Review Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) bản chất thật sự của truyền thông

Thanh Đoan

Thành viên mới

Review Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) bộ phim Hàn Quốc khai thác những vấn đề tiêu cực trong truyền thông, đặc biệt việc thao túng cộng đồng mạng xã hội trực tuyến. Mức độ chân thật được đề cập trong phim khá cao và những dòng chữ “hư cấu” đầu phim được sử dụng nhằm tránh suy diễn dẫn đến một trách nhiệm pháp lý cụ thể nào đó.​


Phim có nhịp độ nhanh, những lời dẫn truyện khá nhiều, hơi có cảm giác văn học nhưng nó làm câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) tạo ra nhiều góc nhìn khác nhau và ngay cả người xem cũng là một phần trong câu chuyện khi cuối cùng bạn là người đưa ra lựa chọn cho sự thật mà mình muốn tin.

Son-Suk-Ku-Anh-Hùng-Bàn-Phím

Son Suk Ku trong Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory)

Nội dung của Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory)


Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên được viết bởi tác giả Jang Kang Myeong, trở thành một cựu phóng viên sau vụ can thiệp bầu cử bất hợp pháp của Cơ quan Tình báo Quốc gia năm 2015. Nội dung xoay quanh Im Sang Jin (Son Suk Ku), một phóng viên đã bị đình chỉ sau khi vạch trần nghi ngờ hành động sai trái của tập đoàn lớn Manju. Cuộc đời anh rơi vào khủng hoảng khi bị mọi người chỉ trích và sự nghiệp đình trệ.

Vào thời điểm đó một lời nhắn khiến anh bận tâm và lôi kéo được sự quan tâm của Im Sang Jin. Điều này có thể là một bằng chứng quan trọng để chống lại tập đoàn Manjun giúp anh có được tin tức sốt dẻo và lấy lại mọi thứ đã mất. Tuy nhiên cuộc gặp mặt với người cung cấp thông tin này khiến anh đặt câu hỏi về những gì trước giờ mình đã tin tưởng.

Troll-factory-1024x541.jpg

Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory)

Review Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory): Lời nói dối trộn lẫn với sự thật có vẻ thật hơn 100% sự thật


Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) có một cách kể chuyện khá thông minh vậy nên xuyên suốt bộ phim không chỉ nhân vật chính Im Sang Jin (Son Suk Ku) mà ngay cả người xem cũng rơi vào ranh giới của những lời nói dối và sự thật mà bộ phim đang kể.

Ngay từ những dòng dẫn truyện đầu tiên của bộ phim cũng trộn lẫn từ những sự kiện có thật và hư cấu. Như sự kiện năm 2016 người dân Hàn Quốc đổ xô xuống đường biểu tình với cây nến trên tay; hay sự kiện tổng thống Park Geun Hye bị ép xin lỗi và từ chức; sự kiện về một sự cố sóng vô tuyến của đối thủ cạnh tranh bị nhiễu; bộ phim đã phát hành bị lỗ do gây tranh cãi về việc không trả lương cho nhân viên; và nhân vật ‘Angma’, người đầu tiên đề xuất một buổi thắp nến biểu tình năm 2002 cũng được lấy từ đời thật.

Kim-Sung-Cheol-Kim-Dong-Hwi-Hong-Kyung.jpeg

Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory)

Tuy nhiên tất cả những điều này được trộn lẫn với rất nhiều tình huống hư cấu, các nhân vật hư cấu và cả những suy diễn tưởng tượng từ các nhân vật cho nên nó khiến mọi thứ luôn được đặt giữa ranh giới giữa sự thật và dối trá. Để tăng cảm giác mơ hồ, sự nghi ngờ đạo diễn đã đặt những góc nhìn khác nhau dưới 2 mạch truyện đan xen: câu chuyện đi tìm sự thật của phóng viên Im Sang Jin và nhóm những người trẻ bước vào thế giới đen tối thông qua việc thao túng bình luận.

Sự châm biếm được dàn dựng khéo léo trong phim thực sự đã phản ánh phần lớn những điều đang diễn ra. Bao gồm cách xã hội nhìn nhận “giregi”, một sự kết hợp mang tính xúc phạm giữa các từ trong tiếng Hàn có nghĩa là “phóng viên” và “rác rưởi” để bày tỏ sự tức giận và thất vọng trước việc các phóng viên viết những câu chuyện độc hại, dối trá hoặc câu view… Bên cạnh đó câu chuyện của những thanh niên thao túng bình luận cũng bị xem là những đứa trẻ không học thức, bị dằn vặt giữa các giá trị đạo đức bình thường…

Troll-Factory-review

Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory)

Các tình huống được sử dụng để thao túng mạng xã hội diễn ra trong Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) đều đem đến một sự tin tưởng khá lớn, đặc biệt là những ai quan tâm đến truyền thông Hàn Quốc. Từ những sự kiện quan trọng bị nhấn chìm trong các tin tức tranh cãi từ giới giải trí, quảng cáo phi đạo đức, cách mà mạng xã hội có thể khiến một người nổi tiếng cho đến việc đẩy họ xuống bằng những lời phỉ báng,… ngay cả những cách thức này không phải không được sử dụng chỉ là mọi thứ luôn dừng lại ở sự suy diễn, không có chứng cứ.

Đạo diễn Gook Jin Ahn, người chịu trách nhiệm biên kịch và chỉ đạo chia sẻ rằng: “Ngay từ lần đầu tiên tôi tiếp cận bộ phim Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) và sau khi hoàn thành nó, tôi nghĩ thật khó để nói rằng những điều này không đúng vì không có bằng chứng, hay nó đúng vì có cảm giác như nó thật sự tồn tại”. Đó cũng là câu trả lời cho cái kết của bộ phim.

Diễn xuất của dàn diễn viên Son Suk Ku và 3 bạn trẻ Kim Sung Cheol, Kim Dong Hwi, Hong Kyung trong Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) đều khá gây ấn tượng, tạo cảm giác cân bằng hoàn hảo cho ranh giới mà bộ phim muốn xây dựng.

Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) hiện đang phát hành tại các rạp trên toàn quốc.

Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) trailer
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
Thanh Đoan Review Shazam! Cơn Thịnh Nộ Của Các Vị Thần: câu chuyện về những siêu anh hùng tuổi teen Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Black Adam: phản anh hùng mang màu sắc đen tối của DC Giải Trí 0
Thanh Đoan Review The First Slam Dunk: câu chuyện về anh chàng hậu vệ Ryota Miyagi Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Lật Mặt 7: Một Điều Ước chỉ với một nửa cảm giác đời thường nhưng vẫn khiến người xem cảm động Giải Trí 0
Thanh Đoan Review B4S Trước Giờ Yêu tuyển tập những câu chuyện dễ thương về tình yêu – tình dục Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Monkey Man Báo Thù câu chuyện về một “John Wick ở Mumbai” đi tìm công lý cho bản thân Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Godzilla x Kong The New Empire Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Trừ Tam Hại (The Pig, The Snake and The Pigeon) Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Dune Part 2: tác phẩm khoa học viễn tưởng kinh điển của Denis Villeneuve Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Thanh Gươm Diệt Quỷ: Chuyến Đặc Huấn Của Đại Trụ Movie Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Đào Phở Và Piano: câu chuyện về những cá nhân nán lại vì những điều rất Hà Nội Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Madame Web: bộ phim như một phân cảnh post-credits dài 2 giờ Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Gặp Lại Chị Bầu: những bất ngờ ban đầu thú vị Giải Trí 0
Thanh Đoan Review phim Mai của Trấn Thành: cuộc đời thì ngắn nên hãy yêu nhau đi Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Trên Bàn Nhậu Dưới Bàn Mưu bộ phim Việt Nam mang phong cách hài hước đậm chất Hàn Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Aquaman and the Lost Kingdom (Aquaman và Vương Quốc Thất Lạc) Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Yu Yu Hakusho (Hành Trình U Linh Giới) những trận chiến đẹp mắt nhưng không hài hước và thiếu cảm xúc Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Kẻ Ăn Hồn phần tiền truyện hấp dẫn, giải thích những tình tiết bí ẩn trong Tết Ở Làng Địa Ngục Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Bên Trong Vỏ Kén Vàng (Inside The Yellow Cocoon) bộ phim Việt Nam gây ấn tượng tại Liên hoan phim Cannes Giải Trí 0
Thanh Đoan Review The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc) một bộ phim mang tính chiêm nghiệm hơn là giải trí Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Leave the World Behind nỗi lo sợ về một thế giới mà ta không còn biết rõ Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Người Mặt Trời cốt truyện đủ giải trí nhờ các cảnh hành động hấp dẫn và kỹ xảo tương đối tốt Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Wonka của Timothee Chalamet trải nghiệm của một đứa trẻ lần đầu nếm viên sôcôla vừa ngọt vừa đắng Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Chiếm Đoạt chuỗi “drama” không hồi kết được tạo ra bởi sự hoang tưởng Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Đấu Trường Sinh Tử: Khúc Hát Của Chim Ca Và Rắn Độc hành trình “hắc hóa” của Coriolanus Snow Giải Trí 0
Thanh Đoan Review The Marvels: tập phim mở rộng của nhân vật Ms. Marvel Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Người Vợ Cuối Cùng của Victor Vũ Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Tết Ở Làng Địa Ngục: series kinh dị cổ trang đầu tiên của Việt Nam Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Lật Mặt 6: Tấm Vé Định Mệnh Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Chuyện Xóm Tui: Con Nhót Mót Chồng Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Dungeons & Dragons: Honor Among Thieves: theo chân những tên trộm đến một thế giới giả tưởng hấp dẫn, hài hước Giải Trí 0
Thanh Đoan Review A Tourist’s Guide to Love – Hành Trình Tình Yêu Của Một Du Khách Giải Trí 0
Thanh Đoan Review The Night Agent (Đặc Vụ Đêm) nhiệm vụ phản gián đầu tiên Giải Trí 0
Thanh Đoan The Glory: review và giải thích cuộc trả thù của Dong Eun và nghiệp báo của kẻ xấu Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Khóa Chặt Cửa Nào Suzume nỗ lực vì những niềm hạnh phúc đời thường Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Unlocked – Mở Khóa khi toàn bộ thông tin rơi vào tay một kẻ sát nhân không danh tính Giải Trí 0
Thanh Đoan Re/Member: review, giải thích trò chơi vòng lặp học đường đi tìm xác chết bí ẩn Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Ant-Man and the Wasp: Quantumania cuộc phiêu lưu của gia đình Người Kiến ở Thế Giới Lượng Tử Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Tình Ta Đẹp Tựa Đóa Hoa (We Made a Beautiful Bouquet) Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Trò Chơi Cơ Thể (Bodies Bodies Bodies) ám ảnh trò chơi kinh dị Gen Z Giải Trí 0
Thanh Đoan The Last Of Us: review và giải thích các chi tiết Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Tiếng Gõ Ở Căn Nhà Gỗ ý tưởng độc đáo nhưng không phải là câu chuyện giải trí hấp dẫn Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Babylon: câu chuyện về những con thiêu thân say mê ánh sáng Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Vong Nhi: một bộ phim kinh dị, tuyên truyền về nạn nạo phá thai Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Chị Chị Em Em 2 của Vũ Ngọc Đãng: cuộc cạnh tranh đầy tham vọng giữa hai mỹ nhân Sài Thành Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Nhà Bà Nữ của Trấn Thành mọi thứ không thể lúc nào cũng tuyệt đối mà đôi khi chỉ tương đối thôi Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Junji Ito Maniac: Japanese Tales of the Macabre với 20 câu chuyện của ông hoàng truyện tranh kinh dị Nhật Bản Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Puss in Boots: The Last Wish điều ước thật sự của mỗi người Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Thế Giới Không Lỗi Thoát season 2: trò chơi của những lá bài hình Giải Trí 0
Thanh Đoan Review Thanh Sói: bí mật đằng sau cái tên của nhân vật phản diện trong Hai Phượng Giải Trí 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top