PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG ĐỂ ĐỐI DIỆN VỚI 2024

file.png


Nói nói, nghe nghe, nói nói, ghi…

Rồi sao nữa?

Mình đã dự không biết bao nhiêu cuộc họp với những trao đổi, báo cáo, phát biểu rần rần, rồi thôi. Cuối cùng, vẫn không có chuyện gì xảy ra. Hoặc có khi có thành dự án, check list, nhưng không ai theo dõi, make things happen - chịu trách nhiệm làm cho chuyện nó xảy ra, thành hiện thực. Cho nên, vấn đề không phải là họp, là báo cáo, là tụm lại nói cho đã về những điều hay ho, rồi thôi. Vấn đề là, những người ngồi trong cuộc bàn tán đó họ có tư duy hướng về kết quả hay không. Vì nếu không, thì tất cả đang lãng phí thời gian của nhau. Rồi không lẽ, ta tụm năm tụm ba mỗi ngày chỉ để lãng phí thời gian của nhau? Bạn đang đi làm hay đang đi tám?

Khi mỗi cá nhân trong một tổ chức không có tư duy hướng về kết quả, tổ chức đó trước sau gì cũng lụn bại. Khi tổ chức có văn hoá hướng về kết quả, tổ chức đó sẽ không dung nạp những cá nhân không có tư duy hướng về kết quả. Khi tổ chức trước nay không có văn hoá hướng đến kết quả, và nay muốn xây dựng nó, thì tổ chức đó cẩn trải qua một cơn phẫu thuật lớn, loại bỏ những tế bào không có gien hướng đến kết quả, generate - dung nạp, phát triển, và bổ sung các tế bào hướng về kết quả. Đây là cả một quá trình, không phải chuyện một ngày một bữa, và nó là một quá trình rất đau đớn, vì lựa chọn và quyết định nhìn bề ngoài có vẻ rất tàn nhẫn. Nhưng nếu không quyết liệt thì không còn cách nào khác để có thể xây dựng và duy trì văn hoá hướng về kết quả.

Mà thời buổi này, kinh tế càng khó, người ta càng trọng dụng người có tư duy hướng đến kết quả. Nếu là một cá nhân đang đi làm, dù là làm thuê hay làm freelance, làm dự án cho ai đó, bạn có bao giờ tự hỏi mình đã có tư duy hướng đến kết quả hay chưa? Nếu chưa, có lẽ đây là phẩm chất đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần xây dựng cho mình trong năm 2024. Bằng không, bạn sẽ bị loại trừ nhanh chóng trong cơn bão loại trừ của suy thoái kinh tế hiện nay. Vậy, rèn luyện tư duy hướng về kết quả như thế nào?

Câu hỏi đầu tiên: mục tiêu cần đạt được là gì?​


Vấn đề chưa bao giờ là làm, xông vào làm, lăn lê bò toài ra làm. Làm để làm gì khi bạn không biết mình đang làm gì, để đạt được điều gì? Vậy thì bạn thành robot mất rồi. Người ta lập trình sao chạy i sì như vậy và chẳng hề tư duy về giá trị của chuyện mình đang làm. Cho nên, dù người ta có nói hay không, dù người ta có đề cập hay không, câu hỏi đầu tiên bạn cần hỏi khi tham gia, nhận nhiệm vụ, triển khai dự án / công việc luôn luôn là, “Mục tiêu cần đạt được là gì?” Không biết mục tiêu, làm sao lên kế hoạch triển khai? Không biết mục tiêu, làm sao biết làm cách nào để đạt được? Không biết mục tiêu, làm sao biết mình làm vậy có đúng không, có hiệu quả không? Con người trong đời này lãng phí rất nhiều thời gian của bản thân và của người khác chỉ vì làm từa lưa, làm như khổ sai nhưng không đạt được kết quả gì. Chỉ cần thay đổi, có tư duy hướng đến kết quả thì, bạn sẽ đỡ cực khi phải làm quá nhiều mà chẳng được gì, vì 80% những thứ bạn làm chẳng mang lại kết quả gì, làm chỉ để làm cho nó có vẻ bận rộn mà thôi. Có người biết mình đang bận rộn không vì điều gì. Cũng có người không biết. Còn bạn, bạn biết hay không biết?

Dù biết hay không, có lẽ đây là lúc bạn cần quay lại, rõ ràng và chân thật hỏi bản thân, mục tiêu của từng việc bạn đang làm là gì. Nếu không trả lời được thì ngưng lại, đừng làm, cho đến khi bạn hỏi ra, tìm ra, hiểu ra tại sao bạn đang làm chuyện bạn đang làm. Đừng ép mình phải làm việc cực nhọc. Đâu ai muốn bạn diễn vai đó. Người ta cần kết quả.

Kết quả nhìn mặt mũi ra sao?​


8/10 mục tiêu tôi nghe từ các bạn trẻ Việt Nam là mục tiêu chung chung, kiểu đóng góp cho đất nước, mang nông sản Việt đi xa, giúp thương hiệu được nhiều người biết đến, hỗ trợ đối tác thành công, vv. Đóng góp là làm gì? Đóng góp xong có gì thay đổi? Thay đổi cụ thể là như thế nào? Giúp là giúp cho bao nhiêu người? Đi xa là đi đâu, đến đâu, mang theo bao nhiêu mà đi? Thành công cụ thể là gì? Nói chung là, nói gì cũng phải cân đong đo đếm được. Đừng có nói những thứ chung chung không biết làm sao để đạt được và không biết mặt mũi ra sao mà kiếm. Đây là thói quen cực kỳ tệ hại, hình thành từ cách giáo dục và văn hoá chung chung của Việt Nam. Chung chung thì không đo đếm được. Mà không đo đếm được thì khỏi phải chịu trách nhiệm. Sao cũng gọi là thành công, vì có rất nhiều cách để mô tả thành công khi nó rất chung chung.

Nếu cứ như vậy mà đi tới, thì khỏi bàn cũng biết cá nhân đó, tổ chức đó sẽ không đến đâu. What does success look like? Cuối cùng thì kết quả nhìn mặt mũi nó ra làm sao? Nếu bạn không hình dung ra, không mô tả được, không vẽ được chân dung của nó một cách rõ ràng thì đương nhiên mục tiêu bạn đặt ra sẽ chẳng bao giờ đạt được. Giờ, bạn tự phản tư đi, có bao nhiêu trong số hàng trăm công việc bạn đang làm, bản thân bạn không rõ như thế nào là kết quả cụ thể cần đạt được? Hãy chân thật với bản thân mình, vì chỉ khi bạn thật sự nhận ra, bạn mới có thể thay đổi.

Làm gì để đạt được kết quả đó?​


Khi bạn đã rõ bạn cần đạt được gì một cách rõ ràng rồi, thì mới đến phần quan trọng tiếp theo là hành động. Làm gì để đạt được mục tiêu và kết quả đó? Again, một lần nữa, làm gì thì cũng cần phải cụ thể, rõ ràng, có người chịu trách nhiệm, có thời gian hoàn thành, theo kết quả cụ thể đã đặt ra. Hoàn thành không có nghĩa là làm xong và đánh dấu hoàn thành. Hoàn thành là khi bạn đạt được kết quả cụ thể đã đặt ra. Nếu không, bạn làm để làm gì? Rất nhiều người chỉ bày ra một cái checklist, xong đánh dấu đã hoàn thành. Ủa, đánh dấu cho xong thì đánh dấu để làm gì? Hoàn thành là nó có đạt được kết quả như mong muốn, như đã đặt ra hay không? Còn chuyện bạn đã làm hay chưa làm nó không có liên quan gì. Bạn làm nhiều hay ít, khổ hay sướng, đông người tham gia hay không không ai cần biết. Câu hỏi đầu tiên khi dám xài chữ hoàn thành là, bạn đạt được kết quả đặt ra không? Nếu không thì tại sao không, và bạn sẽ làm gì tiếp theo với chuyện không đạt được? Chuyện bạn đánh dấu hoàn thành cho 100 task chẳng nói lên điều gì cả. 100 task hoàn thành mà không mang lại kết quả gì thì bạn đang là con robot vô dụng. Không lẽ đó là sứ mệnh cuộc đời mình?

Thời thế càng khó, kinh tế càng suy thoái thì kết quả càng trở nên quan trọng. Kết quả là thứ make it or break it - khiến cho công việc, tổ chức, tập thể của bạn tồn tại hay là không. Mà bạn có muốn bản thân mình tồn tại? Bạn có muốn tổ chức mình tồn tại qua con sóng khó khăn của 2024?

Nguyễn Phi Vân
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
N PHẨM CHẤT TIÊN QUYẾT CỦA NGƯỜI XUẤT SẮC Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N PHẨM CHẤT NGƯỜI CỘNG SỰ Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Thế nào là cuộc trò chuyện chất lượng? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
txtzeus [KN] Chất lượng giáo dục và đào tạo của chúng ta Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N TOP 5 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUAN TRỌNG NHẤT NĂM 2024 Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N TOP 10 KỸ NĂNG KINH DOANH QUAN TRỌNG NHẤT NĂM 2024 Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N 8 XU HƯỚNG KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NĂM 2024 Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N 20 kỹ năng và khả năng quan trọng để thành công trong thế giới số Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N 7 KỸ NĂNG QUAN TRỌNG & THIẾT THỰC ÍT AI ĐỂ Ý Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N BẠN ĐANG LÀM GÌ KHÔNG QUAN TRỌNG Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Điều gì quan trọng nhất trong đời? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG THẾ GIỚI HỖN LOẠN Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Kỹ năng tập trung vào điều quan trọng Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N ĐIỀU QUAN TRỌNG… Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
Vrain GÓC NHỎ - QUAN NIỆM SỐNG, THÓI QUEN ĐÚNG ĐẮN Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
vhngocmai Bạn đã biết quan tâm đúng cách chưa? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 3
ngloan Trang điểm có phải là một kỹ năng quan trọng cho phái nữ? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 40
bluesea88 [KN] Tầm quan trọng của Kỹ Năng mềm ? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 11
bluesea88 [KN] Kỹ năng sống nào quan trọng với bạn? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 31

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top