[KN] Phải chăng "lời chào cao hơn mâm cỗ"?

Mr[K]id

Thành viên mới
Mấy tháng trước, phòng mình có hỗ trợ 1 nhóm tình nguyện viên tổ chức 1 dự án tình nguyện. Các bạn được phép sử dụng phòng họp của phòng để làm việc tuy nhiên chính các bạn ấy đã làm xấu đi hình ảnh của người tình nguyện viên: Cười nói ồn ào trong văn phòng, gặp cán bộ văn phòng không biết chào hỏi,... và hậu quả là sếp mình quyết định không hỗ trợ nhóm đó nữa vì nghi ngờ tính thành công của dự án khi tư cách những người thực hiện không được tốt. Dưới đây là 1 bài viết trong email sếp gửi cho mọi người trong phòng sau sự việc trên, mình gửi lên đây để nhà mình cùng suy ngẫm.

loi-chao-ong-ba-cha-me.jpg


Lời chào của em

Sáng tác: Nghiêm Bá Hồng

Đi đến nơi nào lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước con đường bớt xa
Lời chào thành quà khi gặp các cụ già
Lời chào thành hoa nở vui trên đường xa
(. . . . . . . . . . . . . . ra bao điều tốt)

Lời chào của em.. là cơn gió mát
Mang theo tiếng hát.. mỗi sớm từng chiều
Lời chào của em.. là cơn gió mát
Nên dẫu đi đâu.. em cũng mang theo.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Từ xa xưa dân ta đã có câu "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Thật vậy. Người Việt Nam ta rất quý trọng lời chào. Thế nhưng, giờ đây nhiều người đã đánh mất nét văn hoá đáng quí này.

Từ ngày nước ta mở trường dạy học thì trường nào cũng giương cao khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” làm phương châm đào tạo. Người có học là người biết đi thưa về hỏi.

Lời chào là “phương tiện” tình cảm mở đầu cho việc làm quen với người lạ. Với người quen, lời chào làm tăng thêm tình cảm gắn bó mật thiết với nhau. Giận nhau lâu ngày nếu “đối phương” đã mở lời chào là đã có ý muốn hòa giải giữa hai người. Người nhỏ tuổi đi ra đường gặp người lớn tuổi phải cất lời chào trước. ở trong nhà, con cháu phải chào ông bà, cha mẹ trước khi đi học, đi làm và khi trở về. Mỗi lần chào các cháu còn khoanh tay rất lễ phép. Nét đẹp này hiện nay ở một số nơi còn giữ được, nhất là ở miền Nam. Những năm gần đây số người biết chào hỏi ngày càng giảm, kể cả người lớn lẫn trẻ con; trong đó có cả học sinh, sinh viên. Họ cho đó là chuyện vặt, chuyện nhỏ không việc gì phải chào hỏi mất lời vô ích. Cất lời chào trước người khác hình như họ cảm thấy bị hạ thấp giá trị của mình. Đối với người trong nhà và người hàng xóm gặp nhau chan chát cả ngày việc gì phải chào hỏi, vẽ chuyện, vô ích! Có người thân quen đấy gặp nhau không cất lời chào nhưng ngay cả nhếch mép cười tỏ ý thân thiện cũng không, mặt mày cứ căng thẳng như “đâm lê”.

Gần đây, một cụ già 85 tuổi kể một câu chuyện cười ra nước mắt: “Hàng xóm tôi có một số cháu gặp người lớn không bao giờ chào hỏi. Có hôm đi ra cổng tôi gặp một cháu trai mặt mũi sáng sủa, tôi cất lời chào trước: “Ông chào cháu!”. Nghe tôi chào, cháu ngạc nhiên trân trân đứng nhìn, không nói gì. Tôi vừa đi qua thấy cháu chạy lại với mấy đứa bạn lớn tiếng: “Lão già thế mà ngoan! Lão vừa chào tao đấy”! Cả bọn ồ lên cười khoái chí. Nghe xong tôi đứng lặng người!

Lời chào, cứ tưởng đó là chuyện nhỏ, nhưng nó lại cao hơn mâm cỗ. Nó là một trong những nét đẹp truyền thống có ý nghĩa nhân văn của dân tộc ta, làm sao cố giữ gìn và phát huy nó, đừng để nó bị mai một. Mong rằng mọi người trong xã hội nhất là nhà trường và gia đình hãy quan tâm đến nó. Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ cũng nên vào cuộc khi chưa quá muộn!./.

Nhất Phương (báo TNVN)[/FIELDSET]
 
Last edited by a moderator:

anhtuan0423

Thành viên năng động
Phong tục thì đâu có sai hay cổ hủ lạc hậu. Đó là những giá trị văn hóa vô giá mà ông cha ta đã gìn giữ. Lời chào cao hơn mâm cỗ. Trong con người Việt Nam hay người Phương Đông nói chung, ắt hẳn ai cũng thích thú khi nhận được lời mời, dù là khó tính ta vẫn cảm thấy thân thiện.
 

tritai

[♣]Thành Viên CLB
Một chủ đề thú vị. Hình như những người trẻ đã mất thói quen này từ lúc nào rồi. Nó không những thể hiện sự kính trọng với người khác mà đồng thời cũng là thước đo nhân phẩm của người đó. Đừng để bị đánh giá chỉ vì một chốc cái cổ của ta cứng
 

Tom

[♣]Thành Viên CLB
Ngày xưa là thế, bây giờ thì sao? :metmoi:
 

bean

Thành viên
bây giờ thời đại công nghệ hóa rồi làm việc với máy tính điện tử quá nhiều làm con người ta gần như mất đi cách làm việc giao tiếp với nhau rồi! chúng ta cần để ý hơn tới đồng loại chứ! chúng ta đang sống trong một xã hội mà!
 

Today Education

Tài Trợ Học Bổng
1 hành động giao tiếp căn bản nhưng thời đại này nhiều người quên nó quá :lanh:
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
N SAO PHẢI BUỒN VÌ CHUYỆN CỦA NGƯỜI TA? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N EM SỢ HÃI KHI PHẢI LÀM VIỆC GÌ QUÁ SỨC Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N NHƯỢNG QUYỀN – CÓ THỂ NHANH NHƯNG PHẢI RẤT BÌNH TĨNH Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N SỰ NGHIỆP NGHĨA LÀ PHẢI LUÔN VỚI TAY VỀ CƠ HỘI? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N BẠN CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI CÓ TƯ DUY ĐÓNG? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Chân thật cũng phải học… Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N XÃ HỘI CÀNG TỆ, CÀNG PHẢI CÙNG CON HỌC LÀM NGƯỜI? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
ngloan Trang điểm có phải là một kỹ năng quan trọng cho phái nữ? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 40
E [KN]HÀ NỘI - học kĩ năng mềm ở đâu? có phải các bạn thắc mắc chỗ này Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 8
T [KN] Kỹ năng mềm phải thật cứng, kỹ năng cứng phải thật mềm. Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
dothanhvietquynhon [KN] Tại sao phải rèn luyện Kỹ năng sống cho HSSV? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 5
bachtuocdo [KN] Câu hỏi khó: Vì sao phải thay đổi? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 6
T [KN] Lời khuyên cho bạn trẻ vào đời Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top