Thích và sợ
Ts.Phan Quốc Việt - Tâm Việt Group
Danh sách những nỗi sợ được khoa học ghi nhận ngày càng dài và có những nỗi sợ rất kỳ lạ. Ước tính, có đến 13% dân số người lớn trên địa cầu bỗng sợ một vài thứ gì đó trong một thời điểm nào đó của cuộc sống, hoặc sợ kinh niên. Theo các nhà khoa học, tất cả những nỗi sợ đều có nguyên nhân ở sự lo lắng. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi gặp căng thẳng hay nguy hiểm và thường được gọi là “phản vệ lẩn tránh hay đối kháng”. Khi ta sợ, adrenalin bơm nhanh qua thân thể, giúp ta đối phó với những gì đang đến. Ngoài nỗi sợ vì những điều hữu hình, con người ta còn sợ cả những điều vô hình như: sợ sự trách mắng, sợ thua thiệt, sợ mất những gì quen thuộc... Nỗi sợ vô hình đó thường đi kèm với những ham muốn, khi ta ham muốn một điều gì đó ta thường sợ không có được nó và khi có rồi lại sợ mất. Chính những nỗi sợ đó đã ngăn cản khiến chúng ta không hành động, không dám làm. Khi con người ta có càng nhiều thứ và có nhiều trách nhiệm xung quanh mình, người ta càng sợ nhiều hơn. Những nỗi sợ đó khiến bước đi của mỗi người trở nên ỳ ạch.
Không chỉ có vậy, mỗi khi làm một việc gì, với bản năng sinh tồn ta thường thấy ngay cái mất trước mắt như: từ chối bạn thì bạn trách, dậy sớm mùa đông thì lạnh, làm công việc chưa làm bao giờ dễ gặp rủi ro,.....Trong khi đó cái được thường không thấy ngay và nhiều khi không có sự chắc chắn. Chính vì vậy nỗi sợ mất lại càng gia tăng. Nhất là khi bước chân vào thực hiện một điều mới mẻ như việc tạo lập thói quen mới, làm công việc mới,... chúng ta sẽ phải đối diện với hai sự mất mát. Mất thứ nhất là mất đi những cái cũ, những gì đã gắn bó thân quen với ta. Mất thứ hai là sự vất vả cực nhọc khi bắt tay vào làm một cái mới. Ta phải là người rất dũng cảm mới chấp nhận được hai cái mất cùng lúc như vậy. Còn những người hèn kém thường không chấp nhật rủi ro và giữ nguyên trạng thái thoải mái đang có. Họ không biết rằng, sự thoải mái ấy không tồn tại mãi được. Sau một khoảng thời gian ngắn thì sự thoải mái đó sẽ chuyển sang nhàm chán vì nếu ta suy nghĩ và hành động như cũ ta sẽ nhận được kết quả thấp hơn cũ rất nhiều. Có thể việc hành động như cũ khiến ta thoải mái nhưng nó không gia tăng giá trị nhiều cho chính bản thân ta và người khác. Vậy làm sao để ta dũng cảm vượt qua được nỗi sợ mất khi thực hiện những công việc mới như vậy.
Động lực khiến con người cố gắng chính là kết quả mà công việc đó mang lại cho chính họ và những người khác. Có những người đã lựa chọn công việc mà họ ham thích và đam mệ, họ quên mọi thứ, hoặc dành rất ít thời gian cho những thứ không gia tăng giá trị nhiều (chạy đến với bọn bạn lớp cũ khoảng 20-30' rồi chạy ngay...). Họ tập trung làm những cái thích một cách tốt nhất và càng làm càng gia tăng nhiều giá trị, điều đó giúp họ cảm thấy sung sướng và không bị những nổi sợ trên ám ảnh. Họ đã vượt qua được nổi sợ của mình bằng lựa chọn những công việc mà họ ham thích và luôn hướng tới những gì họ sẽ được khi thực hiện công việc đó. Họ cũng vượt qua được nỗi sợ của mình bằng óc tưởng tượng rất tốt của mình, họ tưởng tượng tới những gì họ sẽ được khi làm công việc mới và những gì họ sẽ mất nếu duy trì trạng thái cũ. Và họ đã sáng suốt từ bỏ cái sợ để chọn làm cái thích, đó cũng là một sự đánh đổi. Và nhờ họ biết đánh đổi, vượt qua rủi ro ban đầu để dũng cảm làm những công việc lớn hơn, đã giúp họ thành công.
Con người khác con vật chính là ở sự lựa chọn. Ta có quyền lựa chọn những công việc gia tăng ít giá trị nhưng tốn nhiều thời gian và kết quả nó mang lại cho ta vô vàn những nỗi sợ, điều đó càng cản bước chân ta khi tiếp cận với những điều mới mẻ. Nhưng ta cũng có quyền lựa chọn những công việc ta ham thích và đam mê. Những công việc mà ta có nhiều cảm hứng để thực hiện nó, nó không chỉ mang lại cho ta nhiều giá trị mà còn giúp ta vượt qua những nỗi sợ. Công việc đó sẽ cho ta động lực để hoàn thành và mang lại kết quả mà ta mong muốn.
Nhưng vì sao vẫn có rất nhiều người không lựa chọn cái thích mà lại lựa chọn cái sợ. Đó là vì, có rất nhiều người quá trách nhiệm với những việc không cần trách nhiệm như vậy như việc đứng lại khi trên đường gặp một vụ tai nạn, hay đến chơi và chỉ nói chuyện với bạn trong cả buổi, bỏ việc đèo người thân đi chơi... Chính những điều đó đã khiến ta có thêm rất nhiều nỗi sợ, đến mức không còn chỗ để ta thích nữa. Nếu những lo lắng sợ hãi đó giúp ích cho công việc của ta và khiến cuộc đời ta tốt hơn thì ta cũng nên sợ. Nhưng thực tế cho thấy, ta chọn cái gì ta được cái đó, ta chọn nỗi sợ thì nỗi sợ càng ngày càng đè nặng lên ta. Chính vì vậy ta hãy chọn cái thích, ngày càng có nhiều cái thích đến với ta. Khi ta có trách nhiệm với lựa chọn của mình, có trách nhiệm với chính mình ta sẽ không quên trách nhiệm với người khác và với tổ chức. Ta cần biết rằng, với những cái ít giá trị chỉ cần trách nhiệm tối thiểu. Hãy dành thời gian và công sức của mình cho những điều mình ham thích và say mê, điều đó mới khiến ta trưởng thành và phát triển, cũng giúp ta đóng góp được nhiều nhất cho tổ chức và xã hội.
Ts.Phan Quốc Việt - Tâm Việt Group
Danh sách những nỗi sợ được khoa học ghi nhận ngày càng dài và có những nỗi sợ rất kỳ lạ. Ước tính, có đến 13% dân số người lớn trên địa cầu bỗng sợ một vài thứ gì đó trong một thời điểm nào đó của cuộc sống, hoặc sợ kinh niên. Theo các nhà khoa học, tất cả những nỗi sợ đều có nguyên nhân ở sự lo lắng. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi gặp căng thẳng hay nguy hiểm và thường được gọi là “phản vệ lẩn tránh hay đối kháng”. Khi ta sợ, adrenalin bơm nhanh qua thân thể, giúp ta đối phó với những gì đang đến. Ngoài nỗi sợ vì những điều hữu hình, con người ta còn sợ cả những điều vô hình như: sợ sự trách mắng, sợ thua thiệt, sợ mất những gì quen thuộc... Nỗi sợ vô hình đó thường đi kèm với những ham muốn, khi ta ham muốn một điều gì đó ta thường sợ không có được nó và khi có rồi lại sợ mất. Chính những nỗi sợ đó đã ngăn cản khiến chúng ta không hành động, không dám làm. Khi con người ta có càng nhiều thứ và có nhiều trách nhiệm xung quanh mình, người ta càng sợ nhiều hơn. Những nỗi sợ đó khiến bước đi của mỗi người trở nên ỳ ạch.
Không chỉ có vậy, mỗi khi làm một việc gì, với bản năng sinh tồn ta thường thấy ngay cái mất trước mắt như: từ chối bạn thì bạn trách, dậy sớm mùa đông thì lạnh, làm công việc chưa làm bao giờ dễ gặp rủi ro,.....Trong khi đó cái được thường không thấy ngay và nhiều khi không có sự chắc chắn. Chính vì vậy nỗi sợ mất lại càng gia tăng. Nhất là khi bước chân vào thực hiện một điều mới mẻ như việc tạo lập thói quen mới, làm công việc mới,... chúng ta sẽ phải đối diện với hai sự mất mát. Mất thứ nhất là mất đi những cái cũ, những gì đã gắn bó thân quen với ta. Mất thứ hai là sự vất vả cực nhọc khi bắt tay vào làm một cái mới. Ta phải là người rất dũng cảm mới chấp nhận được hai cái mất cùng lúc như vậy. Còn những người hèn kém thường không chấp nhật rủi ro và giữ nguyên trạng thái thoải mái đang có. Họ không biết rằng, sự thoải mái ấy không tồn tại mãi được. Sau một khoảng thời gian ngắn thì sự thoải mái đó sẽ chuyển sang nhàm chán vì nếu ta suy nghĩ và hành động như cũ ta sẽ nhận được kết quả thấp hơn cũ rất nhiều. Có thể việc hành động như cũ khiến ta thoải mái nhưng nó không gia tăng giá trị nhiều cho chính bản thân ta và người khác. Vậy làm sao để ta dũng cảm vượt qua được nỗi sợ mất khi thực hiện những công việc mới như vậy.
Động lực khiến con người cố gắng chính là kết quả mà công việc đó mang lại cho chính họ và những người khác. Có những người đã lựa chọn công việc mà họ ham thích và đam mệ, họ quên mọi thứ, hoặc dành rất ít thời gian cho những thứ không gia tăng giá trị nhiều (chạy đến với bọn bạn lớp cũ khoảng 20-30' rồi chạy ngay...). Họ tập trung làm những cái thích một cách tốt nhất và càng làm càng gia tăng nhiều giá trị, điều đó giúp họ cảm thấy sung sướng và không bị những nổi sợ trên ám ảnh. Họ đã vượt qua được nổi sợ của mình bằng lựa chọn những công việc mà họ ham thích và luôn hướng tới những gì họ sẽ được khi thực hiện công việc đó. Họ cũng vượt qua được nỗi sợ của mình bằng óc tưởng tượng rất tốt của mình, họ tưởng tượng tới những gì họ sẽ được khi làm công việc mới và những gì họ sẽ mất nếu duy trì trạng thái cũ. Và họ đã sáng suốt từ bỏ cái sợ để chọn làm cái thích, đó cũng là một sự đánh đổi. Và nhờ họ biết đánh đổi, vượt qua rủi ro ban đầu để dũng cảm làm những công việc lớn hơn, đã giúp họ thành công.
Con người khác con vật chính là ở sự lựa chọn. Ta có quyền lựa chọn những công việc gia tăng ít giá trị nhưng tốn nhiều thời gian và kết quả nó mang lại cho ta vô vàn những nỗi sợ, điều đó càng cản bước chân ta khi tiếp cận với những điều mới mẻ. Nhưng ta cũng có quyền lựa chọn những công việc ta ham thích và đam mê. Những công việc mà ta có nhiều cảm hứng để thực hiện nó, nó không chỉ mang lại cho ta nhiều giá trị mà còn giúp ta vượt qua những nỗi sợ. Công việc đó sẽ cho ta động lực để hoàn thành và mang lại kết quả mà ta mong muốn.
Nhưng vì sao vẫn có rất nhiều người không lựa chọn cái thích mà lại lựa chọn cái sợ. Đó là vì, có rất nhiều người quá trách nhiệm với những việc không cần trách nhiệm như vậy như việc đứng lại khi trên đường gặp một vụ tai nạn, hay đến chơi và chỉ nói chuyện với bạn trong cả buổi, bỏ việc đèo người thân đi chơi... Chính những điều đó đã khiến ta có thêm rất nhiều nỗi sợ, đến mức không còn chỗ để ta thích nữa. Nếu những lo lắng sợ hãi đó giúp ích cho công việc của ta và khiến cuộc đời ta tốt hơn thì ta cũng nên sợ. Nhưng thực tế cho thấy, ta chọn cái gì ta được cái đó, ta chọn nỗi sợ thì nỗi sợ càng ngày càng đè nặng lên ta. Chính vì vậy ta hãy chọn cái thích, ngày càng có nhiều cái thích đến với ta. Khi ta có trách nhiệm với lựa chọn của mình, có trách nhiệm với chính mình ta sẽ không quên trách nhiệm với người khác và với tổ chức. Ta cần biết rằng, với những cái ít giá trị chỉ cần trách nhiệm tối thiểu. Hãy dành thời gian và công sức của mình cho những điều mình ham thích và say mê, điều đó mới khiến ta trưởng thành và phát triển, cũng giúp ta đóng góp được nhiều nhất cho tổ chức và xã hội.
Last edited by a moderator: