[KN SINH HOẠT] Kỹ năng tổ chức trò chơi

Justin Ha

Hạt giống đâm chồi
1. Quản trò là người quan trọng nhất:

Nội dung trò chơi hay người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò không biết cách tổ chức trò chơi thì cuộc vui chơi tập thể sẽ kém phần hấp dẫn và khó thành công. Vì vậy rèn luyện kỹ năng quản trò là một vấn đề hết sức quan trọng đối với người cán bộ thanh niên ở cơ sở.

1.2. Biết cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với trò chơi:

Khi chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải quan sát trạng thái tâm lý, niềm say mê nhiệt tình của người chơi, từ đó lựa chon những trò chơi cho phù hợp. Hãy chọn những trò chơi đơn giản mà mọi người đều có thể dễ dàng thực hiện. Khi người chơi đã nhập cuộc thì tiếp tục đưa vào những trò chơi đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn. Cũng cần có những trò chơi hay dành cho phần kết thúc để người chơi có cảm giác "thòm thèm" muốn chơi nữa.

1.3. Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏ, hài hước, hấp dẫn:

Điều kiện để cuộc hơi thành công là người chơi muốn chơi, nắm vững luật chơi, tự nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trò chơi.

Vì vậy, trước hết cần dùng những lời nói ngắn gọn, hài hước, dí dỏm giới thiệu tên trò chơi, mục đích ý nghĩa của nó. Tiếp theo cần nêu rõ cách chơi và những "luật lệ” cần tuân thủ. Sau cùng là nêu trước ý định sẽ thưởng phạt những ai chơi tốt hay phạm luật.

Cần cho mọi người chơi thử một lần: "chơi nháp", sau đó tiến hành chơi thật và cử trọng tài bắt lỗi những ai phạm luật.

1.4. Biết điều hành trò chơi một cách linh họat, thông minh:

Dự kiến những tình huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý.

Quản trò phải di chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi, nhanh chóng phát hiện ra những người lanh lợi, họat bát, dí dỏm làm nòng cốt cho cuộc chơi.

Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo thực sự công bằng, bình đẳng, song vẫn vui vẻ, thoải mái và hào hứng.

Cuộc chơi bắt đầu từ những trò chơi đơn giản nhất và phức tạp lên dần. Biết dùng những trò chơi phụ làm "hình phạt" tạo điều kiện cho mọi người được thư giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời điểm (tốt nhất là vào lúc cao điểm) hay đã phân định thắng thua rõ ràng. Cố gắng duy trì một bầu không khí hoàn toàn thoải mái, thư giãn thật sự, không kể gì thắng hay thua.

1.5. Biết cách luyện tập tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò chơi:

Dáng điệu, cử chỉ của người quản trò phải gây được thiện cảm, tạo sự chú ý ban đầu, tạo nên sự gần gũi thân quen trong suốt cuộc chơi.

Tâm hồn trong sáng cởi mở toàn tâm toàn ý cho cuộc vui chung. Biết hành động, biết nói sao cho đúng lúc, đúng đối tượng, biết khích lệ tán dương sự cố gắng của mọi người nhằm bảo đảm hiệu quả giáo dục sâu sắc trong cuộc chơi.

Có bản lĩnh vững vàng, ứng xử nhanh nhẹn không cáu gắt, la mắng và sẵn sàng nhường "diễn đàn" cho những quản trò khác mà không mặc cảm.

Biết cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, nhanh chóng phát hiện và chỉ định quản trò cho phù hợp với từng trò chơi.

1.6. Biết tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị:

Qua quan sát những quản trò khác, người chơi trong cuộc rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân về vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức chơi và phong cách của người quản trò. Đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến nhận xét quan sát thái độ của người chơi để điều chỉnh những gì chưa hợp lí.

Quản trò cần thuộc và hát đúng một số những bài hát cộng đồng(đơn giản, dễ nhớ, dễ hát), để phục cho trò chơi.

Nên cần có cuốn sổ để sưu tầm, sáng tác trò chơi, những bài hát cộng đồng và những băng reo trong sinh họat tập thể.

1.7. Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn:

Khi có cơ hội phải mạnh dạn tham gia các cuộc chơi khác nhau, là người chơi tích cực, hăng hái, nhiệt tình trong các cuộc chơi. Phải xuất hiện đúng lúc, mạnh dạn thực hiện vai trò của mình một cách tự tin, gây ấn tượng, tránh đứng ngoài cuộc bình phẩm, chê bai người khác.

1.8. Những điều nên tránh:

Đưa ra trò chơi không phù hợp với tâm trạng mọi người, người chơi chưa nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, những trò chơi thiếu văn hóa, thiếu tính giáo dục.

Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay người thua, dễ gây nhàm chán.

Dáng vẻ qúa đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như là trọng tài của cuộc thi đấu thể thao.

Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật, người thua.

Kéo dài những động tác thừa làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Tự ái nóng nảy bỏ dở cuộc chơi khi bị xúc phạm hay bị người chơi chê trách.

 
Last edited by a moderator:

Justin Ha

Hạt giống đâm chồi
2. Làm thế nào để có nhiều trò chơi?

2.1. Sưu tầm trò chơi:


Mỗi cán bộ đoàn, hội nên có bộ sưu tập trò chơi theo thể loại: Trò chơi dân gian, trò chơi sinh họat tập thể và trò chơi thể thao từ các nguồn sau:

Các trò chơi đã được in thành sách.

Các trò chơi đã được in trong các báo chí và giới thiệu trên truyền hình.

Các tò chơi trong sinh họat cộng đồng mà bản thân được tham dự, được quan sát, sau đó ghi chép lại.

Các trò chơi được người khác phổ biến lại.

Tổ chức thi sưu tầm và điều khiển trò chơi:

Thông qua các buổi sh có thể tổ chức cuộc thi sưu tầm và điều khiển trò chơi phục vụ cho từng chủ đề nhất định. Sau đó chọn lọc biên tập lại, nếu có điều kiện thì tổ chức chơi mà mỗi trò chơi đều được người sưu tầm đứng ra làm quản trò.

2.2. Sáng tác trò chơi:

Tổ chức thi sáng tác trò chơi: Bằng phương pháp đã nêu trên có thể tổ chức cuộc thi sáng tác trò chơi trong cán bộ, đoàn viên, hội viên theo các hướng sau:

Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng đối tượng: ấu sinh , thiếu sinh , kha sinh

Sáng tác trò chơi theo chủ đề gắn với các ngày lễ lớn trong năm, gắn với các vấn đề dân số, sức khỏe, môi trường và sinh họat hàng ngày của các bạn trẻ.

Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng loại hình sinh họat như: Cắm trại , xuất du , thám du .....
Mỗi trò chơi khi sáng tác cần tuân thủ những qui định chặt chẽ: Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của trò chơi, đối tượng, số lượng người chơi, luật chơi và cách tổ chức.

Sau mỗi cuộc thi cần biên tập lại, bổ sung, sửa đổi và phổ biến cho mọi người thông qua chơi thử. Những trò chơi nào đạt yêu cầu cần đưa ngay vào bộ sưu tập.

Từ một trò chơi đã có, thiết lập nguyên tắc đưa ra nhiều trò chơi khác tương tự:

Trên thực tế có những trò chơi hay có thể phát triển thành nhiều trò chơi khác (là hệ qủa của nó) mà người chơi không cảm thấy bị trùng lặp. Bí quyết chính là ở chỗ tìm thấy nguyên tắc của nó rồi dựa vào từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để hình thành các trò chơi khác.

2.3. Sưu tập các mẩu chuyện vui, các câu đố:

Những mẩu chuyện vui, các loại câu đố dân gian hàng ngày là kho tư liệu qúy cho chúng ta trong điều hành cuộc chơi. Người quản trò nhất thiết phải có vốn đó để sử dụng khi cần thiết như làm thư giãn cuộc chơi, hay chuyển sang trò chơi trí tuệ( đố vui) hoặc trò chơi mang tính vui chơi giải trí (thi kể chuyện vui) v.v...

Ngoài những phương pháp trên có thể tận dụng mọi điều kiện, mọi lúc để ghi chép những kinh nghiệm, tư liệu của người khác mà mình bất chợt gặp hay những ý nghĩ xuất hiện trong đầu.

Nếu quan tâm thường xuyên đến những vấn đề trên bạn sẽ trở thành người quản tro ì"giàu có" - một hành trang không thể thiếu được của người cán bộ đoàn, hội hôm nay.

 
Last edited by a moderator:

Justin Ha

Hạt giống đâm chồi
3. Cách xử lý các tình huống bất trắc:

Điều khiển trò chơi cần phải có nghệ thuật. Nghệ thuật đó đòi hỏi ở khả năng xử lý tình huống thường diễn ra trong các cuộc chơi. Xin giới thiệu một vài kinh nghiệm xử lý các tình huống thường gặp.

3.1. Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý:

tình huống này thường gặp ngay cỏ trong các buổi sinh họat, hội họp của đoàn, hội. Để tạo sự chú ý ban đầu, quản tró có thể:

Thực hiện một số băng reo, "tràng pháo tay", "mưa rơi", "vỗ tay theo qui ước",...

Điếu khiển một trò chơi thông qua bài hát cộng đồng mà mọi người đều thuộc.

Dùng còi hay tiếng vỗ tay (tạo tiếng vỗ khác thường) để tập trung chú ý, sau đó thực hiện một vài trò chơi đơn giản.

Sử dụng một vài "hình phạt vui" để buộc những người khác phải cố gắng để không phạm luật.

Sử dụng nhóm "thành viên tích cực" ( ngay từ đầu đã trật tự chăm chú lắng nghe) làm nòng cốt cho một trò chơi đơn giản. Khi đó những người khác buộc phải dừng các "việc riêng" khác, "tò mò" quan sát, sau đó sẽ tự nguyện nhập cuộc.

Hát ngay một bài hát (không cần giới thiệu) rất tự nhiên và tỏ vẻ say sưa, từ đó tạo ra sự chú ý cho mọi người...

3.2. Không khí nặng nề trầm lắng, người chơi rụt rè, thiếu mạnh dạn:

Nếu thực hiện ngay trò chơi sẽ dễ dàng thất bại.

Nên bắt đầu bằng một "trò ảo thuật" hoặc kể một câu chuyện tiếu lâm.

Tiếp đó thực hiện một số trò chơi tương ứng.

Tăng dần liều lượng những trò chơi mang tính chất thi đua giữa các nhóm. Khi các nhóm đã vào cuộc để giành thắng lợi là bạn đã thành công.

3.3. Người chơi nhiệt tình nhưng có sự ganh đua mãnh liệt giữa các nhóm:

Đây là điều thường xảy ra, nếu như quản trò không có biện pháp xử lý thỏa đáng thì cuộc chơi có thể mất hết ý nghĩa.

Trước hết quản trò phải nhanh chóng phát hiện nguyên nhân. Thông thường là do luật chơi không chặt chẽ, quản trò thưởng phạt không công minh, người chơi khích bác chê bai nhau. v.v...

Sau khi phát hiện đúng nguyên nhân, quản trò công khai tuyên bố trước mọi người, rồi mới tiếp tục trò cũ hoặc chuyển sang trò mới và bắt đầu bằng những quy ước chặt chẽ, kín kẽ hơn.

Khi chia nhóm chơi nên cử trưởng nhóm và chọn một số trọng tài "công minh" không nằm trong các nhóm chơi.

Linh họat thay đổi trò chơi hay phương pháp điều khiển để tạo điều kiện cho nhóm nào cũng có thể thắng cuộc.

Khi cuộc chơi ở mức cao trào, có thể chuyển sang các hình thức khác tạo sự hòa hợp giữa các nhóm.

3.4. Người chơi mệt mỏi và bắt đầu tỏ vẻ chán chường:

Có nhiều nguyên nhân như: Trò chơi quá khó, cuộc chơi quá dài hay luật chơi bắt mọi người phải lặp đi lặp lại nhiều động tác đứng lên, ngồi xuống, chạy, đổi vị trí...; trò chơi đơn điệu không hấp dẫn hoặc không phù hợp. Từ những nguyên nhân cụ thể mà quản trò lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp. Nhung nói chung có thể chọn một trò chơi thật nhẹ nhàng hấp dẫn hay một bài hát tập thể để chẩm dứt cuộc chơi. Cũng có thể chuyển sang thực hiện những trò chơi trí tuệ như "Đố vui có thưởng", "Hát đối", hoặc "Kể chuyện vui".

3.5. Không khí trầm lắng thiếu sôi nổi:

Đây cũng là tình huống thường gặp trong các buổi họp mặt hay trên đường đi tham quan, dã ngọai. Trong trường hợp này nên sử dụng một số loại trò chơi như: "nối từ" (chia nhóm,, nhóm này nêu ra một từ, nhóm kia tìm từ khác nối vào sao cho hai từ đó có ý nghĩa, cứ vậy cho đến khi nhóm nào không tìm được thì thua. Ví dụ: màu xanh - xanh tươi - mát mẻ - mẻ chua -chua ngoa - ngoa ngoắt -...), "hát liên khúc", "hát nối", "đố vui", thi kể chuyện tiếu lâm,...

3.6. Người chơi đề nghị thực hiện những trò chơi ngoài dự kiến:

Trong trường hợp này người quản trò nhanh chóng khéo léo thực hiện đề nghị đó, xem như đó cũng là trò chơi được dự định từ trước (nếu quản trò hiểu rõ những trò chơi đó). Cũng có thể khéo léo giới thiệu ngay người đề nghị điều khiển trò chơi tập thể, khi đó mình đóng vai "quản trò phụ".
3.7. Chỉ định ai làm gì nhưng họ không thực hiện:


Muốn thoát khỏi tình huống khó khăn này có ba cách sau:

Thứ nhất, phát cho mỗi người một mẩu giáy trắng nhỏ. Người chơi với sự quen biết của mình trong tập thể sẽ ghi vào giấy của mình đề nghị ai đó làm một việc gì hợp với khả năng của họ. Quản trò thu lại và đọc từng mẩu giấy.

Thứ hai, dùng những trò chơi nhỏ để bắt lỗi. Những người bị phạm luật sẽ là những người buộc phải thực hiện một yêu cầu hợp lý của quản trò.

Thứ ba, quản trò chuẩn bị một số mẩu giấy trong đó ghi rõ yêu cầu phổ thông nhất: hát, kể chuyện, đọc thơ, cười, khóc... Sau đó chọn một trong các mẩu giấy gài vào một bông hoa. Cả tập thể hát một bài và bông hoa được chuyển từ người này sang người khác. Khi bài hát kết thúc, bông hoa ở trên tay ai thì người đó sẽ mở mẩu giấy đọc to cho mọi người biết và thực hiện yêu cầu ghi trên mảnh giấy đó.

3.8. Những người phạm lỗi không muốn thực hiện hình phạt của cuộc chơi:

Trong trường hợp này có thể vì hình phạt ngoài khả năng của người phạm lỗi, cũng có thể vì nhút nhát không dám thực hiện hoặc do quản trò không nghiêm minh phạt những người phạm lỗi trước đó. Vì vậy trước hết quản trò chọn những hình phạt dễ thực hiện, chọn những trò chơi phụ để phạt như: "phỏng vấn", "tìm người yêu", "tìm người chỉ huy" v.v...Nếu người phạm lỗi quá nhút nhát, có thể tiếp tục trò chơi khác để bắt lỗi tập thể và dùng hình phạt chung cho tập thể những người phạm lỗi, khi đó mọi người sẽ mạnh dạn thêm lên.

Ngoài 8 tình huống thường gặp nêu trên còn có nhiều tình huống khác cần xử lý kịp thời. Bí quyết thành công là ở chỗ người quản trò nắm vững tâm lí, nhu cầu của người chơi, thường xuyên rèn luyện kỹ năng quản trò và thu thập, phân loại các trò chơi, thực sự "ham chơi" khi cần thiết.
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Cảm ơn mi với loạt bài tâm huyết này. Ta sẽ thử cố gắng làm quản trò như mi ít nhất một lần. Ta có thể làm được mà, đúng ko?
Thật tiếc khi mi chưa kịp truyền nghề cho một đệ tử nào đó trong CLB. Sẽ nhớ những lúc mi cho chơi trò chơi lắm.
 

Mr[K]id

Thành viên mới
K đề nghị lúc nào rảnh cả lũ tập trung lên công viên vừa chơi trò chơi vừa tập làm quản trò tất nhiên là rủ chủ topic đi để học nghề trước khi ông chuồn :D
 

laobao

Thành viên năng động
cảm ơn các bạn đã đăng bài này..
rất hay và rất bổ ích..
điểm 10 cho chất lượng
 

4mat

Thành viên năng động
I. NGƯỜI HƯỚNG DẪN, ĐIỀU KHIỂN TRÒ CHƠI:

A. TÍNH CÁCH:

Người hướng dẫn không hẳn là một quản trò, cũng không phải là một hoạt náo viên mà là một nhà giáo dục. Cho nên ngoài khả năng tạo bầu không khí sinh động, vui vẻ cho tập thể, người hướng dẫn còn phải biết khai thác góc cạnh giáo dục của trò chơi. Muốn được như vậy, các bạn cần phải rèn luyện một số đức tính cũng như cần có một số điều kiện sau:

- Biết coi trò chơi như là một công cụ giáo dục, một việc làm đứng đắn.

- Thật tâm yêu mến trẻ và dễ dàng hòa nhập với họ.

- Bản thân phải vui vẻ, hăng hái thì mới lôi cuốn mọi người.

- Đã từng điều khiển trò chơi nhiều lần, có vốn liếng phong phú về trò chơi. Có sổ tay ghi chép phân loại trò chơi.

- Biết tường tận mọi biến thái của trò chơi và tiên liệu được mọi tình huống có thể xảy ra.

- Bản lĩnh vững vàng, tài năng đa dạng, ứng biến nhanh nhạy... và có thể biến tất cả các bài học thành trò chơi.

- Biết tự rút cho mình những bài học về những sai phạm, vấp váp hay thành công sau mỗi lần điều khiển một trò chơi.

- Buộc mọi người chấp hành nghiêm chỉnh luật chơi, nhưng cũng biết xem kết quả của trò chơi là “chơi”.

- Có một giọng nói to, rõ ràng, mạch lạc... để giải thích và điều khiển trò chơi.

B. PHƯƠNG CÁCH TÍCH LŨY VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH TRÒ CHƠI:

* Tự sưu tầm trò chơi thông qua:

- Sách báo tư liệu.

- Trực tiếp tham gia và các hoạt động.

- Trực tiếp tổ chức.

* Phát động phong trào sáng tác trò chơi bằng nhiều hình thức. Ví dụ như: Ngân hàng trò chơi, Kho tàng trò chơi,...

* Tổ chức các cuộc thi làm quản trò và thi làm quản trò giỏi.

Trò chơi ngàn đời là thế giới độc đáo của trẻ em, do vậy kho tàng trò chơi, sức sáng tạo trò chơi luôn luôn thuộc về trẻ em. Chúng ta, những người làm công tác giáo dục hãy đóng vai trò là người hướng dẫn giúp đỡ trẻ em qua trò chơi dần dần hình thành thói quen lao động, đầy sáng tạo và với tinh thần trách nhiệm cao cả.

C. CHỌN LỰA TRÒ CHƠI:

Chúng ta thường ít quan tâm đến việc chọn lựa trò chơi cho thật phù hợp với hoàn cảnh, mà cứ nhớ trò chơi nào là “xào” trò chơi đó, cho nên đôi khi gặp nhiều trường hợp lố bịch, phản giáo dục, quá thấp hay quá cao so với trình độ người tham dự...

Chúng ta nên chọn lựa trò chơi theo những yếu tố sau:

- Chọn lựa trò chơi theo độ tuổi

- Chọn lựa trò chơi theo giới tính

- Chọn lựa trò chơi theo trình độ

- Chọn lựa trò chơi theo số lượng người tham dự

- Chọn lựa trò chơi theo mục đích giáo dục, theo chủ đề sinh hoạt.

- Chọn lựa trò chơi theo kỹ năng tập thể (đã từng sinh hoạt, chưa quen sinh hoạt, quen biết nhau hay còn xa lạ...)

- Chọn lựa trò chơi theo tình trạng sức khỏe và tinh thần (hưng phấn, vui vẻ hay mệt mỏi, buồn chán...)

- Chọn lựa trò chơi theo sân bãi (trò chơi trong rừng, trò chơi trên sân cứng, trên bãi cát mềm, trò chơi dưới nước...)

- Chọn lựa trò chơi theo thời gian (ngày, đêm)

Ngoài ra, chúng ta cũng cần để ý đến các yếu tố thời tiết, ánh sáng, dụng cụ, khung cảnh, hoàn cảnh... Một trò chơi hay mà đưa ra không đúng lúc thì cũng tẻ nhạt, vô ích và đôi khi lố bịch, nhàm chán... Nhưng nếu đúng lúc, đúng hoàn cảnh... thì nó là một thang thuốc đại bổ.

(còn nữa)
 

thtuan

Thành viên mới
Xin cac bẠn ĐỀ xuÁt dÙm mỘt "kỊch bẢn" (trÒ hƠi, bÀi hÁt) cho mỘt mÀn ĐỐt lỬa trẠi trong khoẢng 1 tiẾng ĐỒng hỒ giÚp mÌnh.
 

KendyDat

Thanh viên kỳ cựu
Xin cac bẠn ĐỀ xuÁt dÙm mỘt "kỊch bẢn" (trÒ hƠi, bÀi hÁt) cho mỘt mÀn ĐỐt lỬa trẠi trong khoẢng 1 tiẾng ĐỒng hỒ giÚp mÌnh.
Đạt gợi ý bạn 2 bài hát sinh hoạt lửa trại vòng tròn nhé
1) Lửa trại đêm nay
2) Bài ca nhảy lửa
 

123zozo

Thành viên mới
Em xin cảm ơn, bài này rất bổ ích, những kỹ năng này giúp ích rất nhiều cho e!
 

Thuyanh5499

Thành viên mới
NGHIỆN GAME & WEBSEX là mối nguy hại hàng đầu hiện nay của TRẺ
Và CHẶN ĐỨNG mối nguy hại đó lại nhiệm vụ của VAPU
Phần mềm chặn web đen, game online hàng đầu hiện nay, với mức giá rẻ KHÔNG TƯỞNG ❗️❗️❗️
⚡ PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH
Trong độ tuổi còn tò mò mọi thứ, lại đang phải học tập trực tuyến do ảnh hưởng COVID, Internet đang mang đến mối nguy hại cho toàn gia đình Việt, bởi đây là nơi tập trung của Web đen, game bạo lực, nội dung đồi trụy hoặc các đường link độc hại,....
Trong khi bố mẹ hàng ngày phải đi làm, không thể kiểm soát được thời gian và hoạt động của con, thì PHẦN MỀM VAPU hoàn toàn có thể:
Chặn hơn 30.000 các loại trang web s*x, web độc hại, phần mềm tự động phát hiện và cập nhật link độc hoặc bố mẹ trực tiếp chặn link theo mong muốn
✨ Chặn chơi Game online
✨ Chặn Game Offline cài trên máy tính
✨ Chặn mạng xã hội, youtube (tuỳ chọn)
✨ Cài đặt truy cập máy tính, truy cập internet theo từng khung giờ
Ngoài ra, VAPU cũng kèm thêm tính năng lưu lại lịch sử trình duyệt và gửi báo cáo hàng ngày cho bố mẹ, nên gia đình hoàn toàn yên tâm có thêm một “người bạn đồng hành” an toàn và bảo vệ trẻ tuyệt đối❗️
Mức chi phí cực kỳ rẻ cho một phần mềm giúp "thanh lọc" sạch máy tính, để con chuyên tâm học hành, chỉ #42k/ tháng rẻ hơn bữa ăn sáng của gia đình.
>>> VAPU cam kết:
✔️ Dùng thử full chức năng miễn phí !
✔️ Cài đặt trực tiếp, hỗ trợ kĩ thuật 24/7 !
✔️ Hoàn tiền ngay nếu không hài lòng về sản phẩm !
Hãy Inbox ngay đề có được giải pháp bảo vệ con yêu của bố mẹ!

LIÊN HỆ NGAY:
Phần mềm bảo vệ và giám sát máy tính VAPU
Website: http://www.vapu.com.vn/vn/san-pham.html
Hotline: Mr. Thắng - 0983.815.978

D6E2481C-EF30-46D9-9EC8-0530F0706DD7.jpeg
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top