Nghệ thuật bộc lộ bản thân

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
Tham khảo
Getting Closer: The Art of Self-Disclosure

Việc chuyển từ một người mới quen thành một người bạn thân có thể là khó khăn. Cho dù đó là mối quan hệ lãng mạn hoặc thuần khiết, có vô số lý do tại sao mọi người thất bại trong việc kết nối và duy trì mối quan hệ của họ với người khác. Sự mất kết nối này không phải lúc nào cũng là kết quả của một số sai lầm lớn bởi người này hoặc người kia, mà thường thì do mọi người buông trôi. Những mối quan hệ xã hội có thể rất khó duy trì, đặc biệt khi chúng không dựa trên những nền móng vững chắc như công việc, hôn nhân hoặc những thể chế khác.

Để giải thích làm thế nào mọi người hình thành những mối quan hệ vững chắc, các nhà tâm lý cùng với những nhà khoa học xã hội khác từ lâu đã quan tâm đến những thông tin cá nhân mà mọi người bộc lộ với nhau. Nghiên cứu này đã lên đến đỉnh điểm trong những nghiên cứu gần đây về những người hẹn hò qua mạng bộc lộ (hoặc thất bại trong việc bộc lộ) thông tin về bản thân như thế nào.

Nghiên cứu về sự bộc lộ bản thân (self-disclosure) là rất lớn, nó giải quyết những vấn đề như: khi nào mọi người lựa chọn bộc lộ bản thân, vì những lý do nào và liệu nó có hiệu quả không. Trong nghiên cứu này, Greene, Derlega và Mathews (2006) chỉ ra một số điểm nổi bật.

Sự bộc lộ bản thân mang đến những cuộc trò chuyện nghiêm túc về những hy vọng và nỗi sợ hãi sâu xa nhất của chúng ta. Nhưng sự bộc lộ bản thân cũng đơn giản là chia sẻ về sự yêu thích của chúng ta đối với âm nhạc, thức ăn hoặc những cuốn sách. Chúng có thể đóng 1 vai trò quan trọng không kém trong việc hình thành những mối quan hệ như những cuộc trò chuyện sâu sắc và ý nghĩa.

Những hoàn cảnh thay đổi tiết lộ những kiểu bộc lộ bản thân khác nhau. Những người yêu nhau thường (điên cuồng) bộc lộ bản thân trong giai đoạn ban đầu. Ngược lại, những người bạn tình lâu dài có thể giảm sự bộc lộ bản thân khi mối quan hệ kéo dài. Nhưng không phải tất cả sự bộc lộ đều là tốt. Những nghiên cứu ban đầu về sự bộc lộ bản thân thừa nhận rằng việc bộc lộ bản thân quá nhiều và quá sớm có thể gây bối rối. Khi ai đó bạn vừa mới gặp đã bắt đầu dốc hết tâm can của họ, nó có thể làm bạn muốn bỏ chạy.

Một trong những lý do chính chúng ta bộc lộ bản thân vì nó ảnh hưởng đến nhận thức của người khác về chúng ta và nhận thức của chúng ta về người khác. Chúng ta muốn người khác thích mình vì vậy chúng ta kể cho họ những bí mật của chúng ta.

Xem xét một loạt các nghiên cứu, Collins và Miller (1994) phát hiện thấy 3 ảnh hưởng chính của sự bộc lộ bản thân đối với sự yêu thích:

Những người bộc lộ những bí mật riêng tư có xu hướng được yêu thích nhiều hơn những người không bộc lộ.

Mọi người bộc lộ nhiều hơn với những người họ thích (tương đối rõ ràng).

Mọi người thích những người mà họ đã bộc lộ thông tin cá nhân cho người đó (không rõ ràng lắm).

Trong khi gia tăng tính riêng tư giữa mọi người thông qua sự bộc lộ bản thân thường được xem là 'một điều tốt', thì cũng có nhiều cách mà sự bộc lộ bản thân có thể thất bại.

Bạn có thể bộc lộ bản thân quá nhiều, quá sớm. Quan trọng hơn, bộc lộ bản thân không chỉ là thỉnh thoảng tiết lộ những bí mật đen tối nhất của bạn, mà nó là sự thương lượng về 1 mối quan hệ phức tạp.

Cách đáp ứng của bạn trước sự bộc lộ bản thân của người khác rất quan trọng. Mọi người muốn được 'hiểu' chứ không chỉ được 'nghe'. Điều này được thể hiện thông qua những hành động như sự đáp ứng nhiệt tình, sự chú ý và sự đúng lúc. Cách nghe có 1 tác động lớn đến liệu những thông tin riêng tư tiếp tục được bộc lộ hay không.

Bộc lộ bản thân qua mạng
Nhiều nghiên cứu gần đây tập trung vào những cách bộc lộ bản thân xuất hiện trong những mối quan hệ qua mạng. 2 khía cạnh của việc hẹn hò qua mạng đặc biệt thú vị đối với nghệ cứu liên quan đến sự bộc lộ bản thân:

Những người trò chuyện qua mạng có nhiều sự kiểm soát hơn trong cách họ thể hiện bản thân. Khi nói chuyện trực tiếp, một lượng lớn thông tin được truyền đạt thông qua giao tiếp không lời. Nhưng điều này ít liên quan đến trò chuyện qua mạng. Bạn dễ dàng tạo được một bản sắc ảo.

Kết quả của 2 điều trên là bạn dễ dàng hơn để gây được 'ấn tượng' (giả). Những điểm trên được thực hiện trong nghiên cứu của
Gibbs, Ellison và Heino (2006) xem sự thành công của những thành viên của 1 dịch vụ hẹn hò qua mạng liên quan đến sự bộc lộ bản thân.

Nghiên cứu đi đến một số kết luận khá phức tạp nhưng một phát hiện rõ ràng đã xuất hiện. Những người thành công trong việc hẹn hò qua mạng có xu hướng sử dụng số lượng lớn những bộc lộ bản thân tích cực, cùng với một sử cởi mở về ý định của họ. Vì vậy, nhìn chung thì tốt hơn là bạn nên cởi mở về bản thân và trung thực, rõ ràng về những ý định của bạn.

Nghệ thuật bộc lộ bản thân

Quan điểm rằng bộc lộ bản thân là quan trọng trong những mối quan hệ không phải là điều gây ngạc nhiên lớn. Nhưng trong khi ta có thể dễ dàng hiểu nó về nguyên tắc thì tính phức tạp của quá trình có nghĩa là nó rất khó để làm trong thực tế. Nghệ thuật bộc lộ bản thân tức là cung cấp thông tin cho người khác theo cách phù hợp và ở thời điểm thích hợp. Đón nhận những thông tin riêng tư liên quan đến sự thấu hiểu trong giao tiếp bằng lời và không lời. Hẹn hò qua mạng mang đến 1 sự cám dỗ lớn trong việc lừa dối khi bộc lộ bản thân, nhưng, để thành công thì nghệ thuật bộc lộ bản thân cũng tương tự giữa thế giới đời thực và thế giới ảo.


Tham khảo

Collins, N., & Miller, L. (1994). Self-disclosure and liking: a meta-analytic review. Psychological Bulletin, 116(3), 457-75.

Gibbs, J., Ellison, N., & Heino, R. (2006). Self-Presentation in Online Personals: The Role of Anticipated Future Interaction, Self-Disclosure, and Perceived Success in Internet Dating. Communication Research, 33(2), 152.

Greene, K., Derlega, V., & Mathews, A. (2006). Self-disclosure in personal relationships. In: A. L. Vangelisti, D. Perlman (Eds.). Cambridge Handbook of Personal Relationships. Cambridge: Cambridge University Press.


Nguồn: spring.org.uk

 

Bình luận bằng Facebook

Top