Thư Gởi Ba- Bài gởi để chia sẻ

Phượng Nga

<b><font color=green>Giải Nhất Bụi Phấn 2009</font
- Họ và tên: PHAN THỊ NGA
- Đ/c email: phanthinga58@gmail.com

THƯ GỞI BA

<link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CNGAVIE%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} p.MsoFooter, li.MsoFooter, div.MsoFooter {margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; tab-stops:center 216.0pt right 432.0pt; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:595.3pt 841.9pt; margin:3.0cm 2.0cm 70.9pt 99.25pt; mso-header-margin:35.45pt; mso-footer-margin:35.45pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Ba thương yêu của con!

Hồi nhỏ con thường nghe người lớn kể lại rằng, lúc đầu, sự ra đời của con đã làm cho Ba Má vô cùng thất vọng, vì con lại là con gái sau ba chị gái trong khi Ba Má đang mong một đứa con trai. Lúc được khoảng hơn tháng, con bị ho gà và suy dinh dưỡng nặng, mỗi lần con nổi cơn ho thì ai cũng sợ, kể cả Má và Chị Hai. Lúc đó ai đang ẳm con cũng muốn bỏ xuống giường vì sợ và gớm ghiếc. "Nó ho mà không nghe tiếng, chỉ nghe tiếng khặc khặc…cái mặt thì nhăn choắt lại, người co rúm, đổ lông đổ lá xù xù như con khỉ đói,..." Đó là lời mọi người mô tả về con ở giai đoạn này. Vậy mà Ba rất thương con, vì con rất giống Ba. Một tay Ba đã ẳm bồng, hôn hít, chăm sóc, kê toa bốc thuốc về sắc và đổ cho con uống từng muỗng, từng muỗng nhỏ… và Ba đã giật con ra khỏi bàn tay của tử thần.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Sau này Ba Má sinh được em trai con, đứa con trai duy nhất. Dù vậy, đứa con mà Ba cưng nhất không phải là nó mà là con. Các chị em con ai cũng nhận thấy điều này nhưng không ai ganh tị với con. Hồi đó, Ba rất mê đánh cờ tướng với các chú, các bác trong xóm, mê đến nỗi rất khó làm cho Ba dứt ra khỏi cuộc chơi để về nhà ăn cơm vào cuối mỗi buổi chiều. Chỉ có một người làm được việc đó thôi và người đó là con!<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Năm lên năm, một lần đang chạy giỡn với các bạn trong xóm thì con bỗng thấy đau nhói và tối tăm mặt mày: Ba đã vô tình vẩy cái bình bông sành trúng vào trán con làm rách toạc chân mày bên phải, máu tuôn xối xả. Ba thường nói rằng đó là một trong những điều ân hận trong đời của Ba vì Ba đã làm cho con gái Ba đau đớn và xấu xí đi. Nhưng Ba có biết không, sống với đời, con gái của Ba bị những vết thương khác còn đau đớn hơn nhiều lần đó Ba ạ.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Rồi lớn lên con đi học xa, lấy chồng xa và cuộc đời ba chìm bảy nổi. Có giai đoạn gần hai năm con không về quê vì gia đình riêng đặc biệt khó khăn. Thương đứa con gái bất hạnh, dù tuổi già sức yếu, Ba đã đổ đường xa xuống thăm con cháu nhiều lần. Có lần Ba đã mua một chục ký me chua chín rồi một mình ngồi gỡ bỏ từng hột, nhào với muối cục, vo tròn lại từng viên, đem phơi khô và bỏ vô keo rồi vượt đường xa 130 cây số xách xuống cho con. Vì Ba biết con thích ăn món canh chua - giống như Ba, ôi thật là cảm động! Có lần con ước ao Ba ở lại luôn với con thì Ba bảo: “Trong mấy đứa con, Ba thương con nhứt vì con là đứa con ngoan nhưng bất hạnh nhứt. Ba rất muốn ở lại đây. Nhưng con đã nuôi một người bệnh rồi, làm sao Ba nỡ bắt con phải nặng gánh thêm vì nuôi thêm một người bệnh nữa hở con?!"<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Công ơn dưỡng dục sinh thành và tình thương Ba dành cho con kể sao cho hết. Để đền đáp, khi còn ở gia đình, con chỉ biết học hành chăm chỉ, siêng năng làm lụng việc nhà, kiếm việc làm thêm chút ít để phụ Ba Má trang trải chi phí học hành; khi có gia đình riêng thì ráng sống đàng hoàng để đừng bị ai than phiền, trách móc cha mẹ. Hầu như con chưa đền đáp Ba Má được tí gì về vật chất và cả về công chăm sóc.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Hè năm 1998, khi đi dạy thỉnh giảng ở tỉnh Bạc Liêu, con cùng cô bạn dạy chung thường hay nhắc về cha của mỗi đứa và thấy hai người cha này tuy xa lạ với nhau nhưng có thật nhiều điểm giống nhau: mê cờ tướng, mê văn chương thơ phú, kể chuyện hấp dẫn; sống giản dị, trung thực, thẳng thắn, liêm khiết, ghét nịnh bợ,…. Hai đứa cùng nhớ Ba của mình da diết. Con mong cho mau xong nhiệm vụ để về quê thăm Ba Má. Con cũng định bụng dạy xong mấy lớp này lãnh được khá nhiều tiền, con sẽ về quê thăm Ba Má và biếu Ba Má một ít để Ba Má xài vặt vì đây là lần đầu tiên trong đời con có được nhiều tiền như vậy. <o:p></o:p>
Nhưng… dạy chưa xong chương trình, chưa lãnh được tiền thù lao thì con nhận được hung tin: Ba của con đã qua đời đột ngột sau một giấc ngủ trưa! Con đã khóc suốt trên chuyến xe đò từ Bạc Liêu về nhà và từ nhà về quê cùng với hai đứa nhỏ đó Ba ơi!<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Ba nằm đó. Im lìm. Thanh thản. Con khóc, người ta không cho: "Đừng khóc, để Ba đi cho thanh thản!" Con định ôm Ba, đưa tay định sờ vào mặt, vào người Ba, người ta cũng cản: “Đụng vào, người chết sẽ không được siêu thoát!" Ôi, quan niệm gì mà kỳ lạ thế!?<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Những năm sau đó, có những lúc đi công tác, đi dạy xa, một mình ở trong nhà khách, con thường van vái: "Ba ơi! Con đang ở đây có một mình. Nếu có thế giới bên kia, nếu thật sự có linh hồn, Ba hãy hiện ra cho con thấy mặt và nói chuyện với con đi Ba!" Nhưng con không bao giờ được toại nguyện! Con chỉ có thể gặp Ba trong tâm tưởng và trong những giấc ngủ mệt mỏi, chập chờn.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Ba kính yêu của con! Đứa con gái của Ba, đứa con èo uột nhất khi mới sinh ra, bất hạnh nhất khi lập gia đình đến nay vẫn sống. Ngay cả những lúc khó khăn nhất nó vẫn sống lạc quan, sống có ích, sống đàng hoàng, trung thực, liêm khiết, ghét nịnh bợ,… như lời Ba đã dạy, như những gì Ba đã tự hào về dòng họ Phan của mình. Ba hãy yên lòng về con, Ba nhé!<o:p></o:p>
Mãi là con gái cưng của Ba<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
 

KendyDat

Thanh viên kỳ cựu
Đọc chỉ khoảng nửa chừng bài viết mà cảm xúc đã dâng trào và xúc động lắm. Tuổi thơ của cô Nga cũng hết sức bất hạnh, chợt nghĩ lại mình sao mà may mắn thế. Thế nhưng cô đã vượt qua những điều đó để đến với điều hạnh phúc của mỗi con người đó là có một mái ấm riêng. Đời mà, nó là một sự đánh đổi, được cái hạnh phúc gia đình ấy cũng là lúc mất đi một người cha thân yêu nhất. Hy vọng một ngày không xa sẽ được gặp cô. Chúc cô có thật nhiều sức khỏe để cười thật nhiều.
 

Phượng Nga

<b><font color=green>Giải Nhất Bụi Phấn 2009</font
PN gởi bài này để chia sẻ, không dự thi.
Cám ơn Đạt đã trả lời bài.
PN
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top