BP - 11: Người Thầy, Người Ơn Của Tôi | Phượng Nga

Mr[K]id

Thành viên mới
- Họ tên đầy đủ: Phan Thị Nga
- Nick trên diễn đàn KNS: Phượng Nga
- Ngày tháng năm sinh: 25-01-1958
- Nghề nghiệp: giáo viên
- Điện thoại liên lạc: 0919811784
- Email: phanthinga58@gmail.com

Kính gởi BGK cuộc thi BP 2009
Phượng Nga gởi đính kèm bài dự thi.
Bài này mới vừa được đăng trên tập san thông tin khoa học của trường PN (chuyên mục VĂN NGHỆ). PN chỉnh sửa lại để gởi. Nếu xem đó là sao chép từ nguồn khác (dù là của chính mình và có chỉnh sửa) thì không được? Nếu vi phạm nội qui thì xem như bài này gởi tặng BGK để chia sẻ. Câu chuyện có thật 100%. Thầy PN giờ đã 65 tuổi, sống ở xã Hòa Lạc, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Chúc BGK nhiều sức khỏe và luôn giữ được lửa nhiệt tình để D Đ ngày càng phát triển tốt đẹp.
Phượng Nga

------------------------------------------------------------

NGƯỜI THẦY, NGƯỜI ƠN CỦA TÔI

Hồi học lớp ba, thỉnh thoảng có dịp cùng với mấy đứa bạn la cà ra bến đò chơi và đón người chị đi học về, tôi thường gặp thầy từ dưới đò đi lên. Chúng tôi thường lén ngắm nhìn thầy từ xa với lòng kính trọng, ngưỡng mộ và cứ tấm tắc: “Ông thầy tốt tướng quá, nghiêm nghị ghê! Đúng là thầy giáo!”. Lúc đó đầu óc trẻ thơ của tôi đâu có ngờ rằng sau này chính thầy là nguồn động viên lớn lao giúp tôi có nghị lực vượt qua những gian khổ để học hành đàng hoàng.

Đến lớp Nhì, tôi chuyển qua học trường thầy (trường gần nhà chỉ đến lớp Ba) và chính thầy là người sát hạch để nhận tôi vào. Hồi đó, khi nhận học sinh từ nơi khác chuyển đến vào học, người ta không chỉ căn cứ vào các loại hồ sơ giấy tờ mà còn tổ chức sát hạch nữa: cho học sinh viết, đọc một đoạn văn, làm vài bài toán để thử trình độ. Nếu không đạt yêu cầu thì mời ngồi lại lớp cũ cho dù phụ huynh em đó là người quen biết. Vì vậy không có chuyện “ngồi nhầm lớp” được.

Lên lớp Nhất, tôi được học với thầy học kỳ I (học kỳ II học với thầy khác). Thầy dạy hay, nhiệt tình, phong cách vừa nghiêm trang vừa dí dỏm. Thầy cho chúng tôi làm rất nhiều loại đề tập làm văn, giải nhiều đề toán, đặc biệt là loại toán về động tử. Thầy cho làm nhiều loại như vậy cốt để học sinh hiểu mà tự suy luận làm bài nếu gặp loại đề hoàn toàn mới. Điều đó hoàn toàn ngược lại với kiểu toán mẫu, văn mẫu mà dư luận xã hội hiện nay đang lên án.

Cuối năm lớp Nhất, tôi được xếp hạng ba. Một hôm, ba má tôi được giấy mời đi họp với hội đồng giáo dục cùng với phụ huynh của ba bạn khác. Sau đó mới biết là họp để bình xét cấp một học bổng đặc biệt cho một học sinh nghèo nhất trong số bốn học sinh đứng đầu lớp. Má tôi về kể lại, trong cuộc họp, thầy đã thuyết phục các vị phụ huynh kia nhường học bổng đó cho tôi, vì thật sự nhà tôi là nghèo nhất. Má tôi cứ nhắc chuyện này mãi về sau này với lòng ngưỡng mộ và biết ơn sâu sắc. Học bổng này không biết do tổ chức nào tặng nhưng rất lớn và tặng suốt bốn năm học đệ nhất cấp (bậc THCS ngày nay). Nó đã giúp gia đình tôi giảm bớt những khó khăn, và quan trọng hơn, đó là động lực thúc đẩy tôi cố gắng học giỏi để không phụ lòng thầy. Sau này lớn lên tôi được biết, thầy đã giúp đỡ vô tư rất nhiều học sinh nghèo hiếu học và có đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của nhà trường.

Hồi đó, học sinh học xong lớp Nhất được cấp chứng chỉ và dự thi vào lớp đệ thất trường công lập. Ai không đủ sức đậu vào công lập thì ghi tên học ở trường bán công (đóng học phí nặng hơn), ai rớt công lập mà không có tiền thì học lại lớp Nhất. Nếu không học trường bán công, không học lại lớp Nhất thì…nghỉ học, nhưng năm sau vẫn có thể dự thi diện thí sinh tự do. Tôi không nhớ rõ ngày thi tuyển, chỉ nhớ là nó đến sau ngày nhập học của trường tiểu học. Tôi nhớ rõ điều này vì lúc tôi xin học lại lớp Nhất trong khi chờ ngày thi tuyển (chưa thi mà đã sợ rớt!), người thầy dạy lớp Nhất chẳng những không hề gọi tôi trả bài mà cùng với thầy đưa tôi làm thử hết đề toán này đến đề toán khác, toàn là những đề khó và lạ.

Năm đó tôi thi đậu vào trường trung học công lập ở thị trấn với số điểm cao nhất trường. Vô học, tôi lại gặp thầy hàng ngày trong trường và trên đường đi/về vì ngoài nhiệm vụ của một hiệu trưởng trường tiểu học, thầy còn học nâng cấp để dạy và là giám học ở trường trung học. Vào đệ thất (lớp sáu ngày nay), tháng đầu tôi bị sốc vì chưa quen với cách học mới, và suýt không theo kịp các bạn đã học một năm hoặc học trước vài tháng trong trường bán công, mà đuối nhất là môn Pháp văn và môn toán. Những tháng tiếp theo tôi từ từ thích nghi được và tên tôi nằm trong danh sách năm HS đứng đầu lớp hàng tháng được niêm yết trên vách văn phòng hiệu trưởng. Ngày lễ phát thưởng cuối năm, ngồi ở hàng ghế học sinh, nhìn ánh mắt của thầy, tôi biết thầy rất hài lòng và hãnh diện về tôi – tôi được xếp nhất lớp. Những năm tiếp theo, thầy dạy ở lớp tôi vài môn học và tôi đã cố gắng học thật tốt. Thầy, như nhiều thầy cô khác, luôn là tấm gương sáng đối với tôi về mọi mặt.

Năm tôi học lớp mười, thầy bị viêm tủy sống nặng và dù gia đình đã đã hết lòng lo chữa trị, thầy vẫn bị liệt hai chi dưới. Năm 1974, khi chị tôi thi đậu vào trường sư phạm ở tỉnh, tôi cùng chị đến nhà thăm thầy để báo công và luôn thể chia tay thầy, thầy rất mừng. Nhìn người thầy kính yêu tài đức vẹn toàn giờ nằm một chỗ với hai chân bị liệt, tôi tủi lòng lắm. Tuy còn nhỏ nhưng lúc đó tôi vẫn biết là trong cuộc sống, có những tình huống ta không nên có biểu hiện lòng thương cảm, không nên có thái độ tội nghiệp lộ liễu trước bất hạnh của người khác. Vì vậy, tôi cố kềm chế xúc động của mình nhưng vẫn không sao ngăn được những giọt nước mắt cứ tuôn trào. Thầy bảo: “Chị em thi đậu như vậy là tốt rồi, thầy tin năm sau em cũng thi đậu. Em ráng học cho giỏi để thành người hữu ích cho xã hội, để lo cho gia đình và bản thân. Thầy không sao đâu, các em đừng lo, mỗi người có cái số mà…”. Thầy ơi! Người ta đổ cho “số phận” khi gặp chuyện không may, không vừa ý để tự an ủi mình và chấp nhận thực tại. Còn em, mỗi lần nhớ thầy, em lại chép miệng: “Trời cao không có mắt!”

Sau đó, cô đã đưa thầy về sống ở quê cô. Tôi đi học xa rồi cũng bị cuốn vào những cơn lốc của cuộc đời, phương tiện liên lạc, đi lại khó khăn,…nên tôi không có điều kiện tìm thăm thầy. Mỗi lần về quê, gặp em gái, em trai của thầy tôi hỏi thăm về thầy, hỏi thăm đường đi đến nhà thầy thì nhưng lần nào họ cũng bảo rằng đường đến nhà thầy khó đi và khó chỉ lắm, chừng nào có dịp họ sẽ đưa tôi đi. Từ khi ba má tôi lần lượt qua đời, mỗi lần về quê tôi không còn ba má để quấn quít nữa, sẵn dịp hỏi thăm được nhà thầy qua một cô giáo, lại có được chiếc xe gắn máy có thể chủ động đi đây đó, tôi đã liên hệ và ghé thăm thầy vào năm 2002.

Gần 30 năm mới gặp lại thầy cô, tôi thật bồi hồi xúc động. Thầy không thay đổi nhiều lắm, nét mặt vẫn thông minh, cương nghị và bao dung. Nằm một chỗ nhưng thầy vẫn hàng ngày bán thuốc trị bệnh cho gia súc trong xóm và kèm cặp các cháu học. Còn cô thì có quá nhiều thay đổi. Cô kể riêng cho tôi nghe những nỗi gian truân từ khi thầy bị bệnh, nhất là khi các em còn nhỏ. Nhưng chùm rể đắng cay đó nay đã cho những hoa quả ngọt lành. Các em đều trưởng thành, có nghề nghiệp ổn định (có em là dược sĩ đang công tác tại TP HCM). Đặc biệt, tuy nằm một chỗ nhưng thầy vẫn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cô: là tư vấn đắc lực cho cô về kiến thức y dược; là “gia sư” xuất sắc tất cả các môn học cho con cái và sau đó là cho các cháu nội ngoại, một phần nhờ nằm một chỗ, thầy có điều kiện để đọc và nghiên cứu. Một điều đặc biệt là dù đã ba mươi năm, thầy vẫn còn nhớ và hỏi thăm về các học trò cũ của mình, trong khi chưa một ai tìm thăm thầy.

Sau này, tôi đã ghé thằm thầy cô nhiều lần và thông báo cho bạn bè biết để họ đền thăm thầy. Thỉnh thoảng thầy cũng gọi điện hỏi thăm tình hình gia đình, con cái của tôi và luôn có những lời an ủi, động viên thật cảm động.

Nhớ về thầy, tôi thấm thía một điều là sự giúp đỡ, động viên của thầy cô giáo có ý nghĩa rất lớn đối với HS. Sự giúp đỡ đó không nhất thiết phải là bằng vật chất mà có khi chỉ bằng một lời khen khích lệ, một ánh mắt hài lòng,…

Nhớ về thầy và các thầy cô giáo cũ nói chung, tôi thấy nghề dạy học thật thiêng liêng và cao quí và các thầy cô giáo đó có cái tâm thật trong sáng trong đối xử với học sinh. Điều đó đã thúc giục tôi, sau khi tốt nghiệp phổ thông, đã thi vào trường sư phạm nối nghiệp thầy cô. Nghề nghiệp, đặc biệt là chuyên môn phụ trách gợi cho tôi thường xuyên nhớ về trường cũ, về thầy cô cũ của mình. Sau này tôi luôn noi gương thầy cô trong đối xử với học sinh của mình – đối xử bằng cái tâm trong sáng và vô vụ lợi.

Bản thân tôi cũng tự hứa với lòng là nhân những chuyến về quê, sẽ cố gắng liên lạc để đi thăm các thầy cô cũ đã nhiều năm không gặp. Có lẽ ai cũng hiểu được điều đơn giản này: dù thầy cô không ai đòi hỏi sự đền đáp của học sinh, nhưng sự quan tâm thăm hỏi của học trò cũ đối với họ luôn là những món quà vô giá.
 

cẩm tú cầu

[♣]Thành Viên CLB
Những tình cảm thực sự đã được thử lửa qua thời gian và rạng ngời dù bất kỳ ở nơi đâu.
Cảm ơn cô Nga đã chia sẻ với diễn đàn bài viết này, khi đọc em cảm động rất nhiều về tình cảm của cô dành cho thầy một người thầy đã dìu dắt cô hơn ba mươi năm trước.
Cảm phục một người thầy thầm lặng đã đành cho học trò của mình đặc biệt những đứa học trò ngèo tình thương yêu và chăm sóc hơn tất cả.
Những điều em muốn diễn đạt còn nhiều hơn rất nhiều hơn thế này khi đọc bài viết của cô nhưng có lẽ em cũng không cần viết thật nhiều vì mỗi khi đọc bài viết này tất thẩy những bạn trẻ chúng em sẽ cảm nhận được nhiều hơn trong tâm hồn mình dù có thể không và chưa thể biểu lộ thành lời hay câu chữ.
Cảm ơn người thầy " tài đức vẹn toàn" và người học trò khi ăn quả ngọt đã và luôn nhớ đến người đã góp một phần vun xới khi cây con bé bỏng thơ ngây.
Cảm ơn cô đã chia sẻ bài viết này cũng chúng em.
 

Phượng Nga

<b><font color=green>Giải Nhất Bụi Phấn 2009</font
Bộc bạch

Xin cảm ơn lời phản hồi của Cẩm Tú Cầu.

Các bạn thân mến!
PN viết chủ yếu để trải lòng mình ra, để sẻ chia với mọi người những cảm xúc, những suy nghĩ của mình. Nếu bài viết thực sự ít nhiều có tác động đến người đọc, như gây xúc động chẳng hạn, thì PN vui lắm. Trong lòng PN, chuyện hơn thua chỉ là chuyện phụ thôi. Vậy mà... PN lại đoạt được giải nhất! Ôi, mừng thì có mừng, nhưng cũng thật là ngại. Vì sao? Vì xem kỹ thông tin cá nhân của những tác giả khác, PN thấy chỉ có mình là lớn tuổi. PN lớn mà lại đi tranh tài với các em, các cháu của mình ư?
Nếu PN bảo là mình không xứng đáng thì hóa ra PN phủ nhận công sức khó nhọc và tinh thần vô tư của BGK sao? Thành ra, PN hết sức là khó xử.
PN cám ơn tất cả các bài viết cảm động của các tác giả. Chúc các bạn, các em, các cháu luôn dồi dào sức khỏe để lập thân, lập nghiệp tốt, qua đó đóng góp thật nhiều cho xã hội.
PN
 

cẩm tú cầu

[♣]Thành Viên CLB
Kính gửi cô Phượng Nga!

Cô yêu quý, con xin phép được thưa cô như thế. Qua diễn đàn KNS thật may mắn con được tiếp xúc với cô, dù chỉ là qua những bài viết , nhưng phản hồi trên diễn đàn nhưng vốn sống, kinh nghiệm đặc biệt là tấm lòng với lớp trẻ chúng con làm con thực sự kính phục và cảm ơn cô rất nhiều.

Quay trở về với cuộc thi nói chung và bài viết dự thi của cô nói riêng. Nói cho đúng ra thì con là một đối thủ của cô đấy, một đối thủ đáng gớm phải không cô, khi con đoạt giải khuyến khích. Con thực sự không hề thất vọng hay tiếc khi bài viết của mình không đoạt giải cao hơn bởi vì bài viết của cô rất hay. Nó không đơn thuần là một bài dự thi mà nó là tấm lòng của người học trò khi viết về thầy của mình.

Con rất vui khi bài viết của cô đoạt giải vì nó đã đúng như dự đoán của con khi đọc qua tất cả những bài viết. Cô thấy con giỏi không ạ.

Hơn nữa diễn đàn KNS là một diễn đàn mở không phân biệt tuổi tác ai có lòng đều có thể đến với nó, và nội quy của cuộc thi cũng thế không phân biệt tuổi cô ạ.

Lại thêm một điều nữa so với các bạn khác trong cuộc thi thì hình như tuổi con cũng nhiều hơn nữa, trải nghiệm sẽ có lẽ nhiều hơn các bạn chút ít. Như vậy nếu cô thấy ai ngại khi nhận giải thì con cũng ai ngại mất thôi. :phatsau:

Nhưng cô ơi, cô đừng khó xử ạ

Một cuộc thi thì không phân biệt tuổi tác, chỉ dựa trên nhưng tiêu chí BGK đưa ra.

BGK trao cho cô gải nhất con ủng hộ hai tay hai chân luôn, con rất mong được gặp cô trong ngày trao giải. Cô cho con ôm ké quà cô nhé.:danhdau:

Con chúc cô luôn vui và con mong được đọc thêm thật nhiều bài của cô.

Cẩm Tú Cầu​
 

canh buom do

Cây đang thụ phấn
Thành viên BQT
Em nghĩ BGK đã rất vui mừng khi được cuộc thi đã được hưởng ứng như vậy cô Nga à! Mỗi người ai cũng có một người thầy cho riêng mình phải không cô? Em nghĩ cuộc thi đã tạo cơ hội cho mọi người được dịp bày tỏ lòng mình đối với những người giáo viên mà mình yêu quý, những điều mà khi gặp họ chưa chắc mình đã nói hết được phải không cô. Bài viết của cô rất xứng đáng mà, em nghĩ cô không phải băn khoăn về điều này đâu ạ vì phần thưởng cũng rất nhỏ mà cô, chủ yếu là tinh thần thôi à.
Em xin thay mặt Ban Điều hành CLB Kỹ Năng Sống, chúc cô hạnh phúc, công tác tốt và có nhiều trò ngoan.
 

Phượng Nga

<b><font color=green>Giải Nhất Bụi Phấn 2009</font
Lời cảm ơn muộn màng (còn hơn... không?):

Cám ơn Cẩm Tú cầu và Cánh Buồm Đỏ đã trả lời bài với những lời động viên thật cảm động.
PN đã gọi điện báo cho Thầy hay về cuộc thi và Thầy rất vui (tất nhiên rồi).
PN xin gởi tặng mọi người tấm hình mà PN đã chụp trong lần ghé thăm Thầy hồi tháng 8/2009 (Thầy Cô và cháu nội)
kèm theo bài viết vui về Thầy Cô:

ThayHuyen2.jpg


http://tan-chau.com/phpBBVietNam2/viewtopic.php?f=8&t=1832&start=0&st=0&sk=t&sd=a
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top