Nguyễn Phi Vân
Chuyên gia
Đi chấm thi startup, mà toàn gặp các bạn trẻ chạy lại cám ơn, nói nhờ các khoá học của cô, nhờ podcast của cô mà em lớn lên rất nhiều. Mình hỏi, lớn lên nghĩa là sao. Một bạn trả lời, em học khoá EI - trí thông minh cảm xúc, hiểu về cảm xúc, học được cách quan sát cảm xúc, và giờ em đã không còn nổi giận lung tung nữa. Hồi xưa có chuyện là em nổi cơn lên khùng điên. Giờ em chậm lại 1 nhịp, quan sát biết mình đang giận, rồi tìm cách chuyển hoá nó. Nếu bạn thật sự làm được điều đó thì quá xuất sắc rồi. Bất kỳ ai học được và rèn luyện EI cao đều sẽ là những người thành công. Con người hơn nhau chỗ bình tĩnh thôi. Chưa gì mà nhảy lồng lộn lên thì có việc gì mà nó ra việc gì. Đừng nói tới thành công. Chỉ là làm cho hoàn thành những việc nhỏ thôi cũng đã lả quá sức. Cho nên, nghe bạn nói vậy mừng ghê. Thế giới vậy là thêm một người vì biết quản trị cảm xúc mà vui vẻ, thành công, hạnh phúc.
Chiều qua, trời mưa tầm tã, mình và bạn teen lại cà phê ngắm mưa, hàn huyên tâm sự. Mình nói không biết bạn biết không, chớ 2 năm vừa qua, mình thấy bạn lớn lên rất nhiều. Bạn trả lời, ừa con cũng thấy vậy á Ma, nhưng điều quan trọng nhất mà con thấy mình làm được, đó là con hạnh phúc hơn. Wow! Lời chia sẻ đó đối với một người mẹ là món quà vô giá, vì hơn ai hết, những người mẹ chỉ mong muốn con mình hạnh phúc mà thôi.
Mà điều gì đã giúp con hạnh phúc hơn?
Con nghĩ là nhờ con quan sát được cảm xúc. Trước đây, con không quan sát và nhận dạng được cảm xúc, nên nó pop up lung tung, chạy nhảy tán loạn, khiến cho con phát mệt vì không control được. Cũng không biết phải deal với cảm xúc kiểu gì. Vì vậy mà người lúc nào cũng lơ mơ, tôi là ai đây là đâu, chân bước đi mà như không chạm đất. Cái cảm giác đó rất khó chịu, vì cảm giác như mình không làm chủ bản thân, không quản trị được bản thân.
Wow! Vậy là con đã quan sát và nhận dạng được cảm xúc! Đó là điều quan trọng và hay ho nhất để có thể quản trị được cảm xúc, rèn luyện trí thông minh cảm xúc. Được vậy thì sau này ắt hẳn sẽ thành công cả trong cuộc sống và công việc đó bạn.
Hai câu chuyện khác nhau. Hai con người khác nhau. Hai ngữ cảnh khác nhau. Nhưng chỉ có một đề tài: quan sát và nhận dạng cảm xúc. Dù đó, chỉ là level cơ bản nhất của trí thông minh cảm xúc, nhưng nó lại là nền tảng cơ bản nhất để phát triển tiếp theo. Ngoài kia, có bao nhiêu người làm được chuyện này? Không nhiều! Mình là người rất quan trọng EI, nên rất hay quan sát bản thân và người xung quanh. Và cũng không biết bao nhiêu lần mình chỉ ngồi cười trừ cho qua chuyện, khi thấy người khác emo, cảm xúc lung tung, không control nổi, thành ra hư chuyện. Và họ, có thể là những người lớn, có thể là những người có chút địa vị, có thể là những người đã có biết bao nhiêu là trải nghiệm. Nhưng….
Nhưng người lớn chưa bao giờ trở thành người lớn vì sống lâu hơn con nít. Người lớn, mà EI không có, EI kém, cảm xúc bung thùa không tém nổi, lên cơn emo vô minh không kiểm soát được thì thật ra cũng chỉ là đứa con nít lơ ngơ. Ngoài kia, có bao nhiêu người tự xưng là “người lớn” đang thiếu EI? Ngoài kia, có bao nhiêu “người lớn” đang xà quần, loay hoay trong mớ cảm xúc không lượm lặt nổi của bản thân mình? Ngoài kia, có bao nhiêu “người lớn” đang vẫy vùng trong vũng lầy cảm xúc, càng vùng càng lún? Câu trả lời là nhiều lắm, nhiều hơn chúng ta tưởng tượng, và nhiều hơn rất nhiều so với “lẽ ra”. Thế nhưng, “người lớn” ngoài kia đang ngộ nhận rằng mình đã lớn lắm rồi, tình thật là không bằng những đứa con nít mười tám đôi mươi, biết quan sát và nhận dạng cảm xúc.
Cho nên, EI - trí thông minh cảm xúc nó không tự nhiên mà có, cũng không tự nhiên già đi mà kết tinh. Nó không có tuổi, không phân biệt nam nữ, giai cấp, địa vị, quốc gia, vv. Không ai trên thế giới này tự nhiên sinh ra có EI nếu không tự học và rèn luyện. Nếu bạn chưa bao giờ học, đừng nghĩ mình đã biết. Nếu bạn chưa bao giờ biết, đừng nghĩ mình đã có. Nếu bạn chưa bao giờ có, thì cả đời bạn cho đến giờ phút này vẫn đang hành xử thiếu EI. Vậy thôi! Đừng nhíu mặt cau mày khi nghe câu nói vừa rồi. Đó, đã là một phản ứng thiếu EI rồi đấy. Cho nên, cả đời tôi luôn học, học lại, rèn luyện, phản tư và không ngừng nâng cao EI cho bản thân. Không có hạnh phúc nào tự nhiên mà có. You have to earn it! Bạn phải tự mình tìm thấy nó, sống với nó, trò chuyện và lớn lên cùng nó. Nguyên lý cuộc sống đôi khi cực kỳ đơn giản, nhưng chính vì nó đơn giản nên người ta không chịu tin, vì loài người sẽ mãi mãi đi tìm ở ngoài kia, những điều rối ren phức tạp….
Mà khoá học EI @ work - Trí thông minh cảm xúc cho người đi làm, mình đã soạn và mở miễn phí trên blog cho mọi người học. Còn excuse nào nữa chứ?
Nguyễn Phi Vân