[Cuộc Sống] Người giàu khác người nghèo như thế nào

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
Người giàu khác người nghèo như thế nào, phần 1: Sự lựa chọn

Tham khảo

How the Rich are Different from the Poor I: Choice
Middle class individuals' lives are defined by choice.
Published on July 19, 2012 by Michael W. Kraus, Ph.D. in Under the Influence

Trong phần này tôi sẽ khám phá người giàu khác với người nghèo như thế nào - ít nhất là theo quan điểm tâm lý học. Tôi sẽ xem xét về địa vị tầng lớp xã hội của 1 người – đó là, tiền, trình độ giáo dục, và địa vị nghề nghiệp của gia đình của 1 người - ảnh hưởng đến khái niệm sự lựa chọn như thế nào.

Bạn có thể không nhận ra tầm quan trọng của sự lựa chọn trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Nói ngắn gọn, chúng ta đưa ra các lựa chọn về mọi thứ - mặc đồ gì, ăn gì, khi nào thức dậy, làm gì hôm nay, cưới ai, khi nào có con...Cuộc sống của chúng ta bị thống trị bởi những lựa chọn. Những điều mà các nhà nghiên cứu phát hiện trong tâm lý học là vị trí tầng lớp xã hội của 1 người ảnh hưởng sâu sắc đến cách 1 người diễn giải về những lựa chọn của họ.

Đối với người đến từ tầng lớp xã hội giàu hơn, có trình độ giáo dục cao hơn – ví dụ, những người có 1 tấm bằng đại học 4 năm – thì đưa ra những lựa chọn là 1 phần cơ bản của cuộc sống xã hội của bạn, và bạn nghĩ về bản thân bạn như thế nào. Hãy dành chút thời gian để nghĩ về môi trường đầu đời của 1 đứa trẻ lớn lên thành 1 người tốt nghiệp đại học. Đứa trẻ này sẽ quen với việc đưa ra những lựa chọn ngay từ những giai đoạn đầu đời rất sớm. Ví dụ 1 đứa bé có thể được cho 1 sự lựa chọn trong bữa ăn của bé, 1 sự lựa chọn về những món đồ chơi để chơi trong ngày. Khi đứa trẻ lớn hơn, nó sẽ được đưa cho những lựa chọn liên quan đến kiểu thể thao để tham gia hoặc chơi nhạc cụ nào. Ở đại học, các sinh viên được cho sự lựa chọn về chuyên ngành và được khuyến khích chọn lĩnh vực phù hợp nhất với khả năng và kĩ năng của họ. Những đứa trẻ đến từ những gia đình tương đối giàu trở nên quen với việc lựa chọn cho bản thân họ và thích thú trước cơ hội đưa ra những lựa chọn độc đáo, duy nhất để phân biệt bản thân họ với những người khác.

Bây giờ, hãy xem xét môi trường của những đứa trẻ ít được giáo dục và ít giàu có. Đối với những người đó, ít nguồn lực hơn có nghĩa là có ít sự lựa chọn hơn trong cuộc sống (ít sự lựa chọn hơn trong các bữa ăn, ít đồ chơi để chọn, ít cơ hội nghề nghiệp tương lai, ít lựa chọn về khu dân cư nào để sống...) Môi trường đầu đời này làm tăng khả năng là những lựa chọn ít được đánh giá cao và quan trọng đối với những người ở tầng lớp tương đối thấp hơn. Thay vào đó, những người đó sẽ thích trộn lẫn hơn là đưa ra những lựa chọn độc đáo để phân biệt họ với người khác.

1 loạt nghiên cứu của Nicole Stephens ở đại học Northwestern cung cấp sự ủng hộ đối với những dự đoán liên quan đến sự lựa chọn đó. Ví dụ khi được yêu cầu chọn 1 cây bút trong số nhiều cây bút, những người tốt nghiệp phổ thông có nhiều khả năng chọn 1 cây bút giống với những cây bút khác, phản ánh khao khát của họ là đưa ra những lựa chọn giúp họ trộn lẫn với những người khác. Ngược lại, những người tốt nghiệp đại học có nhiều khả năng chọn cây bút độc đáo, duy nhất phản ánh khao khát của họ là nổi bật hơn những người khác.

Trong nghiên cứu khác, Stephens và các cộng sự hỏi những cá nhân đến từ những nghề lao động phổ thông (ví dụ, lĩnh cứu hỏa) về những cảm xúc của họ khi đưa ra sự lựa chọn giống 1 người bạn (ví dụ, mua chiếc xe giống 1 người bạn). Đối với những người thuộc tầng lớp lao động, đưa ra lựa chọn giống 1 người bạn đem lại cảm xúc tích cực. Đối với những người với 1 tấm bằng cử nhân trong quản trị kinh doanh, sự lựa chọn giống nhau này làm người đó cảm thấy bực tức.

Trong 1 nghiên cứu cuối bởi Stephens và các cộng sự, những người tốt nghiệp phổ thông và đại học được tặng 1 cây bút như 1 món quà vì đã hoàn thành 1 nghiên cứu. Những người tham gia tốt nghiệp phổ thông vui mừng khi nhận được món quả này. Những người tham gia tốt nghiệp đại học muốn chọn 1 cây bút cho bản thân họ.

Dường như những môi trường tầng lớp xã hội làm thay đổi sâu sắc cách chúng ta cảm nhận về những lựa chọn hằng ngày của chúng ta (ngay cả những lựa chọn về kiểu bút để dùng!). Sự khác biệt cốt lõi về mặt tâm lý này hình thành cuộc sống của những người thuộc tầng lớp tương đối cao hơn và thấp hơn có khả năng mở rộng sang nhiều lĩnh vực.


Tham khảo

Stephens, N. M., Fryberg, S. A., & Markus, H. R. (2011). When Choice Does Not Equal Freedom: A Sociocultural Analysis of Agency in Working-Class American Contexts Social Psychological and Personality Science DOI: 10.1177/1948550610378757

Stephens, N. M., Markus, H. R., & Townsend, S. (2007). Choice as an act of meaning: The case of social class Journal of Personality and Social Psychology DOI: 10.1037/0022-3514.93.5.814

Kraus MW, Piff PK, Mendoza-Denton R, Rheinschmidt ML, & Keltner D (2012). Social class, solipsism, and contextualism: How the rich are different from the poor. Psychological review, 119 (3), 546-72 PMID: 22775498


Nguồn: PsychologyToday


Người giàu khác người nghèo như thế nào, phần II: Thấu cảm

Tham khảo
How the Rich are Different from the Poor II: Empathy
Empathy is a virtue of the working class.
Published on August 18, 2012 by Michael W. Kraus, Ph.D. in Under the Influence

Trong bài này, tôi sẽ thảo luận về tầng lớp xã hội ảnh hưởng như thế nào đến những kiểu thấu cảm.

Cảm xúc là 1 phần quan trọng của cuộc sống hằng ngày – chúng đại diện cho thứ ngôn ngữ khác mà chúng ta dùng để truyền thông với người khác. Đặc điểm này của cảm xúc làm chúng rất quan trọng cho cuộc sống xã hội hằng ngày của chúng ta. Đặc biệt hoạt động xã hội phụ thuộc vào sự thấu cảm – đó là, chia sẻ và hiểu được những trải nghiệm cảm xúc và những trạng thái tình cảm. Thấu cảm bao gồm 1 số quá trình cảm xúc. Ví dụ, thấu cảm chính xác – khả năng hiểu đúng những cảm xúc của người khác – là 1 hình thức thấu cảm tập trung vào việc hiểu được kinh nghiệm chủ quan của người khác. Khía cạnh khác của thấu cảm là sự lây lan cảm xúc – đó là, mức độ mà các cá nhân bắt chước hoặc tái trải nghiệm những cảm xúc của người khác.

Tôi tin rằng những khác biệt giữa những người đến từ tầng lớp tương đối cao hơn và thấp hơn dẫn đến những sự khác biệt trong thấu cảm. Dự đoán này đến từ thực tế là những môi trường sống của những người ở tầng lớp thấp hơn tương đối phụ thuộc vào môi trường xã hội và những người khác. Vì những nguồn lực kinh tế và xã hội bị giảm nên người ở tầng lớp thấp hơn có nhiều khả năng xoay quanh những sức mạnh/lực lượng bên ngoài. Vì vậy, họ bị tổn thất nhiều hơn nếu hiểu sai cảm xúc của người khác.

Ngược lại, những nguồn lực kinh tế và xã hội dồi dào cho phép những người ở tầng lớp tương đối cao hơn hoạt động trong xã hội mà không phải chịu những tổn thất xã hội đến từ việc không hiểu được cảm xúc của người khác. Về bản chất, trong khi những người ở tầng lớp cao hơn vẫn có thể hạnh phúc mà không nhận ra những cảm xúc của người khác, thì người ở tầng lớp thấp hơn phải thận trọng trước những cảm xúc của người khác để nhận ra những cơ hội xã hội và những tổn thất xã hội tiềm ẩn.

Nghiên cứu ủng hộ dự đoán này. Ví dụ, trong 1 nghiên cứu, những nhân viên của đại học Toronto có những trình độ giáo dục khác nhau đã làm 1 bài kiểm tra trí thông minh cảm xúc, ở đó họ nỗ lực đoán những cảm xúc được biểu lộ qua những biểu hiện trên khuôn mặt của người khác. Thật ngạc nhiên, những người tham gia tốt nghiệp phổ thông nhận ra những cảm xúc trong những bức ảnh đó chính xác hơn những người tốt nghiệp đại học. Trong nghiên cứu khác của nghiên cứu này, những sinh viên chưa tốt nghiệp tham gia 1 cuộc phỏng vấn xin việc giả cùng với những sinh viên khác. Sau cuộc phỏng vấn, những người tham gia đoán cảm xúc của những người bạn của họ. Những người tham gia thông báo là họ ở tầng lớp xã hội cao hơn trong xã hội đoán cảm xúc của bạn họ tệ hơn trong suốt buổi phỏng vấn so với những người tham gia ở tầng lớp thấp hơn (Kraus et al., 2010).

Những người ở tầng lớp thấp hơn phụ thuộc nhiều hơn vào môi trường xã hội của họ và phụ thuộc vào người khác nhiều hơn những người đến từ tầng lớp cao, nên chúng ta cũng có thể kì vọng là những người đó sẽ biểu lộ sự lây lan về cảm xúc nhiều hơn trong những mối tương tác. Cụ thế, vì họ liên tục thận trọng trước những cảm xúc của người khác có thể làm 1 người có xu hướng vô tình trải nghiệm những cảm xúc của người khác.

Đó chính xác là điều mà nghiên cứu thừa nhận: trong 1 nghiên cứu, con người tham gia vào 1 sự tương tác trêu chọc với bạn bè của họ mà ở đó họ có 1 nickname và 1 câu chuyện vui để kể về bạn họ. Những người tham gia thông bào về mức thu nhập và trình độ giáo dục của bố mẹ họ cũng như đánh giá những cảm xúc của họ trước và trong suốt quá trình tương tác trêu chọc này. Thật thú vị, đối với những người bạn ở tầng lớp thấp hơn, những cảm xúc thù địch của họ (ví dụ, tức giận, khinh thường và ghê tởm) trở nên giống với những người bạn của họ hơn trong suốt quá trình tương tác. Đó là, nếu bạn của 1 người ở tầng lớp thấp hơn cảm thấy thù địch trong quá trình tương tác thì người ở tầng lớp thấp đó có xu hướng cảm nhận sự thù địch nhiều hơn đối với quá trình tương tác. Ngược lại, những cảm xúc thù địch của những người tầng lớp cao vẫn hoàn toàn độc lập với những cảm xúc của những người bạn của họ (Kraus, Horberg, et al., 2011). Điều quan trọng là, không phải những người tầng lớp cao không cho thấy sự lây lan cam xúc, mà trong thực tế, tất cả những người bạn, bất kể họ thuộc tầng lớp nào, đều trải nghiệm sự lây lan đối với những cảm xúc tích cực. Nhưng đối với những cảm xúc thù địch, không thân thiên thì chỉ có những người bạn ở tầng lớp thấp hơn vô tình bị lây lan bởi cảm xúc của bạn bè họ.


Kraus, MW, Horberg, EJ, Goetz, J, & Keltner, D. (2011). Social class rank, threat vigilance, and hostile reactivity Personality and Social Psychology Bulletin DOI: 10.1177/0146167211410987

Kraus MW, Côté S, & Keltner D (2010). Social class, contextualism, and empathic accuracy. Psychological science, 21 (11), 1716-23 PMID: 20974714


Nguồn: PsychologyToday

 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
Thanh Đoan Tìm động lực làm việc từ những câu nói của người thành công Quà Tặng Cuộc Sống 0
M Thói quen đọc sách là khởi đầu thành công: Tri thức là gốc rễ tạo nên sự khác biệt giữa người thành công và số đông còn lại Quà Tặng Cuộc Sống 0
L Trước khi thành công, hãy trở thành người tự kỷ luật: Thông minh + lười biếng = cả đời ì ạch Quà Tặng Cuộc Sống 0
Tom [Gia Đình] Tâm sự của bạn trẻ 23 tuổi lần đầu tiên đưa mẹ đi du lịch sau hơn nửa đời người vất vả Quà Tặng Cuộc Sống 0
jodiepham2204 'Phát điên’ khi người lạ ăn mất bánh quy, nhưng sau đó cô gái nhận được bài học đắt giá Quà Tặng Cuộc Sống 0
Tom [Cuộc Sống] Làm ăn thua lỗ suốt 55 năm trời nhưng khi cụ bà này qua đời, hàng nghìn người rơi lệ tới đưa tang Quà Tặng Cuộc Sống 0
Vrain [Cuộc Sống] CHĂN BÔNG SƯỞI ẤM NGƯỜI HAY NGƯỜI SƯỞI ẤM CHĂN BÔNG? Quà Tặng Cuộc Sống 0
Vrain [Cuộc Sống] Khi người lính quay về.... Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Thuần hoá con voi ma mút: Tại sao bạn nên dừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] 10 điều những người có sức mạnh ý chí siêu việt làm khác người bình thường Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] 15 dấu hiệu bạn là một người hướng nội, cho dù bạn không cảm thấy như vậy Quà Tặng Cuộc Sống 2
H [Cuộc Sống] Chỉ dẫn của những nhà tâm lý để quan sát người khác Quà Tặng Cuộc Sống 2
H [Cuộc Sống] 8 Lý Do Chúng Ta Cần Tiếp Xúc Thân Thể Giữa Con Người Hơn Bao Giờ Hết Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Tâm lý những người đàn ông thích cứu giúp phụ nữ Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Tại sao một số người trầm cảm ghét bị khuyên rằng "hãy vui lên" Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tâm lý học về người keo kiệt Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Vì sao chúng ta đôi khi bỏ mặc người bị nạn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Những kẻ troll trên mạng là những người tự yêu bản thân, thái nhân cách và ác dâm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Tại Sao Những Thói Quen Sử Dụng Điện Thoại Của Người Yêu Có Thể Làm Bạn trầm cảm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Làm sao để thay đổi những người không muốn thay đổi Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 7 Điều Chúng Tôi Vừa Được Biết Về Bản Chất Con Người Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Bạn có thể thay đổi điều gì ở người hôn phối của bạn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Làm cách nào để đọc vị người khác như Sherlock Holmes: 4 chỉ dẫn từ các nghiên cứu Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Một điều bạn cần tìm kiếm ở một người yêu Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Bạn không thể thay đổi người khác, nhưng họ thay đổi khi bạn thay đổi Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Yêu bản thân nhiều hơn bằng việc đánh giá người khác ít hơn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Cách đi bộ tác động đến tâm lý người Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 5 dấu hiệu kinh điển của bệnh trầm cảm mà phần lớn mọi người không nhận ra Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Làm sao để ứng xử với người luôn luôn tìm kiếm khủng hoảng Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Đưa ra lời khuyên cho người khác hiếm khi có tác dụng. Nhưng điều này thì có. Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Điều gì làm con người nhàm chán? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Phớt lờ người khác gây nguy hại hơn cả việc bắt nạt họ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Diễn biến tâm lý của những người muốn tự tử Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Yêu thương con người, không yêu lạc thú Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Con người thích tin tốt hay tin xấu trước? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Khi người bạn yêu không hạnh phúc Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Tại sao người xấu xa trông rất đẹp Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Con người chọn sốc điện hơn là ngồi yên trong 15 phút và suy nghĩ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tại sao một số người dường như thiếu thấu cảm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tại sao ở trong một nhóm khiến cho một số người quên mất đạo đức của họ Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] 8 cách để dừng suy nghĩ về một người nào đó đang làm bạn phát điên Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Nhật Bản là thiên đường của người mất đồ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Stress dễ truyền giữa mọi người như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Bạn là người mà bạn hẹn hò Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự tiến hóa không ban thưởng cho những người ích kỷ và xấu tính Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 9 dấu hiệu cho thấy bạn thực sự là một người hướng nội Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Lo lắng về việc làm một “người lớn” có thể khiến bạn tránh né những công việc vặt Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Người thông minh có xu hướng tin tưởng người khác Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] 7 lý do hầu hết mọi người sợ tình yêu Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Hội chứng sùng bái người nổi tiếng (Celebrity Worship Syndrome) Quà Tặng Cuộc Sống 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top