Tom
[♣]Thành Viên CLB
Phonics là phương pháp dạy đọc cho trẻ bản xứ. Người dạy Phonics giúp trẻ kết nối mặt chữ (letter) với âm (sound), để giúp việc đọc dễ dàng hơn. Phát âm (pronunciation) là việc học về toàn bộ hệ thống phát âm (bao gồm âm, trọng âm, nhịp điệu...) nhằm giúp người học nói rõ ràng hơn. Trong khi Phonics là dạy đọc, phát âm là dạy nói.
Việc học Phonics giúp trẻ học cách đánh vần, đọc từ tiếng Anh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong việc nâng cao khả năng nghe nói tiếng Anh, khoa học chứng minh học phát âm mang lại lợi ích to lớn cho người học, cả người lớn và trẻ em.
Thứ nhất, hướng dẫn phát âm giúp người học nói rõ ràng hơn. Khi học Phonics, có những âm tiếng Anh không tồn tại trong tiếng Việt, gây khó khăn cho người học. Giáo viên dạy Phonics thường không có hiểu biết chuyên sâu về phát âm để hướng dẫn cụ thể khẩu hình, cách phân biệt âm, cũng như giúp người học xử lý được vấn đề này.
Nhiều người cho rằng trẻ con bắt chước tốt, chỉ cần nghe và bắt chước lại y hệt người bản xứ. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Kinh nghiệm dạy phát âm cho các bạn độ tuổi 11 của mình cho thấy khả năng bắt chước âm của mỗi đứa trẻ là khác nhau, có bạn làm tốt, có bạn cần sự hướng dẫn rõ ràng. Trẻ học ngoại ngữ thì càng nên có sự hướng dẫn cụ thể về phát âm để nói rõ ràng hơn.
Lợi ích của việc giảng dạy phát âm trực tiếp đã được nêu rõ trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu mới chỉ thực hiện trên độ tuổi từ 9 tới 15 tuổi ở trẻ em.
Cô Moon Nguyen. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thứ hai, học phát âm giúp trẻ nói tự nhiên hơn. Khi học Phonics, trẻ cố gắng đọc đúng trọng âm, nói nhấn nhá để tăng độ lưu loát bằng cách bắt chước người hướng dẫn. Cũng giống như trường hợp dạy âm, trẻ không có sự hướng dẫn rõ ràng từ giáo viên Phonics về vấn đề này.
Ngược lại, khi học phát âm, trẻ sẽ được hướng dẫn cụ thể cách nhấn và hiểu rõ cần phải nhấn vào đâu khi nói. Ngoài ra, trẻ còn học được kỹ thuật nối âm, giảm âm giúp trẻ nhanh và tự nhiên hơn thay vì nhấn vào từng từ khi nói.
Thứ ba, học phát âm giúp trẻ nghe tốt hơn. Trên thực tế, khi nói tiếng Anh, người ta sẽ không nhấn vào từng từ. Thói quen đọc rõ từng từ sẽ ảnh hưởng tới cách nghe tiếng Anh của con bạn.
Học phát âm sẽ giúp con hiểu rằng người bản xứ dùng nối/giảm âm thường xuyên. Việc hiểu cách nói của họ khiến con nghe tốt hơn rất nhiều. Những nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng phát âm giúp người học nghe phân biệt âm và nhận diện từ tốt hơn.
Tóm lại, ở giai đoạn tiểu học, trẻ có thể học Phonics để làm quen với hệ thống âm tiếng Anh, hỗ trợ cho việc đọc. Nhưng theo tôi, từ năm 10 tuổi, khi khả năng nhận thức của trẻ đã phát triển, việc giảng dạy trực tiếp phát âm tiếng Anh là cần thiết và có ích lợi dài lâu trên khả năng nghe nói của trẻ.
>>Danh sách tài liệu tham khảo về học phonics và phát âm
Moon Nguyen
Việc học Phonics giúp trẻ học cách đánh vần, đọc từ tiếng Anh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong việc nâng cao khả năng nghe nói tiếng Anh, khoa học chứng minh học phát âm mang lại lợi ích to lớn cho người học, cả người lớn và trẻ em.
Thứ nhất, hướng dẫn phát âm giúp người học nói rõ ràng hơn. Khi học Phonics, có những âm tiếng Anh không tồn tại trong tiếng Việt, gây khó khăn cho người học. Giáo viên dạy Phonics thường không có hiểu biết chuyên sâu về phát âm để hướng dẫn cụ thể khẩu hình, cách phân biệt âm, cũng như giúp người học xử lý được vấn đề này.
Nhiều người cho rằng trẻ con bắt chước tốt, chỉ cần nghe và bắt chước lại y hệt người bản xứ. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Kinh nghiệm dạy phát âm cho các bạn độ tuổi 11 của mình cho thấy khả năng bắt chước âm của mỗi đứa trẻ là khác nhau, có bạn làm tốt, có bạn cần sự hướng dẫn rõ ràng. Trẻ học ngoại ngữ thì càng nên có sự hướng dẫn cụ thể về phát âm để nói rõ ràng hơn.
Lợi ích của việc giảng dạy phát âm trực tiếp đã được nêu rõ trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu mới chỉ thực hiện trên độ tuổi từ 9 tới 15 tuổi ở trẻ em.
Cô Moon Nguyen. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thứ hai, học phát âm giúp trẻ nói tự nhiên hơn. Khi học Phonics, trẻ cố gắng đọc đúng trọng âm, nói nhấn nhá để tăng độ lưu loát bằng cách bắt chước người hướng dẫn. Cũng giống như trường hợp dạy âm, trẻ không có sự hướng dẫn rõ ràng từ giáo viên Phonics về vấn đề này.
Ngược lại, khi học phát âm, trẻ sẽ được hướng dẫn cụ thể cách nhấn và hiểu rõ cần phải nhấn vào đâu khi nói. Ngoài ra, trẻ còn học được kỹ thuật nối âm, giảm âm giúp trẻ nhanh và tự nhiên hơn thay vì nhấn vào từng từ khi nói.
Thứ ba, học phát âm giúp trẻ nghe tốt hơn. Trên thực tế, khi nói tiếng Anh, người ta sẽ không nhấn vào từng từ. Thói quen đọc rõ từng từ sẽ ảnh hưởng tới cách nghe tiếng Anh của con bạn.
Học phát âm sẽ giúp con hiểu rằng người bản xứ dùng nối/giảm âm thường xuyên. Việc hiểu cách nói của họ khiến con nghe tốt hơn rất nhiều. Những nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng phát âm giúp người học nghe phân biệt âm và nhận diện từ tốt hơn.
Tóm lại, ở giai đoạn tiểu học, trẻ có thể học Phonics để làm quen với hệ thống âm tiếng Anh, hỗ trợ cho việc đọc. Nhưng theo tôi, từ năm 10 tuổi, khi khả năng nhận thức của trẻ đã phát triển, việc giảng dạy trực tiếp phát âm tiếng Anh là cần thiết và có ích lợi dài lâu trên khả năng nghe nói của trẻ.
>>Danh sách tài liệu tham khảo về học phonics và phát âm
Moon Nguyen