Thanh Đoan
Thành viên mới
Review The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc) bộ phim mang đến sự phân cực khá mạnh mẽ đối với người xem, ngay cả chính những người hâm mộ của Studio Ghibli. Nó vừa lạ vừa quen thuộc, vẫn tích cực nhưng lại mang nhiều ẩn dụ tăm tối và có vẻ như đây là bộ phim mang tính cá nhân mạnh mẽ nhất của Miyazaki Hayao. The Boy and the Heron được lên kế hoạch là bộ phim cuối cùng của ông nên dường như nó không nhất thiết phải chịu trách nhiệm trong việc phải giải thích những gì xảy ra.
The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc) mang nhiều tính chiêm nghiệm hơn là để giải trí. Xuyên suốt bộ phim là hành trình trưởng thành và đối mặt với mất mát của một cậu bé 12 tuổi, giữa một xã hội biến động và một gia đình biến động. Ngoài ra qua những cuộc trò chuyện của cậu bé với những người lớn hơn, thỉnh thoảng lại giống như một lời phân trần, nhắn nhủ dành riêng cho ai đó. Bộ phim bắt đầu với những cảm xúc tiêu cực nhưng đến cuối cùng được điều hướng đến các giá trị tươi sáng hơn.
The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc)
Nội dung của The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc)
Câu chuyện phim xoay quanh cậu bé Mahito, 12 tuổi, hiện đang trải qua cảm giác đau buồn và mất mát khi mẹ qua đời trong một đám cháy. Dù nỗ lực nhưng cậu không thể cứu bà và cũng không được gặp bà lần cuối. Hai năm trôi qua nhưng Mahito vẫn kẹt lại trong những cảm xúc đó và không thể thoải mái khi bố cậu giới thiệu người mẹ mới, hiện đang có thai.
Người bố bận rộn, còn Mahito thì chuyển đến thị trấn mới với người mẹ thứ hai. Sự tách biệt về mặt cảm xúc, về hoàn cảnh gia đình khiến cậu bé không có bạn và tự xem mình là nạn nhân bị bắt nạt. Xuyên suốt thời gian đó, Mahito liên tục bị một con chim diệc kỳ lạ lôi kéo bước vào một tòa tháp bỏ hoang và bắt đầu hành trình kỳ lạ.
Review, giải thích The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc)
The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc) có cốt truyện khá mỏng và nó cẩn trọng để không đi sâu vào cảm xúc của các nhân vật. Chính vì thế sau khi xem xong sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng không có câu trả lời chính xác nào được lý giải. Tuy nhiên hầu như mỗi lần xem bạn lại những bộ phim của Miyazaki Hayao, người xem luôn khám phá ra một điều gì đó và mọi người thường có đủ kiên nhẫn cho điều này vì hình ảnh trong phim của ông luôn rất đẹp và sinh động.
Miyazaki Hayao thuộc trường phái phản đối việc các nghệ sĩ lồng ghép những câu chuyện cá nhân vào trong các sản phẩm của họ và bán chúng. Nhưng nếu là một người hâm mộ các bộ phim của Miyazaki Hayao thì thinh thoảng bạn vẫn luôn bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc, một Nhật Bản thời khó khăn nhưng đầy nỗ lực, những câu chuyện đan xen giữa hiện thực và giả tưởng, một sự cân bằng tốt giữa cảm xúc và lý trí… và thật kỳ lạ nếu những điều này không đến từ cuộc sống cá nhân của ông.
The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc)
Phim lấy cảm hứng từ hai cuốn sách How Do You Live? và The Book Of Lost Things, vì vậy phim mang tính chiêm nghiệm hơn là giải trí. Nó như một lời chào tạm biệt, một sự nhìn lại và kết thúc để bắt đầu một điều gì đó khác hơn. Bộ phim mang tính cá nhân khá cao, có sự tương đồng giữa phim và những sự kiện xảy ra từ cuộc sống của Miyazaki Hayao và cùng với đó là lời nhắn nhủ mà ông muốn gửi gắm đến một số người. Chính vì vật không khó hiểu khi bạn cảm thấy như mình đang đứng ngoài bộ phim.
Hayao Miyazaki sinh năm 1941 trong thời kỳ Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2 giống như nhân vật chính Mahito. Mẹ của ông bị bệnh lao cột sống nặng khi ông còn nhỏ vào năm 1955 khi ông mới 10-14 tuổi. Việc Hayao miêu tả mẹ mình trong những bộ phim không có gì mới mẻ. Nhưng với tất cả những điểm tương đồng, The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc) gần giống nhất với cảm giác của ông khi còn là một cậu bé.
Cha của Hayao Miyazaki, Katsuji Miyazaki, là một kỹ sư hàng không, đồng thời là giám đốc công ty kinh doanh công ty gia đình Miyazaki Airplanes, nơi sản xuất các bộ phận máy bay. Cũng giống như cha của Mahito, người điều hành một nhà máy sản xuất linh kiện máy bay. Nhờ vậy mà cả Hayao Miyazaki và Mahito đều có nền tảng cuộc sống rất sung túc.
Hayao Miyazaki đã tạo nên sự thành công của Studio Ghibli và nó như thế giới kỳ ảo bên trong tòa lâu đài trông cổ xưa và hoang tàn trong phim. Nhân vật người chú của Mahito muốn tìm cho mình một người kế vị, tương tự như cậu con trai Goro Miyazaki của ông cũng quan tâm đến việc sản xuất các bộ phim hoạt hình theo phong cách mới.
Việc nắm sơ qua về cuộc đời của Hayao Miyazaki có thể sẽ giúp ích khá nhiều để bạn dõi theo bộ phim The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc).
Giải thích một số chi tiết trong The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc)
The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc)
Ý nghĩa của con diệc mang nhiều khía cạnh tích cực nhưng vì chúng thích sống tách biệt một mình ở môi trường yên tĩnh nên đôi khi chúng đại diện cho sự im lặng và cô đơn. Trong vài trường hợp chúng giống như một vật dẫn đường đưa linh hồn lên thiên đàng. Vậy nên một vài bài phân tích mà mọi người chia sẻ, họ cho rằng hình ảnh con diệc trong phim đại diện cho sức khỏe tinh thần, và khi chúng tiêu cực chúng luôn là lời gọi mời hay lôi kéo những người được chọn tìm đến cái chxt.
Phần đầu The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc) mô tả khá đau đớn những cuộc đấu tranh tâm lý diễn bên trong của một người bị trầm cảm. Cách mà họ khiến cho bản thân và những người xung quanh cũng dễ dàng bị kéo vào, ở đây là cậu bé Mahito và người mẹ mới của mình. Trong suốt các phân cảnh đầu cậu bé không gọi bà là mẹ, cũng như chỉ giao tiếp cho có lệ với bà.
Phần thứ hai của The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc) là cuộc chiến thật sự, bằng cách mà hầu hết các nhân vật bắt đầu đối diện với nỗi đau của mình, không tự gặm nhấm nữa mà chia sẻ hoặc hét to chúng lên. Những sự thật này phá hủy một số thứ nhưng cũng giúp chữa lành một số thứ. Người mẹ đã mất của Mahito đại diện cho ngọn lửa, dường như ngọn lửa ấy đã thúc giục Mahito tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
Nhân vật người chú, người đã cố duy trì sự cân bằng của thế giới bên trong tòa tháp, đại diện cho sự say mệ, những áp lực, gánh nặng vô hình. Cái kết của bộ phim giống như lời tạm biệt với thứ bạn đã tạo ra, bất kể nó tuyệt vời và có ý nghĩa thế nào. Chấp nhận rằng việc áp đặt di sản của bạn lên người khác không phải là điều đúng đắn và người kế nhiệm của bạn cần đi theo con đường riêng của họ.
The Boy and the Heron (Thiếu Niên Và Chim Diệc) trailer