mình? Có cách nào khác hay không?

Thật ra trong những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện khó khăn kiểu như vầy thì cách tốt nhất là giữ bình tĩnh, nhìn thấu đáo sự tình để có cách xử lý thông thái. Tôi ít xài chữ thông thái nhưng nay phải lôi nó ra, vì chỉ khi ta thấu hiểu nguyên lý duyên khởi, chuyện này xảy ra thì đương nhiên ảnh hưởng, tác động chuyện kia, thì ta mới nhìn rõ tận cùng gốc rễ của vấn đề và có giải pháp phù hợp nhất. Vấn đề trong điều kiện bình thường đã không thể giải quyết từ ngọn, dù đôi khi không áp lực quá thì sơ sài chút, ngọn ngành chút cũng không sao. Nhưng một khi tình thế đã nghiệt ngã, gập ghềnh rồi thì vết thương nào cũng không còn chỗ đắp. Muốn giải quyết, thì phải nhìn rõ đến ngọn nguồn của việc tại sao vết thương lại sinh ra, rồi tìm cách trị từ gốc mới thôi. Được vậy thì mọi thứ sẽ bền vững hơn, bình an hơn là lao xao đắp đổi trên bề mặt.

Chưa bao giờ mà quản trị bản thân và quản trị cảm xúc lại quan trọng đến như vậy. Thời thế càng khó khăn, ta càng phải học cách quản trị tốt nhất bản thân mình, trong đó có quản trị tốt cảm xúc của chính mình, để không vướng vào chuyện phản ứng vô minh, thiếu kiểm soát mà ân hận về sau. Hai khoá học này tôi cũng đã soạn sẵn cho các bạn trên blog, hoặc click vào link dưới đây để bắt đầu hành trình học hỏi và rèn luyện của mình nhé.

Self-management - Quản trị bản thân: https://www.nguyenphivan.com/challenge-page/ff35a37e-04ba-4df4-b926-95a2b615e376

EI @ Work - trí tuệ cảm xúc cho người đi làm: https://www.nguyenphivan.com/challenge-page/600a5d92-f21b-48e6-856e-35a8edb767fe

Kinh tế khó khăn tình nghĩa bạc? Cũng không hẳn. Chẳng qua những gì chúng ta thấy trên bên mặt là sự diễn tiến tất yếu của vạn sự đã khởi từ khi nào rồi. Việc của ta là học cách bình thản ngắm nhìn sự đời, quản trị tốt bản thân, tìm ra lời giải thông thái cho từng vấn đề, rồi lặng lẽ hoá giải nó. Thế thôi!

Nguyễn Phi Vân
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
N Nhượng quyền - ngành bùng nổ trong khủng hoảng kinh tế Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N TOP 10 KỸ NĂNG KINH DOANH QUAN TRỌNG NHẤT NĂM 2024 Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N GenZ kinh doanh nhượng quyền. Tại sao không? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
Trần Mít [KN] Kỹ năng lên xuống cầu thang và thang máy trong kinh doanh? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 2
E [KN] Sách vở-Kinh nghiệm-KNS Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 3
N Kiếp tử tế Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Vía tử tế Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N LÀM GÌ TRONG THỜI CÁI GÌ CŨNG KHÓ? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N GIAO TIẾP HIỆU QUẢ KHÔNG KHÓ Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N NHỮNG CÂU HỎI KHÓ CẦN TỰ HỎI NẾU MUỐN PHÁT TRIỂN BẢN THÂN Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N KHI MUỐN TRẦM CẢM VÌ ĐỜI LÀM KHÓ… Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N CHỈ VUI THÔI MÀ THẬT KHÓ Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
Nguyễn Hoạt Vấn đề nhỏ mà khó chịu !@#><! Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 2
bachtuocdo [KN] Câu hỏi khó: Vì sao phải thay đổi? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 6
T [KN] Khó khăn khi đi làm ! Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 11

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top